当前位置:首页 > Thể thao > Cổ tích của ông lão và hai cô giáo 'không danh hiệu' 正文

Cổ tích của ông lão và hai cô giáo 'không danh hiệu'

来源:NEWS   作者:Ngoại Hạng Anh   时间:2025-02-07 07:45:55

- Không danh hiệu,ổtíchcủaônglãovàhaicôgiáokhôngdanhhiệisrael không một đồng lương trả công nhưng 5 năm qua họ đã thầm lặng viết lên câu chuyện cổ tích giữa đời thường.

3 con người, 1 tình yêu trẻ

Ông lão tên Lưu Quốc Sự năm nay đã ngoài 70 tuổi, hai cô giáo tuổi ngoài 40 là Lê Thị Thu Hiền (quê  ở Hà Nội) và Vũ Thị Thu Hà (quê ở TPHCM).

Một ông già đã nghỉ hưu, một người liệt đôi chân, một người  khuyết đi một cánh tay nhưng tình thương con trẻ đã gắn kết họ lại với nhau.

{ keywords}
{ keywords}

Sáng 27/9 lớp học tiếng Anh miễn phí do ông Sự mở ra, cô Hiền, cô Hà góp sức khai giảng khóa thứ 5 với gần 200 học sinh.

Suốt 5 năm qua tại ngôi nhà nhân đạo mang tên Finando do họ lập ở thôn Vệ Sơn Đoài, xã Tân Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội đã có 1000 học sinh được học tiếng Anh miễn phí.

Sáng 27/9, như thường lệ, lớp học miễn phí nhằm đúng dịp Tết trung thu để tổ chức vui chơi và làm khai giảng cho các học sinh.

Ông Hòa – người thôn Sơn Đồng, xã Tân Minh phấn khởi: “Tôi vừa xin gửi một cháu nội, một cháu ngoại vào đây. Điều kiện chúng tôi ở nông thôn còn khó khăn, tiền học tiếng Anh bên ngoài mỗi buổi đến cả chục nghìn đồng. Còn ở đây các cô dạy miễn phí. Cháu nào nhà nghèo ông Sự còn đến tận nhà vận động gia đình cho đến lớp rồi tặng sách vở. Các cháu tôi mới đi học được vài buổi nhưng về nhà kể đến lớp rất vui, hai cô giáo dạy rất nhiệt tình”.

Là cựu cán bộ TW Đoàn TNCSHCM, tới nay ông Sự cũng đã có hơn 20 năm gắn bó với các hoạt động giúp đỡ người khuyết tật, khó khăn. Cô Hiền sau khi tốt nghiệp chuyên ngành ngoại ngữ của Viện ĐH mở Hà Nội cũng gắn bó hơn chục năm cùng ông Sự trong những hoạt động đó.

Còn cô Hà, tốt nghiệp loại giỏi ngành kế toán Trường ĐH Kinh tế TP.HCM - ra trường và có thời gian hơn 10 năm làm việc cho một công ty có tiếng ở TP.HCM. Cũng bị khuyết tật ở chân, đi lại khó khăn nhưng cô chẳng ngờ có ngày mình phải ngồi trên chiếc xe lăn.

5 năm trước trong một lần đi làm, cô gặp tai nạn giao thông. Sau những giọt nước mắt đớn đau, cô Hà xin nghỉ việc ở công ty và vào giúp đỡ những người khuyết tật ở một trung tâm tại TP.HCM. Cơ duyên đến khi ông Sự vẫn thường xuyên có sự gắn kết với trung tâm này.

“Ngôi trường nhỏ” đầy yêu thương

Sẵn mảnh đất hơn 1000m2 của con trai mua ở xã Tân Minh vốn tính làm nơi cho bố về nghỉ ngơi khi tuổi già, ông bàn bạc với gia đình rồi đi đến quyết định sẽ dành nơi này đặt lớp dạy tiếng Anh miễn phí cho trẻ thuộc các xã chính là Tân Minh, Bắc Phú, Phù Ninh, Trung Giã (cùng huyện Sóc Sơn).

{ keywords}

Buổi khai giảng cũng luôn nhằm vào ngày Tết trung thu.

Không học chuyên ngành nhưng vốn tiếng Anh có sẵn khá tốt, cô Hà xin phép gia đình ra Hà Nội vừa để chữa lành vết thương vừa cùng ông Sự, cô Hà mở lớp.

Lớp học khởi điểm chỉ là mấy căn nhà cấp 4 với cơ sở vật chất nghèo nàn và vài chục em học sinh ở thôn vì gia đình hay tin ông Sự làm việc thiện đã lâu nên tin tưởng gửi đến.

“Ban đầu lớp chỉ có vài bàn học bằng gỗ đóng tạm, phấn bảng đơn sơ. Chỉ có các cô là lúc nào cũng tràn đầy nhiệt huyết” – Đại tá Nguyễn Thanh Truyền, Chủ tịch Hội bạn chiến đấu Cựu chiến binh Sư đoàn 5, một người bạn thân thiết của ngôi nhà Finando cho biết.

Là đồng đội với Đại tá Truyền, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin&Truyền thông Lễ Doãn Hợp cũng thường xuyên gọi điện hỏi thăm, trực tiếp về động viên, tặng quà cho lớp học.

Những người như ông Truyền, ông Hợp, CLB NetLog và nhiều nhóm khác, đặc biệt là người dân xung quanh dần tìm đến lớp học với hỗ trợ nhỏ về vật chất như chút tiền mua bàn, ghế, mua quạt điện, mua gạo, giúp nấu cơm cho trẻ ở lại mỗi buổi học.

Đến nay ngôi nhà nhân đạo Finando đã có bàn ghế đạt tiêu chuẩn, thêm phòng tin học với 10 máy tính do ông Hợp tài trợ cùng các phòng nội trú, bếp ăn, nhà khách, sân vườn, nhà vệ sinh sạch sẽ như một ngôi trường nhỏ. 

Báo VietNamNetsáng 27/9 cũng góp số tiền 20 triệu đồng để ông Sự sửa lại phần mái của các lớp học chính vừa bị cơn bão hồi mùa hè vừa qua.

Một khóa học với 200 em học sinh lại được bắt đầu.

{ keywords}
{ keywords}
{ keywords}

Không khí lễ khai giảng luôn nhộn nhịp các câu đố, trò chơi và sự thân ái.

Sau “bữa cơm thịnh soạn”, như lời ông Truyền nói với gà luộc ăn cùng canh miến, ngô luộc – là quà trực tiếp của những tấm lòng hảo tâm, vị Đại tá đã về hưu mới chia sẻ: “Nhiều lần chúng tôi bất chợt đến thăm, chỉ thấy các cô trường kỳ với mỳ tôm, rau vườn thôi. Nên mỗi khi về mọi người không ai bảo ai đều lục tục chuẩn bị gạo, bánh, đồ ăn để mang đến tặng cô và các em học sinh. Phòng học nói là đầy đủ nhưng về ánh sáng, quạt mát,.. chắc còn phải cố gắng thêm nhiều nhiều nữa”.

Dạy miễn phí tiếng Anh nên để có thu nhập, cô Hà tranh thủ làm thêm công việc kế toán thuế cho một công ty có trụ sở tại TP.HCM và nhận làm thêm công việc dàn trang sách cho một nhà xuất bản. Ông Sự, cô Hiền hiện cũng chật vật với một công ty nhỏ giúp đỡ người khuyết tật ở trung tâm Hà Nội để kiếm tiền nuôi bản thân và lớp học này.

{ keywords}
{ keywords}

Lớp học tiếng Anh miễn phí này đã phục vụ cho gần 1000 lượt học sinh đến học.

{ keywords}
{ keywords}
{ keywords}
{ keywords}

Trải qua những khó khăn buổi ban đầu, đến nay lớp đã có bàn ghế đạt chuẩn, các phòng nội bộ, nhà khách, bếp ăn, nhà vệ sinh, sân vườn như một ngôi trường thu nhỏ.

{ keywords}

Trẻ em từ những làng, xã khó khăn quanh huyện Sóc Sơn không ngại xa xôi đã tìm đến lớp học này.

{ keywords}

Sáng 27/9, Nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin&Truyền thông Lê Doãn Hợp đã về dự khai giảng và trao tặng 10 máy tính cho phòng tin học mới mở của “ngôi trường”.

{ keywords}

Ông Hợp cũng bỏ tiền túi ra mua tặng cô Hà một chiếc máy tính xách tay để cô tiện soạn giáo án, phục vụ công việc dạy học.

{ keywords}

Báo VietNamNet cũng góp 20 triệu đồng để ngôi trường tu sửa lại phần mái đã hỏng nặng sau trận mưa lớn cuối hè vừa qua.

{ keywords}

Lãnh đạo xã Tân Minh (bên phải) tặng hoa cho lớp học của ông Sự thành lập.

{ keywords}

Đại diện các phụ huynh cũng tới dự và chúc mừng thầy cô.

{ keywords}

Miệt mài với tình yêu con trẻ nên dù cũng có những người tìm đến làm quen, ngỏ lời nhưng giờ cô Hà, cô Hiền vẫn chưa có ý định về chuyện chồng con.

Mọi sự giúp đỡ gửi về:

Gửi trực tiếp: Ông Lưu Quốc Sự, xã Tân Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội SĐT: 0975720729

1. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ ngôi nhà nhân đạo Finando, huyện Sóc Sơn, Hà Nội

Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET

Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội

- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER

- The currency of bank account: 0011002643148

-Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM

-Address: 198 Tran Quang Khai, Han//oi, Vietnam

-SWIFT code: BFTVVNV X

- Qua TK ngân hàng Viettinbank:

Chuyển khoản: Báo VietNamnet

Số tài khoản: 1020.1000.158.2330

Ngân hàng Vietinbank Hoàn Kiếm, Hà Nội

- Chuyển tiền từ nước ngoài:

Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Hoan Kiem Brand

- Address:37 Hàng Bồ, Hoàn Kiếm, Hà Nội

- Swift code:ICBVVNVX122

2.Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:

- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land, 156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội

- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 51 Trương Định, P6, quận 3,TP.HCM. Điện thoại: 08.39309882 - Fax: 08.39309881

Email: [email protected]

标签:

责任编辑:Nhận định

{keywords}
Các con của Đại tướng kể chuyện về cha mình

“Như thế là rất xấu”

Có bao giờ các anh chị bị bố đánh đòn? - Có đấy, có một lần duy nhất. Mấy chị em chặt que, chơi trận giả trong phòng đập nhau. Ông đi về nhìn thấy thu que. Chập 4 que lại bẻ. Ông bảo: “Chị em không được đánh nhau”, rồi nhốt cả bọn trong phòng. Ông thương con, nói rất nhẹ nhàng, lúc giận câu ông thường dùng: Như thế là rất xấu.

Ông thường dạy con: Không được gian lận - Như thế là rất xấu!

“Học đến đâu thì làm đến đó thôi”

Phương Tâm (cháu) thi không được tốt, tâm sự với ông. Ông bảo, ông học giỏi nhất các tỉnh miền Trung, thi vào Quốc học - Huế lần đầu trượt. Con cứ bình tĩnh, con cảm thấy thi không tốt thôi, đã biết điểm thi thế nào đâu. Tâm về kể, thấy mẹ và các dì thi chưa bao giờ trượt - sợ, nghe ông nói nhẹ cả người.

Hồng Việt thi Đại học Bách khoa được 19,5. Trường lấy 21 điểm. Việt muốn nhờ mẹ đi phúc tra xem có điều chỉnh được không. Ông chỉ nói: Học đến đâu thì làm đến đó thôi. Các dì và cả mẹ con có bao giờ phải phúc tra đâu.

Năm đó Việt vào học hệ B, năm sau thi lại được 26/30 vào thẳng năm thứ hai.

Ông bao giờ cũng yêu cầu, có khó khăn thì hỏi. Ông bà không bao giờ làm hộ, không bao giờ xin xỏ cho đứa con, đứa cháu nào.

Tất cả các cháu phải học 7, 8 điểm

Ngọc Anh mười tuổi rưỡi thì ung thư máu! 13 tuổi về nước học lớp sáu. Mấy đứa cháu ngồi chơi với ông. Ông dặn: "Tất cả các cháu phải học 7 điểm, 8 điểm trên 10. Riêng Ngọc Anh ông cho là 5,5". Minh Trung hỏi tại sao? Ông: Sức khỏe đầu tiên rồi mới đến điểm con ạ.

Ông chỉ dạy con: Đã quyết tâm làm việc gì thì phải làm cho tốt. Không bắt con phải học điểm 9 điểm 10, thời đó là A1.

Cái đầu tiên phải dạy là Tư đức

Các con còn nhớ, ông nói chuyện với ông ngoại Đặng Thai Mai về giáo dục. Cái đầu tiên, con người ta muốn tốt, phải được dạy về Tư đức - cái đạo đức riêng của cá nhân. Giáo dục bây giờ không rèn cái đó. Sau này, con người như thế nào trước sóng gió cuộc đời, có giữ được không, chính là nhờ Tư đức.

Cái bát gỗ

Phút sum vầy ấm cúng nhất là cả nhà quây quần bên nhau. Chị Hồng Anh bao giờ cũng được ngồi giữa bố mẹ. Lúc đó ông bà thường kể chuyện. Có lần bà kể: “Nhà kia nuôi ông. Ông già rồi ăn vãi và hay rơi bát. Con dâu lấy bát gỗ cho ông ăn riêng. Một hôm bố thấy con trai đẽo khúc gỗ. - Con làm gì? - Con đẽo cái bát. Khi nào bố ăn rớt cơm thì cho bố ăn. Nghe vậy cả nhà khóc. Rồi đón ông ăn cùng”.

Bà nội được ông quý nhất. Đi đâu về ông cũng vào hỏi thăm bà đầu tiên. Cả nhà có món gì ăn ngon cũng đem về biếu bà. Bà thích gì là cả nhà thích món đó.

Chị Võ Hòa Bình con gái ông đóng lại phần trò chuyện với chúng tôi bằng một điều ai cũng biết. Trẻ con nó không để ý bố mẹ nói gì đâu. Bọn nó xem bố mẹ sống như thế nào, nó sẽ làm như thế.

Cuối năm, đọc lại những điều được may mắn biết về Đại tướng, xin chép ra để cùng tưởng nhớ Người “Nếu không có chiến tranh, tôi sẽ là thầy giáo”.

(Theo Trần Duy Phương/ Lao Động)

  " alt="Những mẩu chuyện dạy con của Đại tướng"/>

Những mẩu chuyện dạy con của Đại tướng

  • - Dự thảo mới nhất về Đề án Đổi mới chương trình, SGK phổ thông sau 2015 vừa hoàn thành tháng 1/2014 nhấn mạnh việc SGK không phải là tài liệu duy nhất mà có thể có nhiều SGK khác nhau cho một môn học.

    Giáo dục sau 2015: Đa dạng sách giáo khoa" alt="Học sinh sắp được học nhiều bộ sách giáo khoa"/>

    Học sinh sắp được học nhiều bộ sách giáo khoa

  • - Từ đề văn "Nếu em là người làng Vũ Đại", nam sinh lớp 11 Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn (Vùng Tàu) gây sốt với bài thơ lục bát 70 câu kể chuyện làng Vũ Đại với nhân vật chính Chí Phèo - Thị Nở.

    Cười nghiêng ngả với tóm tắt truyện Kiều của HS chuyên Toán" alt="Sốt với bài thơ 9 điểm 'Nếu em là người làng Vũ Đại'"/>

    Sốt với bài thơ 9 điểm 'Nếu em là người làng Vũ Đại'

  • Nhận định, soi kèo Alajuelense vs Cartagines, 08h00 ngày 3/2: Tiếp cận ngôi đầu

    Nhận định, soi kèo Alajuelense vs Cartagines, 08h00 ngày 3/2: Tiếp cận ngôi đầu

  • - Dụng cụ dạy học của thầy là một cái bảng nhỏ, ba cái bàn con, hàng trăm tấm bìa các tông cắt nhỏ, cuốn giáo trình “tiếng Anh không mệt” do thầy tự tìm tòi và biên soạn. 13 năm qua, thầy đã dạy tiếng Anh miễn phí cho gần 500 người ở tất cả mọi độ tuổi và cấp học khác nhau. Nhưng ít ai biết, trước đây ông giáo vốn là thầy dạy Toán.

    >> Chuyện khiến ông Nguyễn Thiện Nhân lặng người xấu hổ" alt="Thầy giáo giỏi toán mê dạy tiếng Anh miễn phí"/>

    Thầy giáo giỏi toán mê dạy tiếng Anh miễn phí

  • {keywords}Lễ ký kết giữa Viện Kiến trúc quốc gia và UBND Hội An. Ảnh: Viện Kiến trúc quốc gia

    Trong đó, đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Hội An cần phù hợp với xu thế quy hoạch của thời đại, gắn với bảo tồn bản sắc văn hóa, có tầm nhìn dài hạn và đảm bảo tính khả thi, bám sát nội dung trong nhiệm vụ quy hoạch đã được UBND tỉnh Quảng Nam phê duyệt.

    UBND thành phố Hội An đề nghị Viện Kiến trúc quốc gia nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung vào nhiệm vụ quy hoạch về tính chất mục tiêu và động lực phát triển. Xác định mục tiêu xây dựng thành phố Hội An đạt tiêu chí đô thị loại II vào năm 2025, đạt chuẩn đô thị thông minh vào năm 2030; thích ứng biến đổi khí hậu, phát triển giao thông, môi trường và nước sạch,…

    Lãnh đạo Viện Kiến trúc quốc gia đã chỉ đạo các đơn vị khẩn trương triển khai công việc ngay trong tháng 11 này và khẳng định sự hợp tác này sẽ mang lại hiệu quả cao trong quản lý Nhà nước, quy hoạch phát triển đô thị bền vững góp phần phát triển kinh tế xã hội cho các địa phương.

    D.V

    Chuyên gia Hà Lan chia sẻ kinh nghiệm xây dựng đô thị thông minh với Bình Dương

    Chuyên gia Hà Lan chia sẻ kinh nghiệm xây dựng đô thị thông minh với Bình Dương

    Tại hội nghị mới đây của Bình Dương, các chuyên gia thành phố Eindhoven (Hà Lan) đã chia sẻ những định hướng cơ bản xây dựng thành phố thông minh của Hà Lan; các kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng đô thị thông minh...

    " alt="Thành phố Hội An đặt mục tiêu đạt chuẩn đô thị thông minh vào năm 2030"/>

    Thành phố Hội An đặt mục tiêu đạt chuẩn đô thị thông minh vào năm 2030

  • Ngân hàng Nhà nước vừa ký quyết định ngày 18/11 chấp thuận triển khai thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ (Mobile Money) cho Tổng công ty viễn thông MobiFone.

    Như vậy, MobiFone đã trở thành nhà mạng di động đầu tiên được phép triển khai thí điểm cung cấp dịch vụ Mobile Money trên phạm vi toàn quốc. Thời gian thí điểm đến ngày 18/11/2023.

    {keywords}
     

    Dịch vụ Mobile Money cho phép khách hàng dùng tài khoản viễn thông để thực hiện nhiều giao dịch khác nhau như: thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ, chuyển tiền, nạp/rút tiền trực tiếp tại hệ thống cửa hàng, điểm giao dịch rộng khắp trên toàn quốc của MobiFone,… mà không yêu cầu phải có tài khoản ngân hàng, không yêu cầu phải sử dụng smartphone, không cần kết nối internet.

    Trong giai đoạn đầu, MobiFone sẽ triển khai cung cấp dịch vụ trên hệ thống hơn 600 cửa hàng, điểm giao dịch của MobiFone trên toàn quốc. Sau đó sẽ tiếp tục mở rộng ra toàn bộ hệ thống hơn 10.000 điểm giao dịch của các đối tác, đại lý.

    {keywords}
     

    Với các ưu điểm nêu trên, lợi ích của dịch vụ Mobile Money với người dân, xã hội là rất lớn. Dịch vụ Mobile Money sẽ góp phần đưa dịch vụ thanh toán điện tử có thể tiếp cận đến 100% người dân, đặc biệt với những người ở khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, điều mà các dịch vụ ngân hàng truyền thống, ví điện tử chưa làm được.

    Mobile Money sẽ thúc đẩy xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt theo đúng định hướng của Chính phủ, phát triển thương mại điện tử, dịch vụ công trực tuyến, đẩy mạnh chuyển đổi số toàn diện mọi mặt của xã hội.

    {keywords}
     

    Với quan điểm lấy trải nghiệm và lợi ích của khách hàng là trọng tâm, MobiFone đã có những bước chuẩn bị, đầu tư kỹ càng cho việc triển khai thí điểm dịch vụ Mobile Money. Bên cạnh việc đầu tư về hệ thống kỹ thuật, MobiFone còn chú trọng đầu tư cho các yếu tố quan trọng khác như: đội ngũ nhân sự, mạng lưới, hệ thống các điểm kinh doanh, quy trình vận hành…

    Đại diện MobiFone cho biết, nhà mạng này sẽ nhanh chóng hoàn thiện các bước chuẩn bị cuối cùng để có thể cung cấp dịch vụ tới khách hàng trong thời gian sớm nhất.

    {keywords}
     

    “Với việc được chấp thuận cho phép thí điểm cung cấp dịch vụ Mobile Money, các doanh nghiệp viễn thông sẽ song hành cùng các doanh nghiệp, tổ chức trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính, cùng nhau thúc đẩy sự phát triển của xu hướng thanh toán không tiền mặt, đẩy mạnh chuyển đổi số toàn diện mọi mặt của xã hội, đem lại cho xã hội, người dân những lợi ích, giá trị to lớn”, đại diện MobiFone chia sẻ.

    Theo MobiFone, dịch vụ Mobile Money triển khai trên nền tảng công nghệ cao, có phạm vi áp dụng trên toàn quốc, sẽ có số lượng người dùng lớn, yêu cầu cao về an ninh, an toàn bảo mật dịch vụ và dữ liệu người dùng. Khác với ví điện tử, Mobile Money không cần có tài khoản ngân hàng hoặc thẻ ghi nợ và cũng không phải liên kết ví điện tử với tài khoản ngân hàng. Do đó, việc xác thực thông tin thuê bao, định danh khách hàng là yếu tố bắt buộc tiên quyết.

    “MobiFone đã tích cực chuẩn hóa thông tin thuê bao, rà soát và chuẩn hóa thông tin người dùng trong thời gian vừa qua. Cùng với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, đầu tư bài bản về hệ thống kỹ thuật, hạ tầng, nhân sự…, chúng tôi sẽ nỗ lực để đem lại chất lượng dịch vụ tốt nhất, với sự bảo mật cao nhất và tiện ích nhiều nhất cho người dùng”, đại diện MobiFone khẳng định.

    Ngọc Minh

    " alt="MobiFone được phép triển khai thí điểm Mobile Money"/>

    MobiFone được phép triển khai thí điểm Mobile Money

  • 全网热点