Hồ sơ của Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC) cho thấy khoảng 15% hay 2,7 tỷ USD doanh thu của Nvidia trong quý kết thúc vào tháng 10 đến từ Singapore.
Doanh thu đến từ thị trường này trong quý III đã tăng 404,1% so với mức doanh thu 562 triệu USD ghi nhận cùng kỳ năm trước. Con số này vượt xa mức tăng trưởng doanh thu chung của Nvidia là 205,5% so với một năm trước.
Singapore chỉ xếp sau Mỹ (34,77%), Đài Loan (23,91%) và Trung Quốc bao gồm cả Hồng Kông (22,24%) trong bảng xếp hạng doanh số quý mới nhất của hãng bán dẫn vốn hoá lớn nhất thế giới.
“Tôi thực sự nghĩ rằng đó là do các trung tâm dữ liệu vì Singapore có khá nhiều trung tâm dữ liệu và nhà cung cấp dịch vụ đám mây”, chuyên gia phân tích Jarick Seet của Maybank Securities nói với CNBC.
Bên cạnh đó, Singapore cũng là nơi đóng gói sản phẩm chip trước khi chuyển đến các nước khác.
Lĩnh vực “hái ra tiền”
“Một quốc gia nhỏ bé đang làm gì với tất cả những con chip đó? Tất nhiên là xây dựng các trung tâm dữ liệu!” Sang Shin, cựu giám đốc của Temasek và GIC, cho biết trong một bài đăng trên LinkedIn.
Trước đây ông từng là giám đốc đổi mới kỹ thuật số tại Temasek và người đứng đầu chiến lược và kiến trúc kỹ thuật số tại GIC.
Theo Shin, quốc đảo “có sự ổn định, an toàn, với nhiều nhân tài, cơ sở hạ tầng kỹ thuật số vững chắc, cũng như chính sách khuyến khích dịch vụ dữ liệu và kỹ thuật số của chính phủ”.
Cũng trong hồ sơ pháp lý gửi lên SEC, 80% doanh thu ba tháng vừa qua của Nvidia đến từ phân khúc trung tâm dữ liệu, trong khi trò chơi, hình ảnh chuyên nghiệp, ô tô và những thứ khác chiếm phần còn lại.
“Các nhà cung cấp dịch vụ đám mây đã mang lại khoảng một nửa doanh thu cho trung tâm dữ liệu, trong khi các công ty và doanh nghiệp Internet tiêu dùng chiếm khoảng nửa còn lại”, Nvidia tiết lộ trong hồ sơ.
Các nhà phân tích của Citi viết trong một báo cáo ngày 27/11, cho biết “một công ty Internet tiêu dùng đã mua giải pháp trung tâm dữ liệu và thiết lập tại Singapore. Quốc gia này cũng là thị trường có nhiều CSP chuyên biệt xây dựng trung tâm dữ liệu lớn trong khu vực”.
“Thiên đường” trung tâm dữ liệu
Vào tháng 1 năm 2022, Singapore tuyên bó dỡ bỏ lệnh cấm ban hành vào năm 2019 về việc tạm thời tạm dừng cấp đất sử dụng cho trung tâm dữ liệu và tìm cách hạn chế sự phát triển của các trung tâm dữ liệu.
Đến tháng 7, quốc gia này phê duyệt dự án cho các công ty Equinix, Microsoft, nhà cung cấp giải pháp trung tâm dữ liệu GDS của Trung Quốc, liên doanh giữa Air Trunk và ByteDance để xây dựng cơ sở mới tại đây.
Theo báo cáo của Cushman và Wakefield, Singapore đứng thứ ba trên toàn cầu và đứng đầu khu vực châu Á Thái Bình Dương về bảng xếp hạng thị trường trung tâm dữ liệu. Bắc Virginia và Portland ở Mỹ đồng hạng nhất trong khi Hồng Kông đứng ở vị trí thứ tư.
“Nhu cầu về trung tâm dữ liệu ở Singapore sẽ vẫn cao với sự phát triển nhanh chóng của các ứng dụng kỹ thuật số, thương mại điện tử, Internet vạn vật, trí tuệ nhân tạo, giao dịch tiền điện tử, hoạt động blockchain, trò chơi trực tuyến,… Sự chuyển đổi sang số hóa kinh doanh và làm việc kết hợp cũng góp phần vào nhu cầu về không gian trung tâm dữ liệu”, Cục Thương mại Quốc tế Singapore nhận định trong một báo cáo.
Hình ảnh người phụ nữ bạo hành trẻ trong lúc cho ăn. Ảnh cắt từ clip.
Hiện cơ quan CSĐT Công an TP Vũng Tàu đã ra lệnh giữ người, bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp và quyết định tạm giữ hình sự bà T.T.B. (48 tuổi, trú phường 7) để làm rõ hành vi “Hành hạ người khác”.
Theo kết quả điều tra ban đầu, bà T.T.B. tự nhận trông nom, chăm sóc các cháu ở nhà riêng tại số 318/6/1B Lê Lợi, phường 7. Ngày 22/11, bà B. thuê chị B.T.M.L. (25 tuổi) phụ giúp. Tuy nhiên, đến ngày 6/12, chị L. nghỉ việc.
Trong thời gian làm việc, chị L. chứng kiến bà B. thường xuyên dùng tay bịt mũi, vỗ vào miệng, mặt, đầu, giật tóc các bé trong lúc cho ăn. Bà B. còn dùng thìa ăn cơm, điều khiển tivi đập vào miệng các bé.
Những lần chứng kiến, chị L. dùng điện thoại quay lại.
Cụ thể, khoảng 7h30 ngày 3/12, bà B. cho bé T.V.G.P. (2 tuổi) ăn cháo. Do bé P. bị bệnh nên ói và không chịu ăn, bà B. đã dùng tay phải tát 2 cái vào miệng và bóp mũi bé.
Khoảng 10h30 ngày 5/12, trong lúc cho cháu N.T.T. (2 tuổi) ăn cháo, bà B. dùng thìa bằng kim loại đập vào miệng bé.
Tiếp đó, khoảng 9h30 ngày 6/12, bà B. cho cháu N.N.B.T. (1 tuổi) ăn cháo. Do cháu T. không chịu ăn nên bà này dùng tay vỗ vào miệng, sau đó cầm điều khiển tivi đánh vào miệng rồi tiếp tục túm tóc T. kéo về phía sau, đẩy thìa cháo vào.
Khi cháu T. vẫn không chịu ăn, người phụ nữ này kê đầu bé lên bắp chân trái của mình rồi cầm thìa đập vào răng cháu nhiều lần. Không dừng lại, đến chiều khi cho cháu T. uống thuốc ho, bà B. tiếp tục đánh vào miệng bé...
Nhà riêng bà B. - nơi nhận trông giữ trẻ khoảng hai năm nay. Ảnh: Trọng Hạnh. |
Theo cơ quan chức năng, bà B. không có chuyên môn về sư phạm mầm non, tự nhận trông giữ trẻ tại nhà. Hiện UBND phường 7 và công an phường đã lập biên bản, yêu cầu tạm dừng hoạt động trông giữ trẻ.
Như VietNamNetđã đưa, chiều tối qua (9/12), trên mạng xã hội lan truyền những đoạn clip ghi lại cảnh bà B. có hành động bạo hành trẻ tại nơi trông giữ, khiến nhiều người phẫn nộ.
Sự việc này cũng được các phụ huynh tố giác đến Công an phường 7. Sau đó, đơn vị đã chuyển đến cơ quan CSĐT Công an TP Vũng Tàu để điều tra, xử lý theo thẩm quyền.
Lời khai của cha ruột và người tình bạo hành bé 6 tuổi ở TP.HCMCha và dì ghẻ thường bạo hành, đánh đập bé trai 6 tuổi khi dạy cháu học. Thậm chí, “dì ghẻ” còn đổ nước sôi lên 2 chân của cháu bé này. " alt=""/>Cô giúp việc quay lại cảnh người phụ nữ tát, bóp mũi trẻ ở Vũng Tàu
|