- Leicester có nhiều điểm nhấn. Nhưng trên tất cả, thành công sẽ không đến nếu vắng bóng chủ sở hữu Vichai Srivaddhanaprabha - một người Thái Lan ít nói.
Đế chế Thái ở Leicester
Trong một thập niên trở lại đây, Premier League trở thành chiếc bánh hấp dẫn của những tỷ phú nước ngoài. Những người lắm tiền nhiều của đầu tư vào Premier League theo nhiều cách, chủ yếu mua lại quyền sở hữu các đội bóng.
Lịch truyền hình trực tiếp bóng đá cuối tuần |
Vichai Srivaddhanaprabha cũng không nằm ngoài xu thế này. Srivaddhanaprabha bắt đầu đầu tư vào Leicester năm 2010, chủ yếu thông qua khoản tài trợ rồi từng bước mua lại cổ phần của đội bóng miền Trung nước Anh.
 |
Tỷ phú Srivaddhanaprabha đứng sau lưng thành công của Leicester |
Đầu năm 2011, Srivaddhanaprabha chính thức trở thành chủ tịch Leiceste, cũng là chủ sở hữu Bầy cáo. Ông đã bỏ ra khoảng 40 triệu bảng (57 triệu USD) cho thương vụ này.
Srivaddhanaprabha là ai? Ông là một trong những doanh nhân nổi tiếng nhất Thái Lan, chủ sở hữu của tập đoàn King Power - với chuỗi cửa hàng miễn thuế.
Theo đánh giá của tạp chí uy tín Forbes, Srivaddhanaprabha hiện có tài sản 3,1 tỷ USD. Ông hiện đứng thứ 612 danh sách những người giàu nhất thế giới. Năm ngoái, vị trí của ông trên bảng xếp hạng Forbas là 714.
Riêng ở Thái Lan, Srivaddhanaprabha hiện đứng thứ 4 trong danh sách những người giàu nhất nước. Tài sản của ông đã thay đổi đáng kể so với năm ngoái, khi xếp hạng 9 danh sách các tỷ phú Thái Lan.
 |
Không mua ngôi sao, nhưng Leiceter phát hiện ra nhiều cầu thủ đầy tiềm năng, trong đó có Vardy và Mahrez (phía trên) |
Khi Srivaddhanaprabha đầu tư, Leicester chỉ là một đội bóng trung bình ở giải hạng Nhất. Người dân ở thành phố Leicester chờ đợi một sự thay đổi, kỳ vọng vào một đế chế mới và cuộc trở lại với Premier League.
Người Thái không "nổ"
Trong khi nhiều người khác thích nói về những gì mình sẽ làm, và phô trương một vài thứ đã làm được, thì Srivaddhanaprabha suy nghĩ khác. Vị tỷ phú 58 tuổi này quan niệm, chỉ nói những gì thực sự cần phải nói, và tập trung vào công việc.
Trên cương vị chủ tịch, ông Srivaddhanaprabha đưa con trai mình là Aiyawatt lên làm phó. Bộ máy quản lý gia đình, nhưng rất chuyên nghiệp và hiện đại.
"Chúng tôi muốn làm những gì tốt nhất có thể cho CLB", bộ máy quản lý mới dưới sự điều hành của gia đình Srivaddhanaprabha nói về mục tiêu mà Leicester hướng đến.
Leicester của nhà Srivaddhanaprabha không đi theo chính sách mua sắm ngôi sao. Thay vào đó, họ đầu tư về cơ sở hạ tầng; thiết lập đội ngũ các tuyển trạch viên xuất sắc để tìm kiếm tài năng từ khắp nơi; tập trung mạnh mẽ vào khoa học kỹ thuật để hỗ trợ chuyên môn và thể lực cầu thủ.
 |
Leicester trở thành đế chế Thái ở Anh |
Sau thời gian đầu tư từ Srivaddhanaprabha, Leicester đã có thể tự hào về chất lượng cơ sở hạ tầng, y tế và khoa học. Đồng thời, họ cũng mang về nhiều cầu thủ chất lượng phù hợp mà chi phí thấp, nhờ những tuyển trạch viên làm việc hiệu quả. Có thể kể đến một số cái tên Kasper Schmeichel, Danny Drinkwater, Danny Simpson, Wes Morgan, đặc biệt là Jamie Vardy, N'Golo Kante, Riyad Mahrez.
Khi chia tay HLV Nigel Pearson vì quá nhiều bất đồng hồi mùa Hè năm ngoái, tỷ phú Srivaddhanaprabha tìm kiếm một chiến lực gia mới. Ông nhận được lời khuyên của các cố vấn, về việc tìm một người có kinh nghiệm ở Premier League, cũng như hiểu rõ tâm lý các cầu thủ, để từ đó phát triển năng lực của họ.
Srivaddhanaprabha chọn Claudio Ranieri giữa những hoài nghi từ truyền thông Anh. Ranieri hội đủ các tố chất mà ông chủ Thái Lan cần có. Nhà cầm quân đến từ Italia rất giỏi trong việc quản lý chuyên môn cũng như con người, và đây mới là điều quan trọng.
Cuộc phiêu lưu cùng Ranieri đã mang đến hiệu quả hơn cả sự mong đợi. Leicester đã trở thành một đế chế thực sự, một quyền lực Thái trên đất Anh.
 Lịch truyền hình trực tiếp bóng đá cuối tuần VietNamNet xin gửi tới quý độc giả lịch thi đấu và tường thuật trực tiếp những trận đấu đáng chú ý trên các kênh sóng truyền hình. ">
Leicester: Vì người Thái không thích 'nổ'
- Tân HLV trưởng Chelsea đã được giới thiệu với toàn đội ở khu huấn luyện Cobham và Conte sẽ gặp riêng những trụ cột ở Stamford Bridge để chốt về vấn đề tương lai.Hầu hết các cầu thủ Chelsea đều ngạc nhiên khi Antonio Conte đến khu huấn luyện Cobham cùng với Giám đốc thể thao Michael Emenalo hôm qua (5/4).  | Conte gặp riêng các cầu thủ chủ chốt của Chelsea |
Bản thân nhà cầm quân người Italia muốn biết ai không còn mặn mà với Chelsea để tiến hành cuộc "cách mạng" nhân sự trong hè tới. Thế nên, Conte đã sắp xếp gặp riêng với Eden Hazard, John Terry, Nemanja Matic và Diego Costa. Hazard hiện đang trong quá trình điều trị chấn thương và rất băn khoăn về chuyện đi ở. Cả Real lẫn Paris Saint-Germain đều sẵn sàng trải thảm đỏ mời tiền vệ người Bỉ. Về phần Matic, anh tỏ ra khá thất vọng khi Chelsea bết bát ở mùa giải này. Trong tiết lộ mới đây, tuyển thủ Serbia không giấu giếm khát vọng chuyển sang Atletico Madrid cùng Diego Costa. Thủ quân John Terry muốn tiếp tục phục vụ The Blues nếu CLB đưa ra lời đề nghị gia hạn hấp dẫn. Mặc dù vậy, mọi thứ vẫn còn phụ thuộc vào ý định sử dụng Terry như thế nào của tân thuyền trưởng Conte. Một vài nhân viên của CLB cũng bất ngờ khi Conte xuất hiện trên sân tập, dù lúc này Guus Hiddink mới là người tạm quyền dẫn dắt đoàn quân áo xanh. Tuy nhiên, Conte muốn nắm qua tình hình ở Stamford Bridge, trước khi lên kế hoạch cụ thể tái thiết đội bóng. Ngay sau đó, ông phải dành sức tập trung vào tuyển Italia chuẩn bị cho VCK Euro 2016. * Anh Tuấn ">
Conte bất ngờ gặp sao Chelsea bàn chuyện lớn
|
|
Thứ nhất, các địa phương cần chỉ đạo và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mưu sinh, nhất là các doanh nghiệp lớn như Bưu điện Việt Nam, bưu chính Viettel, xây dựng mạng lưới chuyển phát đến từng hộ gia đình cũng như xây dựng hạ tầng logistic tại các thành phố lớn, vì đây là nền tảng rất quan trọng để phát triển thương mại điện tử.
Thứ hai, các địa phương cần thống nhất chỉ đạo và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn xây dựng hạ tầng viễn thông dùng chung, nhất là đối với hạ tầng viễn thông mới, hạ tầng 5G và yêu cầu các doanh nghiệp viễn thông đầu tư mạng lưới đạt chất lượng dịch vụ do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành, đồng thời chuyển đổi từ hạ tầng viễn thông thành hạ tầng số, để phát triển kinh tế số. Hạ tầng viễn thông Việt Nam sẽ lọt vào top 50 trên thế giới.
Thứ ba, về Chính phủ điện tử, 100% các tỉnh ,thành phải xây dựng trục kết nối, chia sẻ dữ liệu cấp tỉnh và kết nối vào trục quốc gia. Nam 2020, tất cả bộ ngành và địa phương sẽ kết nối liên thông với nhau, chia sẻ dữ liệu với nhau, cung cấp nhiều dịch vụ công cấp độ 4. Cũng trong năm 2020, nhất là 30% các dịch vụ công của các bộ, ngành và địa phương phải trực tuyến cấp độ 4, tức là thực hiện hoàn toàn trên mạng.
Về cấu phần công nghệ thông tin của đô thị thông minh, các tỉnh thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông để làm thí điểm, đảm bảo thiết thực, hiệu quả, tránh lãng phí. Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm và có hướng dẫn để thực hiện nhiệm vụ này có quy mô và phạm vi lớn hơn.
Thứ tư, về an toàn an ninh mạng, 100% địa phương phải xây dựng trung tâm giám sát điều hành an toàn an ninh mạng, đảm bảo an toàn an ninh mạng là điều kiện tiên quyết để đưa các ứng dụng và dữ liệu lên mạng, bởi vậy, phải được ưu tiên và đầu tư trước.
Thứ năm, cứ mỗi 1.000 người dân là phải có 1 doanh nghiệp công nghệ số để thực hiện tư vấn công nghệ, chuyển giao công nghệ, chuyển giao lắp đặt và ứng dụng công nghệ, nhằm đưa công nghệ số ứng dụng vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và mọi tổ chức, mọi doanh nghiệp, mọi gia đình. Các địa phương phải có chính sách và chương trình hỗ trợ hình thành khởi nghiệp và phát triển các doanh nghiệp địa phương này.
Thứ sáu, sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định về chuyển đổi số quốc gia trong quý I/2020, các địa phương sẽ xây dựng chương trình chuyển đổi số của địa phương mình, cũng như chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 theo tinh thần nghị quyết 52 của Bộ Chính trị và hoàn thành trong quý II/2020. Năm 2020 sẽ là năm chuyển đổi số quốc gia, đây là sự chuyển đổi sâu sắc và toàn diện.
Thứ bảy, các doanh nghiệp hoàn thành quy hoạch báo chí vào năm 2020, đồng thời xây dựng trung tâm về giám sát thông tin trên không gian mạng, phát hiện các thông tin sai, xấu độc liên quan tới địa phương và thực hiện chặn lọc. Không gian mạng của địa phương lành mạnh, sạch là trách nhiệm của từng địa phương đó.
Thứ tám, các tỉnh, thành phố dành ít nhất 1% ngân sách hằng năm để chi cho các chương trình thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông. Ngân sách tiết kiệm được do ứng dụng Chính phủ điện tử, đô thị thông minh… thì dành cho tái đầu tư vào các chương trình này.
“Bộ Thông tin và Truyền thông làm một cửa giải đáp, tư vấn, hỗ trợ về tất cả các việc trên, tỉnh giao Sở Thông tin và Truyền thông làm đầu mối các việc này. Nếu gặp khó khăn gì thì liên hệ với Bộ. Bộ cam kết sẽ sát cánh, song hành cùng với các địa phương”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh.
">