Ban tổ chức đã quyết định trao 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 3 giải Ba, 29 giải Khuyến khích và 1 giải đội được yêu thích nhất thông qua bình chọn.
Giải Nhất đã được trao cho ý tưởng “Gậy thông minh” đến từ Trường CĐ Việt - Đức, Nghệ An, với giải thưởng trị giá 20 triệu đồng.
Ban tổ chức trao giải nhất cho ý tưởng khởi nghiệp "Gậy thông minh". |
Em Nguyễn Hồng Phúc, đại diện đội thi này chia sẻ, ý tưởng của nhóm xuất phát từ trăn trở nghiên cứu sản phẩm hỗ trợ sức khỏe cho người cao tuổi và người khuyết tật khi việc đi lại rất khó khăn. Phúc cho hay, đây cũng là sản phẩm đầu tay của nhóm. Hiện, những đơn hàng đầu tiên đã đến tay khách hàng và nhận được đánh giá cao.
Theo Phúc, gậy thông minh có cảm biến vật cản với khoảng cách từ 0,5 - 2m kèm bộ xác định vị trí (GPS) để người thân có thể giúp đỡ, quản lý người cao tuổi, người khuyết tật từ xa. Gậy còn có đèn LED chiếu sáng, chân gậy thiết kế phù hợp với người cao tuổi, người khuyết tật. Thực tế, gậy có thể vừa là máy cảm biến, máy xác định vị trí, đèn LED ban đêm.
Bên cạnh đó, gậy thông minh có giá chưa đến 1 triệu đồng so với mức 10 triệu đồng của sản phẩm tương tự khi nhập khẩu.
Bên cạnh đó, 2 giải Nhì (mỗi giải trị giá 15 triệu đồng) thuộc về các dự án của học viên Trường CĐ nghề Kỹ thuật - Công nghệ Tuyên Quang và Trường CĐ Lý Tự Trọng TP.HCM.
Ngoài ra, ban tổ chức cũng trao thưởng cho 3 giải Ba và 29 giải Khuyến khích với phần thưởng lần lượt trị giá 10 và 5 triệu đồng.
“Gậy thông minh” đạt giải Nhất cuộc thi khởi nghiệp học viên giáo dục nghề nghiệp |
Thúc đẩy mạnh mẽ tinh thần khởi nghiệp
Startup Kite là cuộc thi hàng năm của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp. Năm 2021, cuộc thi được tổ chức với chủ đề “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thời đại 4.0”, hướng đến các ý tưởng, dự án ứng dụng khoa học công nghệ nhất là công nghệ số trong mọi lĩnh vực nhằm chăm sóc, hỗ trợ người cao tuổi, người khuyết tật trong bối cảnh Covid-19 và trạng thái bình thường mới.
Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Tấn Dũng khẳng định cuộc thi đã góp phần thúc đẩy mạnh mẽ tinh thần khởi nghiệp của học sinh, sinh viên. Cuộc thi cho thấy nhiều học sinh, sinh viên rất năng động, sáng tạo tìm tòi các ý tưởng sản xuất, kinh doanh gắn với lợi ích cộng đồng, bảo vệ môi trường, chủ trương phát triển kinh tế, xã hội.
Cuộc thi diễn ra trong bối cảnh nhiều địa phương như Bắc Giang, Bắc Ninh, TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai… phải cách ly, giãn cách do Covid-19 nhưng vẫn thu hút sự tham gia của 59 cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giới thiệu 207 ý tưởng tham gia dự thi ở vòng bán kết.
Các dự án thuộc nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, sản xuất kinh doanh, du lịch, cơ khí, công nghệ ứng dụng, kinh doanh thương mại, chế biến thực phẩm, cơ khí chế tạo và tự động hóa...
Doãn Hùng
Sáng 25/11, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp - Bộ LĐ-TB&XH cùng Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc với sự tài trợ của Chính phủ Nhật Bản tổ chức khai mạc Cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp” - Startup Kite 2021.
" alt=""/>“Gậy thông minh” đạt giải Nhất cuộc thi khởi nghiệp học viên giáo dục nghề nghiệpVụ việc được xác định diễn ra diễn ra vào ngày 26/11 tại điểm giữ xe cạnh Trường THPT Lộc Thành (huyện Bảo Lâm, Lâm Đồng). Ngay hôm đó, trường học này tổ chức tiêm vắc xin Covid-19 cho học sinh.
Nữ sinh L.T.M.T (lớp 11, trường THPT Lộc Thành, xã Lộc Thành, huyện Bảo Lâm) bị 6 thiếu nữ đập, đấm, đá vào đầu. Mãi tới khi có người can ngăn, nhóm người này mới dừng lại.
![]() |
Em T. sau khi bị đánh. Ảnh: baolamdong.vn |
Chiều 29/11, thầy giáo Võ Nhật Trí, Hiệu trưởng Trường THPT Lộc Thành, xác nhận với báo chí nhà trường đang phối hợp cùng Công an xã Lộc Thành và Công an huyện Bảo Lâm làm rõ vụ việc.
Theo thông tin ban đầu, 6 đối tượng hành hung nữ sinh đều là những người bên ngoài chứ không phải học sinh của trường.
Em học sinh bị hành hung đã nhập viện cấp cứu. Nhà trường cũng đã cử người thăm hỏi động viên.
Chia sẻ với Báo Lâm Đồng, bà Trần Thị Hoa, ngụ tại xã Lộc Nam, huyện Bảo Lâm (mẹ ruột em T.) cho biết: “Sau khi bị đánh hội đồng, con gái tôi bị nhiều thương tích bầm tím, trầy xước ở đầu, trán và mắt. Từ lúc bị đánh đến nay đã 3 ngày trôi qua, nhưng tinh thần con gái tôi rất hoảng loạn. Gia đình đã đưa cháu đi khám và chụp phim ở Bệnh viện Hoàn Mỹ (Đà Lạt), nhưng cháu vẫn thường xuyên kêu chóng mặt, đau đầu. Gia đình đã gửi đơn trình báo vụ việc tới Công an xã Lộc Thành và Công an huyện Bảo Lâm để vào cuộc điều tra, xử lý nghiêm những người đã đánh con tôi theo quy định của pháp luật”.
Do tính chất vụ việc nghiêm trọng nên công an xã đã chuyển toàn bộ hồ sơ tới Công an huyện Bảo Lâm để điều tra, xử lý theo quy định.
Phương Chi
" alt=""/>Đi tiêm vắc xin CovidHay do cách nhà trường đang thay đổi đánh giá, xếp loại học sinh. Mấy năm trước, chúng ta thường nghe đến việc đánh giá, nhận xét bằng lời dành cho trẻ tiểu học, tháo "ách" áp lực điểm số. Có phải vì thế nên việc cho điểm học sinh cũng thoáng hơn chăng?
Tôi xin kể với bạn đọc một câu chuyện này. Trong thư gửi các trường đại học Hoa Kỳ, cố vấn giáo dục của Viện Giáo dục Quốc tế (IIE) Patty Esposito đã nói rằng ở Việt Nam sinh viên đạt điểm 7.5 trở lên đã là thuộc top 2% trong khối rồi. Còn điểm 10 chỉ là một đường tiệm cận không báo giờ đạt tới (unattainable assymptote).
Nói như thế để thấy IIE đã tôn trọng sự khắt khe điểm giả của VN đến như thế nào. Và sự khắt khe đó hiện vẫn còn được duy trì ở các trường đại học, nhưng có lẽ đã mềm đi rất nhiều ở các cấp học dưới.
Vì sao IIE lại nhắc các trường bên Hoa Kỳ như vậy là vì đạt điểm A ở Mỹ dễ hơn điểm 10 ở VN rất nhiều.
Nếu như học sinh VN phải làm đúng 100% bài thi mới được 10 thì học sinh Mỹ chỉ cần đạt điểm số trên điểm trung bình một vài điểm là có thể được điểm A tùy vào độ khó của bài kiểm tra và tiêu chuẩn của mỗi thầy cô. Điều này cho thấy ở Mỹ điểm A không đại biểu cho sự hoàn hảo.
Nhìn vào bảng điểm một học sinh ở Mỹ người ta có thể tin tưởng điểm A là điểm thật và học sinh đó biết học.
Nhưng điểm 10 ở VN là hoàn hảo và dễ gây hiểu lầm đó là một học sinh xuất sắc và toàn diện.
VN nổi tiếng học nặng. Cấp 2, cấp 3 có lẽ học tới 13 môn một học kỳ, nhưng sao học sinh vẫn có thể đạt điểm 9 điểm 10 hầu hết các môn? Thần kỳ!
Một vấn đề nữa là trong số các trường cấp 3 mà tôi biết ở Hà Nội thì không phải tất cả đều "lạm phát" điểm. Có nhiều trường vẫn rất khắt khe, nhưng một số trường thì rất dễ.
Điều này dẫn tới một sự bất công khi học sinh nộp hồ sơ du học vì các em đến từ trường khắt khe, bắt học đều, học thật có thể chịu thiệt thòi hơn.
Nhưng vấn đề đặt ra là điểm 10 có thực sự đại diện cho học lực thực tế của học sinh hay không?
Có ai trả lời được câu hỏi này không? Nên chăng đã đến lúc chúng ta đưa điểm số về đúng chức năng đánh giá học lực thật của học sinh?
Giang Nguyễn (tốt nghiệp ĐH Cornell, ĐH Luật Boston, Giám đốc The Ivy-League Vietnam)
Ý kiến của bạn về các vấn đề tác giả đặt ra, xin gửi email theo địa chỉ: banbandoc@vietnamnet.vn. Trân trọng