Nhiều cuộc thi nhan sắc sẽ gây ra sự loãng nhất định
- Công việc của chị sau dịch Covid-19 có gì thay đổi?
Tôi may mắn làm ở đài truyền hình nên dịch hay không thì khối lượng công việc vẫn vậy. Đôi khi tôi còn cảm thấy may mắn và hạnh phúc vì với nhiệm vụ của một BTV, người dẫn chương trình, tôi vẫn được đi ra ngoài, vẫn làm việc dù việc tác nghiệp có khó khăn hơn.
Trung tâm của tôi hiện tại đang phát triển mảng số nên mỗi phóng viên như tôi phải làm hai mảng số và mảng truyền hình. Dường như VTV có phong trào số hoá, ai cũng phải tự tìm cho mình hướng đi để tốt hơn. Đây cũng là điều mà tôi đang trăn trở để làm sao để làm tốt công việc của mình. Nói chung, sau dịch với guồng quay của những show diễn, các chương trình, sự kiện lớn nhỏ quay trở lại, tôi cũng có cơ hội tham gia nhiều show hơn trước.
- Các cuộc thi nhan sắc ngày càng nở rộ, chị từng ''đắt sô' ở vai trò giám khảo, năm nay thì sao? Hơn chục cuộc thi sắc đẹp bung toả sau dịch, chị có thấy giá trị của chiếc vương miện ngày càng đi xuống?
Tôi có vài lời mời tham gia ở một số cuộc thi sắc đẹp nhưng thời điểm này chưa sắp xếp được thời gian.
Không thể phủ nhận được rằng việc có quá nhiều cuộc thi nhan sắc sẽ gây ra sự loãng nhất định, khiến công chúng hoa mắt. Hiếm bao giờ cũng quý, trong một năm có một cuộc thi hoa hậu thôi thì rõ ràng nó là niềm tự hào chung của quốc gia. Chúng tôi cũng đang rất băn khoăn với đề tài Liệu có loạn hoa hậu khôngkhi mà chúng ta chỉ đang làm công tác hậu kiểm mà không làm công tác tiền kiểm. Nhiều mà chất thì không sao nhưng nhiều mà không chất lượng, lại mua danh bán giải thì là câu chuyện đáng nói. Các bạn trẻ cần thấy được sự khó khăn để vươn tới được vinh quang chứ không phải mua danh bán giải và sau đó có những hệ luỵ không tốt, ảnh hưởng tới giới trẻ.
- Sau khi đăng quang, các cô hoa hậu hay tung ra những hợp đồng quảng cáo “cao ngất trời” mà nhiều người làm cả đời chưa chắc tích luỹ được, còn chị “kiếm” được bao nhiêu khi bước ra từ cuộc thi?
Nếu một cô gái được bước lên bục vinh quang, cô ấy có rất nhiều cơ hội để kiếm được tiền và làm giàu cho mình. Tôi đang nói tới câu chuyện làm giàu bằng hình ảnh của mình, bằng các hợp đồng quảng cáo, bằng sức ảnh hưởng của mình chứ không nói tới câu chuyện “đổi tình lấy tiền”. Rõ ràng một cô gái được giới thiệu là hoa hậu sẽ lợi thế với nhãn hàng cần quảng cáo hơn người thường và hợp đồng lên tới tiền tỷ là có. Nhưng một cô hoa hậu đăng quang mà không cố gắng nỗ lực bằng kiến thức của mình, cô ấy chỉ kiếm tiền được khoảng 1 năm thôi.
Bây giờ thực tế có “nghề” hoa hậu kiếm ra tiền, trước kia thời của chúng tôi chưa phát triển lắm. Nhưng tôi nghĩ nó không bền vững. Như tôi, công việc chính vẫn là người dẫn chương trình và đại diện vài nhãn hàng phù hợp. Đồ hiệu không đầy người nhưng tôi tự tin rằng mình đã kiếm được tiền chân chính để lo cho mình, lo cho gia đình. Tôi thấy rằng bây giờ các hoa hậu đều ý thức được rằng, bên cạnh vương miện mình có được họ phải làm cho nó ngày càng có giá trị hơn nữa bằng công việc cụ thể chứ không phải “nghề hoa hậu”.
Không phải ngôi sao hạng A nhưng đi nước ngoài vẫn có người chú ý
- Nổi tiếng có khiến chị gặp nhiều rắc rối?
Con trai tôi thường trêu: Sao mẹ là người nổi tiếng mà đi siêu thị không ai nhận ra? (cười). Thực ra, tôi không phải ngôi sao hạng A ra đường để quá nhiều người chú ý. Tôi thấy mừng vì điều đó vì cuộc sống của mình không bị soi mói quá. Tôi đi du lịch ở nước ngoài vẫn có người nhận ra vì tôi chỉ là người dẫn chương trình, ai quan tâm tới chương trình truyền hình họ nhận ra tôi ngay. Tôi nghĩ mình không chọn độ rộng mà chọn độ sâu. Độ sâu đó đã minh chứng suốt hơn 10 năm làm nghề của tôi.
- Đó là lý do chị giấu kín ông xã suốt nhiều năm?
Thực ra tôi chẳng giấu gì cả. Chỉ là quan điểm của tôi và chồng là “việc ai nấy làm” thôi. Chồng tôi không làm gì liên quan tới việc thường xuyên xuất hiện với công chúng nên không nhất thiết phải xuất hiện cùng tôi. Quen và yêu tôi khi tôi là biên tập viên truyền hình, anh ấy hiểu công việc của tôi nên rất ủng hộ. Tôi rất thích công việc của mình và luôn cố gắng làm thật tốt vì thế tôi luôn dành nhiều thời gian cho công việc của mình. Chúng tôi tôn trọng công việc của nhau, không ai phải ép ai xuất hiện hay không xuất hiện cùng nhau cả.
- Thích công việc truyền hình như thế nhưng có một thời gian Thuỵ Vân dừng không dẫn, chị có cảm thấy hụt hẫng?
Nói đi thì nhẹ, nói lại thì là nặng, chuyện gì đã qua tôi cũng muốn cho qua. Chuyện cần xảy ra tức là phải xảy ra, tôi không trách ai cả mà tôi dành thời gian nhiều hơn để “review” bản thân mình thôi. Cũng qua thời gian đấy, tôi mới biết được nhiều người quan tâm và bấy lâu nay âm thầm ủng hộ tôi đến vậy. Bạn thấy đấy, “lửa thử vàng, gian nan thử sức”, hơn 10 năm làm nghề của tôi đã được khẳng định và các lãnh đạo công nhận, sau thời gian “ở ẩn”, tôi lại lên hình và cống hiến đam mê của mình tới khán giả truyền hình.
Tình Lê
" alt=""/>Á hậu Thuỵ Vân: 'Nghề hoa hậu kiếm được tiền nhưng không bền'Matt Sheehan, thành viên tại Quỹ Carnegie vì hòa bình quốc tế, người đang soạn một loạt nghiên cứu về chủ đề AI, nhận xét Trung Quốc đã khởi động rất nhanh chóng. Họ bắt đầu từ xây dựng công cụ và cơ chế nên sẽ sẵn sàng quản lý các ứng dụng phức tạp của công nghệ. Chúng bao gồm những biện pháp thực tiễn có thể áp dụng tại quốc gia khác.
Chẳng hạn, Bắc Kinh bắt buộc dán nhãn trên nội dung do AI tạo ra như ảnh, video; hay yêu cầu mọi công ty phải dùng “dữ liệu hợp pháp” để đào tạo mô hình AI và tiết lộ dữ liệu đó cho nhà chức trách nếu cần. Ngoài ra, doanh nghiệp trong nước phải cung cấp cơ chế rõ ràng để xử lý khiếu nại của công chúng về một dịch vụ, nội dung nào đó.
Theo Andy Chun, chuyên gia AI và giáo sư trợ giảng tại Đại học Hồng Kông, dù cách tiếp cận “rảnh tay” của Mỹ đã giúp các hãng công nghệ Silicon Valley có không gian phát triển thành gã khổng lồ, chiến lược này chứa đựng nguy cơ nghiêm trọng đối với AI tạo sinh. Ông cho biết AI có tiềm năng thay đổi sâu sắc cách mọi người làm việc, sống và giải trí theo những cách chúng ta chỉ vừa mới nhận ra. Nó cũng đặt ra rủi ro và đe dọa rõ ràng với loài người nếu phát triển AI thiếu giám sát.
Tại Mỹ, nhà lập pháp liên bang đề xuất một loạt các quy định về AI nhưng nỗ lực của họ mới ở bước đầu. Thượng viện Mỹ tổ chức một số cuộc họp trong mùa hè 2023 để giúp các thành viên nhận thức về công nghệ, rủi ro trước khi theo đuổi quy định.
Tháng 6/2023, Nghị viện châu Âu đã thông qua dự thảo Đạo luật AI, áp đặt yêu cầu bảo vệ và minh bạch mới dành cho hệ thống AI. Nghị viện, các quốc gia thành viên và Ủy ban Châu Âu phải đàm phán điều khoản cuối cùng trước khi dự thảo trở thành luật.
Bắc Kinh đã dành nhiều năm để đặt nền móng cho các quy tắc AI. Hội đồng Nhà nước giới thiệu lộ trình AI năm 2017, ưu tiên phát triển công nghệ và đưa ra khung thời gian cho các quy định của chính phủ. Các cơ quan như CAC sau đó tư vấn với học giả và các công ty trong ngành để có thể cân bằng giữa quy định và đổi mới.
Theo You Chuanman, Giám đốc Trung tâm quy định và quản trị toàn cầu của Viện các vấn đề quốc tế thuộc Đại học Hồng Kông (Trung Quốc), sáng kiến của Bắc Kinh được thúc đẩy một phần nhờ tầm quan trọng chiến lược của AI và khao khát đạt lợi thế so với các chính phủ khác.
Bắc Kinh xem AI là một trong các ưu tiên công nghệ và sau hai năm trấn áp, chính phủ đã tìm đến khu vực tư nhân để giúp vực dậy nền kinh tế đang suy yếu và cạnh tranh với Mỹ. Sau khi ChatGPT gây cơn sốt trên toàn cầu, hàng tỷ USD đã được bơm vào lĩnh vực AI.
Alibaba, Baidu, SenseTime đều đã giới thiệu mô hình AI trong năm nay. Xu Li, CEO SenseTime, công bố chatbot có thể viết code từ lời nhắc tiếng Anh hoặc tiếng Trung. Dù vậy, doanh nghiệp Trung Quốc vẫn đang đi sau doanh nghiệp phương Tây như OpenAI và Google. Họ phải vật lộn để thách thức đối thủ, đặc biệt khi công ty Mỹ không bị ai kiểm soát ngoài chính họ.
Theo Helen Toner, Giám đốc Trung tâm bảo mật và công nghệ mới nổi Georgetown, Trung Quốc đang cố “đi trên dây” để cân bằng giữa các mục tiêu như hỗ trợ hệ sinh thái AI, duy trì kiểm soát xã hội và kiểm duyệt, điều khiển môi trường thông tin trong nước.
Tại Mỹ, OpenAI cho thấy không bị kiểm soát nhiều về thông tin ngay cả khi nó nguy hiểm hay không chính xác. ChatGPT đã tạo ra các tiền lệ pháp lý giả mạo và hướng dẫn chế tạo bom cho công chúng. Trong khi đó, tại Trung Quốc, doanh nghiệp phải thận trọng hơn. Hồi tháng 2, Yuanyu Intelligence phải tạm dừng dịch vụ ChatYuan chỉ sau vài ngày ra mắt vì một bình luận về cuộc chiến Nga – Ukraine. Startup giờ đây đã bỏ hoàn toàn để tập trung vào dịch vụ giúp tăng năng suất làm việc KnowX.
Aynne Kokas, phó giáo sư nghiên cứu truyền thông Đại học Virginia, chỉ ra, tại Mỹ, Big Tech thuê “đội quân” luật sư và vận động hành lang để phản đối gần như mọi hành động pháp lý. Vì vậy, rất khó để đưa ra quy định AI có hiệu quả.
Tại châu Âu, dự luật bảo đảm kiểm soát quyền riêng tư và hạn chế việc sử dụng phần mềm nhận diện gương mặt, yêu cầu doanh nghiệp thực hiện phân tích rủi ro của dịch vụ với hệ thống y tế hoặc an ninh quốc gia. Dù vậy, cách tiếp cận của EU cũng vấp phải phản đối. OpenAI dọa có thể “ngừng hoạt động” tại những nước áp đặt quy định quá nặng nề.
(Theo Bloomberg)