Ngay sau khi vào viện, các bác sĩ Khoa Cấp cứu - Hồi sức tích cực và Chống độc đã nhanh chóng cho bệnh nhân làm các xét nghiệm cận lâm sàng, điều trị tích cực, giảm đau cho người bệnh. Đến nay, bà M. đã qua cơn nguy kịch, sức khỏe ổn định
Bác sĩ Vũ Trọng Tuấn, Trưởng khoa Cấp cứu - Hồi sức tích cực và Chống độc khuyến cáo, người dân không được tiêm mật gấu vào cơ thể vì bất cứ lý do gì. Trước khi sử dụng mật gấu và các phương thuốc khác, người dân cần phải tham khảo ý kiến của các y bác sĩ có chuyên môn, không nên nghe đồn thổi, truyền miệng mà sử dụng sai cách thức dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.
Trong y học cổ truyền, mật gấu có tên là hùng đởm, vị đắng, tính hàn, có màu xanh hoặc nâu, thường chỉ dùng để xoa bóp bên ngoài trị bầm tím, làm tan máu tụ... Do đó, tuyệt đối không dùng mật gấu để tiêm hoặc uống vì rất nóng và độc.
Khi vào cơ thể, mật gấu sẽ gây ảnh hưởng đến tế bào gan và thận, gây suy gan, suy thận. Ngoài ra, quá trình lấy mật gấu và tiêm mật gấu có thể khiến người dân bị nhiễm khuẩn, gây biến chứng nguy hiểm dẫn đến tàn phế, thậm chí tử vong.
Tiến sĩ, bác sĩ Vũ Minh Điền, Phó Trưởng khoa Nội Tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, thông tin kết quả xét nghiệm ban đầu cho thấy người bệnh bị nhiễm sán lá gan lớn.
Căn bệnh sán lá gan lớn thường có triệu chứng như đau hạ sườn phải âm ỉ, không đặc hiệu, cảm giác mệt mỏi, đầy bụng và khó tiêu. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân không có biểu hiện lâm sàng rõ rệt. Trường hợp cấp tính có thể gây đau bụng, gan to, buồn nôn, sốt, nổi mề đay, sụt cân…
Nhiễm sán lá gan lớn mãn tính không được điều trị lâu ngày có thể dẫn các biến chứng như viêm đường mật, sỏi mật, viêm túi mật, viêm tụy, xơ đường mật và xơ hóa gan.
Bác sĩ Điền khuyến cáo đây là bệnh liên quan thói quen và tập quán ăn uống của người dân. Vì vậy, việc phòng bệnh là vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết. Người dân không nên ăn sống các loại rau mọc dưới nước như rau muống, rau ngổ, rau cần, cải xoong, rau rút, không uống nước lã.
Khi nghi ngờ nhiễm sán lá gan lớn, bệnh nhân phải đến cơ sở khám chữa bệnh (chuyên khoa) để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Những người vốn có thói quen ăn các loại rau mọc dưới nước (đầm, ao, hồ), ăn thực phẩm sống hoặc không được chế biến kỹ, cũng nên đi khám, tầm soát bệnh.
Đó là trận đấu mà Rashford gần như không tồn tại trên sân, cùng với phản ứng không hay về phía người hâm mộ.
"Marcus cố gắng gửi một thông điệp tới người hâm mộ, như thể 'đó không phải lỗi của tôi'. Cậu ấy phải chịu trách nhiệm về hành động của mình trên sân. Hãy đứng dậy và tiếp tục", huyền thoại Alan Shearer chỉ trích thái độ của Rashford.
Trong trận đấu mà Rashford "đi lạc" tại City Ground, MU may mắn vượt qua Nottinghamnhờ khoảnh khắc xuất thần của Casemiro ở phút 89.
Trận thắng Nottingham đưa MU vào tứ kết FA Cup, nhưng không đủ giúp Erik ten Hag cảm thấy yên tâm khi bước vào derby thành Manchester cuối tuần này (22h30 ngày 3/3).
MU thi đấu với Man City mà trong bối cảnh tiếp tục thiếu vắng Rasmus Hojlund, cầu thủ trẻ nhất trong lịch sử Premier League ghi bàn 6 trận liên tiếp.
Sự mất mát này khiến Ten Hag đau đầu trong việc tìm kiếm giải pháp tấn công. MU hiện đứng thứ 12 ở Ngoại hạng Anh về số bàn thắng ghi được (36 bàn), con số thấp nhất sau 26 vòng đấu kể từ mùa giải 2015-16 (33).
Trong trận thua Fulham, cũng như chiến thắng trước Nottingham Forest, Ten Hag đều xếp Rashford đá "số 9" thay Hojlund. Ông không có lựa chọn nào khác và không thu được hiệu quả như mong đợi.
Tìm "trẻ lạc" Rashford
Cách nay một tháng, Rashford mở tỷ số trong chiến thắng 4-3 của MUtrên sân Wolves. Đó là trận thứ 2 liên tiếp anh ghi bàn, bên cạnh trận hòa 2-2 với Tottenham.
Erik ten Hag rất hào hứng khi chứng kiến điều đó. Chiến lược gia người Hà Lan hy vọng cầu thủ 26 tuổi đạt được hiệu quả như mùa giải trước, khi anh cán mốc 30 bàn cho "Quỷ đỏ".
Hy vọng của Ten Hag không được đáp lại. Rashford im lặng trong 5 trận liên tiếp trên các mặt trận khác nhau, dù thực hiện 11 pha dứt điểm (5 đi chính xác).
Tính riêng ở Premier League, tuyển thủ Anh đang có hiệu suất kém nhất từ khi ra mắt mùa 2015-16. Anh chỉ đạt trung bình 0,25 bàn thắng mỗi 90 phút, không bằng một nửa hiệu quả mùa trước (0,53).
Tỷ lệ dứt điểm trúng đích của Rashford cũng giảm đáng kể, từ 45,4% mùa trước xuống 31,5% hiện tại. Cụ thể, anh tung ra 54 pha dứt điểm ở Premier League với 17 lần chính xác và có 5 bàn.
Hiệu quả của Rashford không tương xứng với mức lương 300.000 bảng mỗi tuần, đứng thứ 3 trong đội, sau Casemiro (350.000) và Raphael Varane (340.000).
Một so sánh nhỏ: Son Heung-min nhận lương 190.000 bảng/tuần, ghi 12 bàn cho Tottenham sau 51 cú sút (độ chính xác 49%).
Mùa này, thái độ không đúng đắn là một trong những nguyên nhân khiến Rashford thiếu hiệu quả. Đôi khi anh thiếu tôn trọng kỷ luật (như vụ nghỉ tập đi chơi đêm ở Bắc Ireland), nên thể lực và cảm giác bóng bị ảnh hưởng.
Có một dữ liệu ủng hộ Rashford: anh thường xuyên ghi bàn vào lưới các đội lớn. Marcus có 6 bàn trước các đội Chelsea, Arsenal, Tottenham và Liverpool, cùng 5 bàn trong các trận derby gặp Man City.
Ten Hag và người hâm mộ MU kỳ vọng Rashford sẽ tìm lại phong độ đích thực nhờ tinh thần derby, để giúp "Quỷ đỏ" chạy nước rút đua vé Champions League.