Dưới góc độ cơ quan quản lý,ởrộngHệthốngbùtrừđiệntửđểtạođiềukiệnthanhtoánkhôngdùngtiềnmặlịch vạn niên mới đây ông Phạm Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Thanh toán thuộc Ngân hàng Nhà nước đã nêu một số định hướng, giải pháp thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trong năm 2023. Cụ thể theo thông tin từ Báo điện tử Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước sẽ bám sát chỉ đạo của Chính phủ, tăng cường phối hợp với các bộ, ngành liên quan để triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt tại đề án giai đoạn 2021-2025.
Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, trong đó tập trung nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện dự thảo các Thông tư hướng dẫn khi Nghị định về thanh toán không dùng tiền mặt được Chính phủ ban hành; đồng thời tiếp tục triển khai thực hiện các nội dung tại Kế hoạch chuyển đổi số ngành ngân hàng nhằm thúc đẩy, tạo thuận lợi các ngân hàng thương mại, tổ chức trung gian thanh toán cung ứng các sản phẩm, dịch vụ thanh toán an toàn, bảo mật, tiện ích.
Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ đánh giá thí điểm, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện thí điểm dịch vụ Mobile Money; tiếp tục chỉ đạo nâng cấp, hoàn thiện hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, mở rộng phát triển Hệ thống bù trừ điện tử tự động cho các giao dịch thanh toán bán lẻ (ACH) tại Việt Nam, theo hướng mở rộng sản phẩm dịch vụ và mở rộng kết nối các ngân hàng, trung gian thanh toán các đơn vị cung cấp dịch vụ.
Theo thống kê mới của Vụ Thanh toán, trong năm 2022, các dịch vụ, phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, nhất là các dịch vụ thanh toán mới, hiện đại, tiếp tục nở rộ. Việc triển khai các dịch vụ thanh toán điện tử qua Internet và điện thoại di động đã đạt được những kết quả ấn tượng, thu hút số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ khá lớn, số lượng và giá trị giao dịch tăng cao.