Nhiều người dùng đã phản ánh lại rằng họ gặp những cảnh báo từ Youtube, khuyến khích họ không tiếp tục truy cập đường link đặt dưới video. Điều này xảy ra ngay cả đường link dẫn tới trang Facebook, Twitter, Patregon và thậm chí là ít nhất một lần với link của Nhà Trắng - nơi được coi là bất khả xâm phạm của chính phủ Mỹ.
Điều này xuất hiện khi Google bắt đầu thử nghiệm tính năng cảnh báo trang web mang tính tấn công giả mạo trên Youtube trong một vài tháng qua. Chính vì thế mà sự phiền toái này có thể chỉ xảy ra đối với một số đối tượng nhất định. Như nhân viên tại tòa soạn của The Next Web nhận được những cảnh báo thì với đối tượng là sinh viên lại có thể truy cập đường link trong cùng một video một cách bình thường.
Thú vị hơn khi cảnh báo này mang tính chọn lọc. Đối với những kênh Youtube ít danh tiếng (dưới 10.000 lượt theo dõi) sẽ bị áp tính năng này từ Google. Những kênh Youtube lớn hiện tại mọi thứ vẫn bình thường khi người dùng nhấp vào đường link.
Trên Twitter, nhiều người dùng phàn nàn về tính năng đang hoạt động thiếu chính xác này khi xuất hiện cảnh báo an toàn đối với ngay cả những trang web của Nhà Trắng hay IBM.
Google đã áp dụng tính năng lọc và cảnh báo người dùng về trang web nguy hiểm trên công cụ tìm kiếm của mình từ khá lâu. Tuy nhiên công ty mới chỉ bắt đầu đem tính năng này lên Youtube từ tháng 10 năm ngoái. Hiện Google chưa có bình luận nào về những sự việc trên.
Theo GenK
" alt=""/>YouTube đánh dấu Facebook và website của Nhà Trắng, IBM... là 'độc hại'Trung bình mỗi ngày kênh của Khá Bảnh có thêm 11.500 subcriber và 2,17 triệu lượt xem, mỗi tháng có hơn 345.000 và 65,2 triệu lượt xem. Do đó, số tiền mà YouTube trả cho Ngô Bá Khá cũng khá “khủng”, dao động trong khoảng từ 15.300 USD - 244.700 USD, tương đương với 355 triệu - 5,67 tỷ đồng/tháng.
Trong trường hợp duy trì liên tục được lượng người xem như vậy, Ngô Bá Khá sẽ có thể kiếm về từ 183.500 USD đến 2,9 triệu USD mỗi năm, tương đương từ 4,25 tỷ - 67,2 tỷ đồng.
Những nội dung do nhóm Khá Bảnh phát tán lên các mạng xã hội, dù chỉ là các video dàn dựng thu hút sự tò mò, song cũng gây nhiều hệ lụy xấu, nhất là với giới trẻ. Bởi lẽ, những video này luôn cổ súy cho lối sống giang hồ bạo lực, khuyến khích các hành vi vi phạm pháp luật.
![]() |
Lượng view và thu nhập thụ động (tính theo USD) mỗi ngày của Khá Bảnh từ kênh YouTube |
Hiện, YouTube đã tắt tính năng kiếm tiền trên kênh của Khá Bảnh. Theo đó, tất cả các hình thức quảng cáo đều đỡ bị Google gỡ khỏi các video trên kênh YouTube của Ngô Bá Khá. Cục Phát thanh - Truyền hình và Thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông chiều 2/4 đã có văn bản yêu cầu YouTube xóa toàn bộ các video clip do nhóm Khá Bảnh đăng lên.
Thất thu do không kiểm soát được luồng tiền
Ngoài vấn đề quản lý nội dung trên các nền tảng mạng xã hội, từ con số thu nhập "khủng" của một nhóm "giang hồ mạng" như Khá Bảnh mà dẫn tới câu hỏi nguồn tiền từ những video bạo lực, phản cảm này sẽ được quản lý ra sao? Và với sự "bất lực" quản lý của cơ quan chức năng với những luồng tiền này, thì liệu những "giang hồ mạng" kiểu như Khá Bảnh, Phú Lê hay Dương Minh Tuyền... sẽ còn tiếp tục mọc lên như "nấm sau mưa" nhờ chính sách dễ dãi của các nền tảng xã hội như YouTube, Facebook?
![]() |
Diễn biến trên mạng xã hội rất phức tạp, nhiều nội dung phản cảm, khó kiểm soát |
Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3/2019 diễn ra chiều 2/4, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Hoàng Vĩnh Bảo cho biết, hiện các hoạt động, diễn biến trên mạng xã hội rất phức tạp, nhiều nội dung phản cảm, khó kiểm soát.
Bộ TT&TT đang tích cực làm việc với các mạng xã hội nước ngoài, đấu tranh với Facebook và Google để giảm thiểu các nội dung phản cảm, tiêu cực, tục tĩu…
"Bộ cũng đang rà soát các văn bản pháp luật liên quan bảo đảm quản lý được các mạng xã hội nước ngoài khi cung cấp dịch vụ tại Việt Nam theo đúng pháp luật Việt Nam, tuân thủ đầy đủ các nghĩa vụ tài chính", Thứ trưởng Hoàng Vĩnh Bảo cho biết.
Tại diễn đàn Thương mại điện tử 2019 diễn ra vừa qua, ông Nguyễn Hữu Tuấn, đại diện Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương cũng thừa nhận, khung pháp lý của Việt Nam hiện nay còn nhiều bất cập, chưa theo kịp thực tế phát triển của các loại hình kinh doanh điện tử mới, trong đó có giao dịch xuyên biên giới (như Facebook, YouTube, Google...), cho vay ngang hàng...
Thông thường để xác định dòng tiền luân chuyển cần thông qua ngân hàng hoặc cơ quan thuế, song hai đơn vị này ở Việt Nam vẫn chưa có sự liên kết đủ để kiểm soát vấn đề này.
Ông Lưu Đức Huy, Vụ trưởng Vụ chính sách, Tổng cục Thuế cho biết, theo quy định của Luật Quản lý thuế hiện hành, các Ngân hàng thương mại không có trách nhiệm phải cung cấp định kỳ thông tin về giao dịch của các cá nhân kinh doanh qua mạng. Do vậy, những cá nhân có thu nhập từ các tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được phát hiện khi cơ quan Thuế yêu cầu các ngân hàng thực hiện biện pháp rà soát.
“Ở Việt Nam đang có khoảng trên 60 ngân hàng thương mại và có hàng triệu tài khoản ngân hàng. Thông tin về tài khoản là bảo mật của khách hàng. Các ngân hàng chỉ được cung cấp thông tin trong trường hợp được cơ quan Thuế yêu cầu. Đây là khó khăn chính đối với việc quản lý thuế của những cá nhân kinh doanh qua mạng, nhất là khi những cá nhân này nhận tiền từ những trang web không phải của Việt Nam”, ông Huy cho biết.
Việc quản lý dòng tiền để đánh thuế dịch vụ xuyên biên giới là rất khó khăn. Các quốc gia trên thế giới, cụ thể là Liên minh châu Âu cũng phải ngồi lại cùng nhau để tìm ra giải pháp. Do đó, Việt Nam cũng cần các giải pháp vĩ mô, có tầm nhìn dài hạn để có thể quản lý công khai, minh bạch được các mô hình kinh doanh mới này.
Theo VOV
Thống kê cho thấy, Khá Bảnh có thể kiếm được khoảng 354,8 triệu - 5,67 tỷ đồng mỗi tháng từ những đoạn video có nội dung phản cảm được đăng tải trên YouTube.
" alt=""/>'Khá bảnh' kiếm hàng tỷ đồng trên mạng: Ai quản lý luồng tiền?Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, thu nhập bình quân đầu người năm 2018 khoảng hơn 5 triệu đồng/tháng. Trong khi đó, chiếc iPhone XR “giá rẻ” có giá bán thấp nhất từ khoảng 20 triệu đồng cho phiên bản 64 GB bộ nhớ. Mức giá này gấp 4 lần so với thu nhập bình quân hàng tháng của người Việt.
Chiếc iPhone XS Max 512 GB, phiên bản cao cấp nhất ra mắt năm 2018 có giá niêm yết 44 triệu đồng.
Trên thực tế, giá bán của thế hệ iPhone 2018 đã được các hệ thống bán lẻ tại Việt Nam liên tục điều chỉnh giảm trong thời gian qua. Theo đó, chiếc iPhone XR phiên bản 64 GB bộ nhớ trong được giảm 1,5 triệu đồng xuống mức giá 19,5 triệu đồng.
Hai mẫu iPhone XS và XS Max phiên bản 64 GB bộ nhớ cũng được giảm giá lần lượt 3 triệu đồng và 4 triệu đồng xuống mức 27 triệu đồng và 30 triệu đồng cho bản dung lượng thấp nhất (64 GB).
![]() |
Dù liên tục được điều chỉnh giảm nhưng giá bán của iPhone vẫn tương đối cao so với thu nhập bình quân của người Việt. Ảnh: Tomsguide. |
Thậm chí, phiên bản cao cấp nhất iPhone XS Max 512 GB đã giảm 5 triệu đồng so với giá niêm yết, xuống còn khoảng 39 triệu đồng. Tuy nhiên, con số 40 triệu đồng không hề nhỏ và việc chi trả khoản tiền này cho một chiếc điện thoại sẽ khiến không ít người dùng cơ bản phải đắn đo.
“iPhone XS Max phiên bản cao cấp nhất có giá hơn 40 triệu đồng. Đây là mức giá quá cao, chỉ có một bộ phận nhỏ người dùng tại Việt Nam mới có thể sẵn sàng chi trả cho một chiếc điện thoại”, ông Mai Triều Nguyên, Giám đốc chuỗi bán lẻ Mai Nguyên nhận định.
“Thị trường di động đã dần trở nên bão hòa. Mức giá cao là yếu tố lớn nhất cản trở người dùng Việt đến với những chiếc iPhone thế hệ mới. Thậm chí, không ít khách hàng trước đây sử dụng iPhone đã chuyển qua các sản phẩm của Samsung, Huawei, Oppo vì chúng có giá bán rẻ hơn”, ông Đặng Thanh Phong, đại diện truyền thông hệ thống bán lẻ TGDĐ chia sẻ.
Ông Phong cho biết thêm iPhone XS Max đang là mẫu máy cao cấp có sức mua kém nhất tại hệ thống. Phần đông người dùng đang tìm đến các thiết bị đời cũ hơn vì chúng có giá bán phải chăng nhưng vẫn đáp ứng tốt đa số nhu cầu sử dụng cơ bản.
“iPhone X và iPhone 7, 7 Plus vẫn là những mẫu máy được ưa chuộng nhất tại hệ thống. So với thế hệ iPhone 2018, các sản phẩm trên mang đến nhiều giá trị sử dụng hơn trong khi giá bán không quá cao”, ông Nguyễn Huy Tân, đại diện truyền thông một hệ thống bán lẻ khác cho biết.
Theo một số chuyên gia, doanh số iPhone ngày càng ế ẩm tại Việt Nam có thể làm lỡ dở nhiều kế hoạch của các đại lý và thậm chí là cả Apple. Cuối năm 2017, FPT Retail công bố sẽ mở 100 cửa hàng ủy quyền Apple (F Studio) trong 3 năm.
Tuy nhiên đến hiện tại, hệ thống này mới đạt được 13 cửa hàng. Không đề cập đến nguyên nhân nhưng nhiều người tin rằng doanh số iPhone lao dốc khiến cho kế hoạch này phá sản.
![]() |
Không gian bên trong Apple Store Thái Lan. Ảnh: bangkokpost. |
Tháng 9/2018, ông "vua hàng hiệu" Johnathan Hạnh Nguyễn đã bước chân vào cuộc đua bán iPhone tại Việt Nam khi mở cửa hàng uỷ quyền đầu tiên của Apple ở quận 1, TP.HCM. Ông cũng cho biết tham vọng sẽ mở cửa hàng thứ 2 tại Hà Nội. Tuy nhiên, hiện nay những thông tin về cửa hàng eDiGi thứ 2 vẫn đang là ẩn số.
Cũng cách đây khoảng 2 năm, có hàng loạt tin đồn về việc Apple sẽ mở Store tại Việt Nam. Đó là thời điểm cái tên Việt Nam xuất hiện trong các buổi báo cáo tài chính của Apple như là một điển hình của các thị trường có tốc độ phát triển tốt. Ngoài ra, Apple cũng làm một clip quảng cáo iPad có phân cảnh quay ở Việt Nam.
Tuy nhiên, với tình hình doanh số đi xuống như hiện nay, rất khó để giấc mơ này trở thành hiện thực. "Họ phải 'thắp sáng' thị trường trong nước thông qua các chuỗi AAR và APR (đại lý ủy quyền cấp 1 và 2 - PV) để thay thế hàng xách tay, đầu tư vào quảng cáo billboard ở các trung tâm thương mại rồi mới đến việc mở Apple Store. Việt Nam còn chưa có tên trên bản đồ marketing toàn cầu", một cựu quản lý cấp vùng của Apple nói vớiZing.vn.