Kiwi là loại quả chứa nhiều vitamin có vị chua dịu, ngoài cách ăn luôn bạn có thể dùng kiwi làm các món sốt chua ngọt rất ngon. Cách làm cá chiên sốt kiwi không khó, chị em tham khảo nhé!
Nguyên liệu:
- 600 gr phi lê cá quả (bạn có thể dùng các loại phi lê cá khác)
- 2 quả kiwi
- 1/4 quả dứa nhỏ
- Một ít hành tây
- 1 quả ớt sừng
- 1 củ tỏi
- 1 gói bột chiên hải sản
- Một thìa cà phê nhỏ bột ngô hoặc bột sắn.
Thực hiện:
Bước 1: Thái nhỏ các nguyên liệu làm sốt: kiwi, dứa, hành tây, ớt sừng. Có thể để lại ít lát kiwi để bày đĩa.
Bước 2: Cá làm sạch, lọc phi lê (hoặc bạn cũng có thể nhờ người bán hàng lọc cá hộ), thái vát miếng phi lê cá với độ dày từ 1,5 - 2cm. Pha bột chiên giòn hải sản theo tỷ lệ ghi trên gói (pha với nước lạnh để bột tan nhanh hơn).
Bước 3: Nhúng từng miếng phi lê cá vào bột để chảy bớt bột rồi chiên giòn trong chảo dầu ngang mặt cá. Chiên xong để cá lên giấy thấm dầu.
Bước 4: Làm sốt: phi tỏi trong chảo với ít dầu, trút dứa và hành tây vào trước, đảo cho dứa chín rồi cho ớt bằm và kiwi, đảo nhanh tay.
Bước 5: Pha bột ngô hoặc ngoáy bột sắn với 3 thìa cà phê nước, ngoáy tan rồi trút vào chảo sốt ngay sau khi cho kiwi vào. Đảo vài lần cho đến khi sốt sệt, có độ sánh, nêm thêm hạt nêm, chút xíu đường cho vừa vị là được. Không đảo kiwi quá lâu sẽ mất đi vitamin.
Bước 6: Cho sốt dưới đáy đĩa, rồi đặt cá chiên lên trên, trang trí đĩa ăn cho đẹp mắt và ăn nóng.
Khi ăn bạn gắp miếng cá, rồi quết lên lớp sốt để ăn bạn sẽ cảm nhận được độ giòn của miếng cá, vị chua cay, mặn ngọt của nước sốt nhé!
Chúc bạn và gia đình ngon miệng với cá chiên sốt kiwi!
(Theo Eva)Đặc trưng hình thức diễn xướng Mo có 2 hình thức chính là Mo Đơn do một thầy Mo chủ trì và diễn xướng. Còn Mo Dun, trước năm 1945 chủ yếu được thực hiện trong các nhà quý tộc Lang - Đạo, có ba thầy Mo cùng đạo cụ kèm theo cùng diễn xướng.
Nhìn dưới góc độ nội dung, các đặc trưng Mo Mường phức tạp hơn và không thể tách rời giữa nội dung và hình thức đặc trưng được thể hiện.
“Lời Mo Mường có dung lượng đồ sộ và là bách khoa thư dân gian về dân tộc Mường. Cái gì có trong người Mường đều có trong Mo Mường”, ông Vọng khẳng định.
Về phần mình, nghệ nhân ưu tú Bùi Văn Nợi chia sẻ, điều khác biệt của dân tộc Mường với các dân tộc khác trong đám tang là có hàng nghìn, hàng vạn câu Mo được ông Mo xướng lên để tiễn biệt người ra đi. Bản trường ca ấy được gọi là Mo Mường.
“Mo Mường rất cổ xưa, những vấn đề mà Mo Mường phản ánh tư duy và tư tưởng mang tầm nhân loại. Qua ký ức thời gian đậm chất sử thi với màu sắc huyền thoại dưới nhiều góc độ, Mo Mường là tập đại thành của người Mường”, ông Nợi nói.
Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Đạo Cương nhấn mạnh, Mo Mường là một di sản văn hóa phi vật thể bao hàm nhiều giá trị văn hóa, lịch sử. Những áng sử thi trong Mo Mường phản ánh vũ trụ quan, thế giới quan, nhân sinh quan và đời sống xã hội của người Mường cổ. Các sinh hoạt của Mo Mường liên quan đến cả vòng đời một con người.
Ông đề nghị các nhà khoa học trong và ngoài nước, các nghệ nhân và địa phương có di sản Mo Mường tập trung thảo luận làm sáng tỏ:
Mo Mường trong mối quan hệ so sánh với những hình thức thực hành nghi lễ tín ngưỡng tương tự trên thế giới, đặc biệt quan tâm tới những hình thức nghi lễ tín ngưỡng có yếu tố diễn xướng kể chuyện;
Giá trị lịch sử, xã hội, văn học và nghệ thuật trong các câu chuyện ở phần Mo kể chuyện(Mo tiểuhay còn gọi là Mo đẻ đất đẻ nước);
Tính nhân văn và những quan niệm về vũ trụ quan, nhân sinh quan được thể hiện qua văn bản Mo Mường; Hiện trạng của di sản Mo Mường và một số loại hình thực hành nghi lễ tín ngưỡng tương tự trên thế giới…
Để bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của Mo Mường, ngày 19/1/2016, Bộ trưởng VHTTDL đã ban hành quyết định đưa Mo Mường Hòa Bình vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Năm 2020, Chính phủ cho phép Bộ VHTTDL chủ trì phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan lập hồ sơ Mo Mường đệ trình UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Trên cơ sở chỉ đạo của Bộ VHTTDL, UBND tỉnh Hòa Bình đã chủ trì, phối hợp với 6 tỉnh, thành: Phú Thọ, Thanh Hóa, Sơn La, Ninh Bình, Đắk Lắk và Hà Nội tiến hành các bước xây dựng hồ sơ quốc gia Di sản văn hóa Mo Mường đệ trình UNESCO ghi danh vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. |
Say nắng là bệnh thường gặp mùa hè nắng nóng. Đông y thường gọi cảm nắng, trúng nắng. Khi say nắng thường biểu hiện người nóng sốt, da ửng đỏ, đổ mồ hôi, miệng khát, tiểu vàng ít, đau đầu chóng mặt, thở mệt tim đập nhanh bệnh nặng có khi choáng ngất. Nguyên nhân phần nhiều do làm việc, đi chơi ngoài nắng nóng lâu mất nước. Phòng trị say nắng nên ăn uống bổ dưỡng giải nhiệt. Canh cà chua trứng chính là một trong những món ăn giúp phòng trị say nắng.
Canh cà chua trứng tưởng như vô cùng đơn giản, dễ tìm nguyên vật liệu, dễ làm, dễ nấu, dễ ăn… không ngờ lại có rất nhiều tác dụng và bổ dưỡng. Canh cà chua có tác dụng: dưỡng âm, mát huyết, thanh nhiệt, giải nắng nóng… Ngày hè chị em tích cực nấu món này cho cả gia đình cùng ăn nhé.
Nguyên liệu:
- Trứng gà ta: 2-3 quả
- Cà chua: 1-2 quả
- Muối, gia vị, dầu ăn
- Các loại rau gia vị đi kèm: hành, mùi…
Thực hiện:
Bước 1: Rau gia vị, hành mùi, cà chua…nhặt sạch, bỏ rễ, và rửa sạch với nước lạnh.
Bước 2: Cà chua thái miếng.
Rau gia vị xắt nhỏ.
Bước 3: Cho dầu ăn vào nồi, thêm ít hành khô băm phi thơm, sau đó cho cà chua vào xào.
Bước 4: Cà chua chín thì thêm lượng nước vừa đủ dùng và vặn to bếp để sôi.
Bước 5: Trong lúc chờ nước sôi đập trứng ra bát, tách riêng lòng đỏ và lòng trắng.
Bước 6: Nước sôi, nêm nếm gia vị vừa miệng ăn, cho lòng đỏ và lòng trắng trứng vào, ngoáy cho thật đều tay, đợi đến khi nước sôi trở lại, vặn nhỏ lửa cho sôi lăn tăn trong khoảng 1-2 phút nữa cho trứng chín hẳn, thêm rau gia vị vào rồi tắt bếp.
Chúc bạn và gia đình ngon miệng với canh cà chua trứng nhé!
(Theo Eva)