Nhận định, soi kèo BATE
本文地址:http://app.tour-time.com/news/30a399373.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Soi kèo góc Man City vs Crystal Palace, 18h30 ngày 12/4
Kim Woohyeon (sinh năm 1992) là MC kiêm người mẫu nội y có tiếng tại Hàn Quốc. Không chỉ có sức hút tại xứ kim chi, Woohyeon còn được đông đảo dân mạng các nước châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan và cả Việt Nam chú ý. Trang cá nhân của người đẹp 9X thu hút hơn 700.000 người theo dõi.
Cô sở hữu thân hình nóng bỏng với chiều cao 1,65 m, eo thon và vòng một gần 100 cm. Kim Woohyeon "đốt mắt" người xem với những shoot hình đầy táo bạo, khoe triệt để đường cong cuốn hút. |
![]() |
Tháng 3/2019, người mẫu Hàn Quốc gây sốt mạng xã hội Việt Nam khi đăng bức hình check-in du lịch tại Hội An. Cô nhanh chóng có thêm một lượng lớn người theo dõi tại trang cá nhân là fan Việt. |
![]() ![]() |
Nhờ ngoại hình nổi bật, Kim Woohyeon trở thành người mẫu đắt show cho các nhãn hàng nội y tại Hàn Quốc. Cô gái sinh năm 1992 còn là MC cho một số chương trình trực tuyến, làm khách mời tại nhiều sự kiện ra mắt game, các cuộc thi đấu thể thao. |
![]() |
Gợi cảm là vậy song khi mới nổi tiếng, nàng mẫu 9X từng là tâm điểm chê bai của dân mạng Hàn. Thời điểm đó cô bị cho là có vòng một ngoại cỡ và eo bánh mì, không đúng với chuẩn người mẫu "mình dây" thanh mảnh. Woohyeon cũng chia sẻ mình vẫn có nhiều khuyết điểm trên hình thể và cố gắng tập luyện chăm chỉ để cải thiện. Sau quá trình tập luyện, cô nàng sở hữu thân hình săn chắc, khỏe khoắn hơn. |
![]() |
Bên cạnh làm mẫu ảnh, Kim Woohyeon còn có sở thích cosplay. Cô thường xuyên hóa trang thành nhiều nhân vật khác nhau và được khen ngợi với tài biến hóa đa dạng, hút mắt. |
Trái ngược với khi lên sóng, ngoài đời Diệu Linh theo đuổi phong cách thời trang nữ tính, nhẹ nhàng.
">Mẫu nội y nổi tiếng từng bị chê vì thân hình không đúng chuẩn
Chuyến đi chơi xa đầu tiên của cặp đôi tại Vườn quốc gia Ba Vì
“Trong khi mình nghĩ buổi đầu tiên chính thức gặp mặt nên ở quán cà phê hoặc xem phim bên ngoài. Vậy nên khi biết lời mời này mình không tin tưởng lắm, nghĩ anh ấy là playboy, không có ý định nghiêm túc gì cả. Sau lần đấy, mình không nhắn tin lại cho anh ấy nữa”, Băng Khanh kể.
Mặc dù sau đó, Nathan vẫn kiên trì ngắn tin cho Băng Khanh một vài lần nhưng vì ấn tượng không tốt nên Khanh chủ động không trả lời. Cho đến một hôm, tình cờ lướt Facebook thấy một người bạn đăng ảnh chụp cùng Nathan với nụ cười rất tươi, Khanh lập tức bị hút hồn.
Hẹn hò tại Đà Lạt |
Lúc này, trong trí nhớ của cô gái trẻ vẫn chưa nhận ra đây chính là người đã rủ mình về nhà xem phim lần đầu hẹn hò, mà chỉ thấy hơi quen.
Ấn tượng của Khanh về Nathan trước đó cũng là một chàng trai khá lạnh lùng nên sau khi lục lại thông tin của Nathan, Khanh quyết định không nhắn tin.
“Mình chỉ like hình anh ấy trên Zalo rồi anh thấy và nhắn tin cho mình lại từ đầu. Và đương nhiên lần này anh không dám rủ mình qua nhà chơi nữa. Lúc đó, mình mới nghỉ việc nên về quê mấy tuần.
Anh ấy tỏ tình với mình ngay cả khi bọn mình chưa chính thức gặp mặt. Sau mấy tuần cứ nói chuyện và facetime như vậy thì mình cũng ra Hà Nội, rồi cả hai gặp nhau và chính thức yêu”, Khanh chia sẻ.
![]() |
Cặp đôi thường có những chuyến đi xa cùng nhau |
Thời gian đầu yêu, cặp đôi xác định yêu nhau nhưng không kết hôn. Sau đó vì muốn có em bé nên quyết định lên kế hoạch sinh con. Khi tình cảm nghiêm túc đến giai đoạn này rồi thì cả Nathan và Băng Khanh quyết định sẽ về chung một nhà.
“Cả hai đều nghiêm túc và sống thiên về gia đình nên cảm thấy không cần chờ đợi gì nữa mà quyết định cưới thôi. Anh ấy sang Việt Nam sống và thật sự yêu Việt Nam, anh ấy thích nhất những nét văn hoá truyền thống nên thích thú với văn hoá Việt”, Khanh nói.
Điều khiến Khanh ấn tượng về bạn trai là ngoại hình cao ráo, cực điển trai. Cô dí dỏm kể từ khi yêu Nathan, không ai còn khen Băng Khanh xinh đẹp nữa mà tất cả sự chú ý của mọi người đều đổ dồn về phía Nathan.
![]() |
Và quyết định về chung một nhà |
Ngoài ra, vì là người phương Tây nên khi nghe đến những tục lệ dân gian như bỏ tỏi trong người để tránh ma, Nathan luôn cười ngặt nghẽo và trêu Băng Khanh nhưng vẫn làm theo. Thậm chí lần nào bà xã quên anh chàng đều nhắc.
Về phía Băng Khanh, do có lối sống hiện đại nên cô thích nghi nhanh với cuộc sống cùng chồng tây. “Chỉ có điều, người Việt Nam nhiều người có thói quen phát ra tiếng động khi ăn uống, chồng mình lại được giáo dục nghiêm khắc về việc này, tuyệt đối ăn không phát ra tiếng động nên mình phải sửa theo”, Khanh nói.
![]() |
Đám cưới của cặp đôi có đầy đủ thành viên hai bên gia đình |
Vượt qua nhiều thử thách về ngôn ngữ, văn hóa thì vấn đề ẩm thực lại làm khó cặp đôi. Nathan là một boxer nên ăn uống lành mạnh, hạn chế tinh bột và đồ dầu mỡ nên thời gian đầu gần như anh không ăn được đồ Việt Nam.
Trong khi đó Khanh lại thích ăn đồ Việt nên ngay cả khi sống với nhau, cặp đôi cũng ít khi ăn cùng mâm. Tuy nhiên giờ đây, sau khoảng thời gian dài sống tại Việt Nam, Nathan đã ăn được khá nhiều món ăn Việt.
Về phía Băng Khanh, cô thừa nhận từ trước đến nay không nghĩ là mình sẽ lấy chồng tây, Nathan cũng là anh tây đầu tiên mà cô yêu nên cả hai đến với nhau là vì duyên.
![]() |
Cặp đôi có cậu con trai kháu khỉnh |
Hiện tại Nathan đã định cư luôn ở Việt Nam, cả hai có với nhau một cậu con trai kháu khỉnh tên Noah. Vượt qua sự khác biệt về văn hóa, quan điểm yêu cặp đôi đã đến với nhau và có cái kết đầy ngọt ngào.
![]() |
Noah thừa hưởng nét đẹp của cả bố mẹ |
![]() |
Cặp đôi đã có cái kết đẹp cho chuyện tình yêu của mình |
Ngoài nhận xét về ngoại hình, tính cách của chàng trai, bạn thân của cô gái còn bất ngờ hỏi mức lương của anh khiến nhiều khán giả không hài lòng.
">Yêu văn hóa Việt, chàng Tây quyết lấy vợ Việt Nam
Chuyện buồn của vị khách Hàn Quốc
Sáng ngày 9/3, Thu Huyền (26 tuổi) lên Facebook kêu gọi: ‘Các bạn ơi, nếu có thể xin hãy đừng bài xích hay tẩy chay người ngoại quốc, bất kể là người nước nào trong thời điểm nhạy cảm này’.
Thời điểm viết những dòng chia sẻ đầy bức xúc này, Huyền đang ngồi trên chuyến xe khách Hà Nội - Quảng Ninh để về quê thăm con gái.
Xe to nhưng chỉ có vài vị khách ngồi cách xa nhau, mỗi người một ghế. Khi đi đến gần khu vực Xuân Đỉnh (Bắc Từ Liêm, Hà Nội), lơ xe bắt đầu thu tiền của mọi người.
Chuyện sẽ chẳng có gì cho đến khi anh ta hỏi vị khách về đâu, vị khách trả lời ‘về Quế Võ’.
Nghe thấy giọng lơ lớ của vị khách, anh lơ xe hỏi lại: ‘Người nước nào? Trung quốc à?’
Bác dõng dạc trả lời: ‘Không, tôi là người Hàn Quốc. ‘Ngay lập tức lơ xe yêu cầu lái xe dừng lại và đuổi bác xuống. Lúc này, mọi người trên xe đều thấy bất bình và xin nhà xe giúp bác ấy được ở lại. Lái xe đồng ý nhưng anh lơ xe nhất quyết đuổi bác. Trước khi xuống xe, bác nói lại: Tôi đã sống ở Việt Nam 30 năm rồi và tôi không làm gì sai’.
Huyền cho biết, vị khách bị đuổi xuống ngay chân cầu Thăng Long - nơi khó mà bắt được xe khách hoặc taxi.
Sự việc khiến tất cả hành khách trên xe bất bình, Huyền kể lại. ‘Mình thấy bác ấy đã có ý thức đeo khẩu trang cẩn thận, và chọn chỗ ngồi gần cuối xe, không tiếp xúc với ai. Mình đoán là bác làm việc ở khu công nghiệp Quế Võ (Bắc Ninh). Trong khi anh lơ xe thậm chí còn không đeo khẩu trang’.
‘Bản thân mình và chắc là cả những vị khách khác đều cảm thấy thật bất lực vì chẳng thể giúp được gì cho bác ấy. Rồi lại chợt nghĩ, nếu như chính chúng ta, đang sống ở một đất nước khác, bị người khác bài xích và tẩy chay như thế thì chúng ta sẽ cảm thấy như thế nào?’.
![]() |
'Nếu như chính chúng ta, đang sống ở một đất nước khác, bị người khác bài xích và tẩy chay như thế thì chúng ta sẽ cảm thấy như thế nào?'. Ảnh minh hoạ: China Daily |
Làm việc cho một công ty của Hàn Quốc có trụ sở ở Hà Nội, Huyền thấm thía hơn ai hết thái độ bài xích người nước ngoài của một bộ phận người Việt trong thời điểm này.
Huyền kể, suốt thời gian qua khi dịch bệnh bùng phát ở Trung Quốc, rồi đến Hàn Quốc, nhiều phen cô cũng điêu đứng khi tìm dịch vụ ở Hà Nội giúp các đồng nghiệp. ‘Nhiều lần mình gọi xe cho đồng nghiệp, khi khách lên xe, biết là người nước ngoài, họ đã từ chối thẳng thừng, mời xuống xe luôn’.
Cách đây chỉ 3-4 ngày, Huyền và 2 ‘sếp’ khác của cô là người Hàn Quốc có ghé vào một quán trà chanh trên phố. Nhưng khi 2 đồng nghiệp của cô vừa lên tiếng, nghe thấy giọng Hàn Quốc thì ngay lập tức một nhóm bạn trẻ ở bàn bên cạnh đã khiêng bàn ra chỗ khác ngồi rồi chỉ trỏ lại phía bàn cô.
Lúc ấy, tôi thực sự cảm thấy xấu hổ vì thái độ kém văn minh ấy của người dân nước mình.
Ở nhà chống dịch, vợ chồng tôi gắn bó hơn
Là người Mỹ, anh Tom Utzinger kết hôn với vợ người Việt và sinh sống ở Quy Nhơn (Bình Định) đã nhiều năm nay. Chị Diệu Tâm - vợ anh cho biết, vì 2 vợ chồng đều là giáo viên nên từ sau tết Nguyên Đán, anh chị đã có một kỳ nghỉ dài. Cuộc sống của anh chị không có nhiều thay đổi mặc dù anh có cảm nhận được một chút ít ‘xa lánh’ của người lạ khi vào quán cà phê.
‘Anh kể, có 2 lần vào quán cà phê lạ, người ta nhìn anh bằng ánh mặt dè chừng và có ý tránh xa. Còn hầu hết anh ra ngoài đều tiếp xúc với những người quen. Mọi người biết là anh đã sống ở đây lâu rồi, nên không gặp khó khăn gì’ - chị Tâm chia sẻ.
Chị Tâm cũng cho biết, mặc dù hai vợ chồng nghỉ làm, cuộc sống có thay đổi đôi chút nhưng nhìn chung mọi thứ đều ổn. Điều khiến anh chị lo lắng nhất trong thời gian qua lại là cậu con trai đang du học bên Mỹ.
‘Cả nhà cũng suy nghĩ rất nhiều về chuyện nên khuyên con ở lại hay về nước. Sau khi tính toán rất nhiều yếu tố thì hiện tại, cháu quyết định ở lại. Nhà trường vừa cho nghỉ học, chuyển sang học online đến tháng 6’.
‘Tôi cũng dặn cháu ở lại nên hạn chế ra ngoài và thực hiện đúng các hướng dẫn y tế cần thiết để bảo vệ mình trong tình hình đang phức tạp như thế này’.
![]() |
Thời dịch bệnh lại khiến gia đình chị Vy gắn bó hơn nhờ những bữa cơm nhà. Ảnh: NVCC |
Cũng giống như gia đình chị Tâm, chị Vy có chồng là người Nhật, hiện sống ở TP.HCM 6 năm nay.
Chị Vy chia sẻ, việc hạn chế ra ngoài mùa dịch lại khiến cuộc sống gia đình chị thay đổi theo hướng tích cực hơn.
‘Trước kia, vì công việc bận rộn, 2 vợ chồng mình rất hay ra ngoài ăn - một tuần phải tới 2-3 bữa tối ăn ngoài. Nhưng từ khi có dịch, chúng tôi chăm chỉ nấu nướng ở nhà hơn. Cả hai lại có cơ hội nấu cho nhau ăn những món truyền thống của Việt Nam và Nhật Bản mà trước đây ít có thời gian để làm’.
‘Bữa trưa chúng tôi cũng không ăn ngoài nữa, mà mang cơm hộp từ nhà đi, vừa tiết kiệm lại an toàn’.
Bình thường, chị Vy hay thuê người giúp việc theo giờ nhưng cả tháng nay người giúp việc về quê lo việc gia đình, không làm cho nhà chị được. Thế là hai vợ chồng chị phải phải xắn tay làm mọi việc nhà. ‘Hơi mệt tí nhưng hai vợ chồng lại gắn bó, chia sẻ với nhau hơn’.
Chị Vy bảo, thời dịch bệnh, cuộc sống của ai cũng sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều nhưng nếu mỗi người chịu khó một tí, nhìn theo hướng tích cực thì mọi thứ vẫn sẽ nhẹ nhàng và bình thường như nó vốn có.
Bất đắc dĩ trở thành F2 trong những ngày Hà Nội đang căng mình phòng chống dịch, chị Thuý Hằng được chứng kiến và nghe kể lại những chuyện cười ra nước mắt.
">Vị khách Hàn Quốc bị đuổi xuống xe khách: Tôi không làm gì sai cả!
Nhận định, soi kèo U17 Việt Nam vs U17 UAE, 22h00 ngày 10/4: Chưa biết mèo nào cắn mỉu nào
Theo ông Khá, trước đây, xóm trọ này phức tạp, người ở trọ không chịu khó làm ăn. Cuối năm 2019, chính quyền địa phương đã cử lực lượng xuống làm việc với chủ trọ và người thuê trọ. Hiện nay, xóm trọ này đã được 'thay da đổi thịt'. |
Nếu như trước đây, xóm chủ yếu là những căn phòng ọp ẹp, tường và mái bằng tôn, thì giờ đây đã được xây bằng bê tông, cốt thép. Số người ở trọ cũ chỉ còn gần 30 hộ. |
Một số gia đình cũng tận dụng bãi đất trống để làm chuồng nuôi gà. Tuy nhiên, khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát và việc cách ly toàn xã hội được thực thi, cuộc sống, kinh tế của người dân trong xóm bị ảnh hưởng rất nhiều. |
Gia đình bà Nga ở đây được hơn 10 năm. Vợ chồng bà có 5 người con, đều đã có gia đình riêng. Các con sinh lần lượt cho ông bà 15 đứa cháu. |
Ở trong căn phòng trọ, tường và trần bằng tôn, giữa trưa nắng không khí trong nhà và ngoài trời không khác nhau là mấy. Dù thế, bà Nga vẫn vừa trông cháu, vừa nấu ăn, dọn dẹp nhà. |
Chị Huỳnh Thị Kim Nhung, 45 tuổi, từng ly hôn chồng. 8 năm trước, chị dọn đến xóm trọ sống như vợ chồng với người đàn ông làm nghề phụ hồ. Công việc của chị là làm công nhân cho cơ sở đậu nành ở Chợ Lớn. Hơn 5 tuần qua, cơ sở đóng cửa, chị phải nghỉ việc. Chồng chị làm phụ hồ cũng phải ở nhà hơn tuần nay vì lệnh cách ly toàn xã hội. Không việc làm, không có thu nhập, cuộc sống của hai vợ chồng khó khăn hơn. |
Chị Nhung cho biết, căn phòng chị đang thuê có giá 800 ngàn đồng. Ngày 6/4 là đến hạn đóng tiền nhà, nhưng chị chưa có đủ để đóng. 'Hôm qua, ông chủ nhà có đến hỏi, nhưng tôi xin khất mấy ngày nữa. Nói là vậy, nhưng giờ dịch bệnh thế này, không biết kiếm đâu ra tiền', chị Nhung nói. Chị cho biết, mấy hôm trước, có một nhóm người đến xóm trọ xin thông tin từng nhà, hứa sẽ mang dầu ăn, gạo, nước mắm đến cho nhưng chị không có nhà nên không nhận được phiếu. |
Chị Trần Thụy Thúy Thanh, 34 tuổi là mẹ đơn thân nuôi hai con 1 tuổi và 7 tuổi. Trước đây, chị bán hàng ở một cửa hàng bán đồ inox, tháng được hơn 7 triệu đồng. Tuy nhiên, khi dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, cửa hàng nơi chị làm đã đóng cửa, cho người làm nghỉ việc, hẹn khi nào hết dịch đến làm lại. 'Không biết khi nào mới hết dịch nữa', chị Thanh thở dài. |
Không có thu nhập, nhưng tiền thuê nhà, sữa, bỉm cho con, tiền ăn tiền uống vẫn phải chi, chị Thanh đành phải gửi con nhỏ 1 tuổi cho bố mẹ chăm để nấu đồ ăn bán kiếm thu nhập. Mỗi ngày, chị sẽ làm một món rồi đẩy đi bán hoặc bán cho khách tại khu trọ. Hôm 7/4, chị làm món bánh tráng cuốn tôm, thịt để bán. Chị Thanh cho biết, mỗi ngày, chị kiếm được hơn 100 ngàn đồng tiền bán đồ ăn, đủ để lo ăn uống cho ba mẹ con. Chị cho biết, thương hoàn cảnh của mấy mẹ con, những người trong xóm ai cũng mua ủng hộ. |
Cách đó mấy mét bà Huỳnh Thị Ngọc Phượng, 58 tuổi, quê Bến Tre sống một mình trong căn phòng rộng 10 m2.10 giờ trưa, ngoài trời nắng nóng, bên trong căn phòng ọp ẹp cũng oi bức, bà Phượng bị hen suyễn, bệnh tim nên phải nằm nghỉ. Bà cho biết, đang mưu sinh bằng công việc nhặt ve chai. Từ khi việc cách ly toàn xã hội được thực thi, thu nhập từ công việc nhặt ve chai của bà cũng chỉ bữa có bữa không. |
Thương hoàn cảnh của bà, mỗi người trong xóm phụ giúp một ít cho bà mua thuốc uống. Có người thì mang đồ ăn sang cho. 'Nhận của họ nhiều, tôi cũng ngại', bà Phượng nói. Cứ khi sức khỏe đỡ yếu, bà lại đẩy xe đi nhặt ve chai, bán kiếm thêm thu nhập. 'Ở ngôi chùa gần đây có phát cơm từ thiện, hôm nào đi nhặt ve chai là tôi ghé lấy ăn. Hôm nào mệt nằm nhà thì thôi', bà Phượng kể. |
Sáng ngày 7/4, sức khỏe đỡ hơn, bà Phượng đẩy xe đi nhặt được một ít ve chai. Vì dịch bệnh nên các hàng quán đóng cửa hoặc bán ít, vì thế, bà không nhặt được nhiều. Bà Phượng cho biết, số ve chai này sẽ gom lại mang cất, chờ nhiều hơn sẽ mang đi bán. |
Trưa ngày 7/4, một cán bộ phường xuống xóm trọ nhắc người dân hãy tuân thủ việc hạn chế ra đường, tránh tụ tập đông người, đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên để hạn chế virus corona lây lan. Được mọi người trong xóm cho biết, dịch bệnh nhưng không được chủ trọ giảm tiền phòng, vị cán bộ hứa sẽ vận động chủ trọ chia sẻ khó khăn với bà con. Người này cũng cho biết, thời gian qua, UBND xã cũng đã vận động được 20 chủ phòng trọ giảm tiền cho người thuê trọ. |
Mỗi ngày thu nhập 6-7 triệu đồng từ kinh doanh quán ăn, nhưng vợ chồng chị Trang treo biển nghỉ để nấu cơm, mang gạo đi phát cho người nghèo trong thời gian thực hiện cách ly xã hội.
">Tình người trong xóm ngụ cư Sài Gòn mùa dịch Covid
Theo TS. Tal Ben-Shahar - chuyên gia về Tâm lý học Tích cực Đại học Harvard, giáo dục hạnh phúc tập trung vào việc xây dựng môi trường học tập an toàn và tích cực, giúp học sinh phát triển toàn diện về cảm xúc, kỹ năng xã hội, năng lực học thuật. Nhiều nghiên cứu chỉ ra, hạnh phúc có mối tương quan tích cực với động lực và thành tích học tập. Khi phát triển về mặt cảm xúc, tinh thần và thể chất, các em sẽ đạt được phát triển vượt bậc về trí tuệ.
Trong bối cảnh xã hội phát triển nhanh chóng, học sinh đối mặt với nhiều thách thức như áp lực học đường gia tăng, căng thẳng từ các kỳ thi chuẩn hóa, hay sự phức tạp trong việc cân bằng giữa học tập và cuộc sống cá nhân. Vì thế, giáo dục hạnh phúc trở thành xu hướng tất yếu, được tích hợp vào hệ thống đào tạo tại nhiều quốc gia như Phần Lan, Đan Mạch, Australia hay Ấn Độ.
Với mong muốn đưa những giá trị của triết lý giáo dục này đến gần hơn với học sinh Việt Nam, TH School và Tập đoàn TH đồng hành cùng Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân lực (EDI) tổ chức Hội thảo quốc tế Hạnh phúc trong giáo dục 2024. Đây là sự kiện giáo dục quy mô lớn, hướng đến các nhà hoạch định giáo dục, lãnh đạo nhà trường, giáo viên và phụ huynh. Mục tiêu của hội thảo là đưa ra những góc nhìn mới và giải pháp thực tiễn để xây dựng môi trường giáo dục tích cực, hạnh phúc tại Việt Nam.
Nhiều chuyên gia quốc tế dự hội thảo về hạnh phúc trong giáo dục
Cách ly phố Trúc Bạch (Hà Nội) - nơi bệnh nhân nhiễm Covid-19 số 17 sinh sống. Ảnh: Đoàn Bổng |
22h ngày 6/3/2020, thông tin về bệnh nhân 17 tràn ngập trên mạng xã hội. Bệnh nhân 17 được biết đến như người kết thúc chuỗi 22 ngày không có ca nhiễm mới ở Việt Nam. Cũng từ lúc này, Việt Nam liên tục công bố những ca nhiễm mới. Con số liên tục nhảy: 18, 19, 20, 21…. Và lúc này đây, 22h của 1 tuần sau đó, con số đã là 47 bệnh nhân. Tôi nói đến điều này không hàm ý lên án, bài xích hay luận tội cá nhân bệnh nhân 17. Tuyệt đối không! Mà là có một “hội chứng bệnh nhân 17” đã và đang xảy ra trong Hà Nội nói riêng và cả Việt Nam nói chung.
Là những con phố vòng quanh hồ Trúc Bạch lúc 19h tối nay (13/3) khi tôi và vợ mình đi qua: Không một bóng người. Tôi không biết các giờ khác thế nào nhưng tối nay, lúc vợ chồng tôi đi qua thì quả thực, không một bóng người trên phố dù những ngôi nhà trên phố vẫn thắp đèn. Cứ như thể virus nCovy có thể nấp đâu đó và sẵn sàng nhảy ra bám lấy bất cứ ai đi qua vậy.
Là siêu thị, chợ sáng 7/3/2020 thất thủ khi người dân ùn ùn đổ đi mua hàng hoá tích trữ. Là một loạt các địa danh bị liên đới như khu T18 nhà tôi, nơi có bác sỹ tại bệnh viện Hồng Ngọc thăm khám cho bệnh nhân 17 sinh sống cũng rộ lên tin đồn bị phong toả. Đêm 6/3/2020, inbox của tôi ngập tràn tin nhắn của bạn bè. Bố mẹ tôi cũng gọi điện hỏi han và thúc giục vợ chồng tôi đưa 3 đứa nhỏ sang nhà ông bà ngay và luôn để tránh dịch.
![]() |
Khái niệm mới mùa Covid-19: Hội chứng bệnh nhân 17= sự kỳ thị vô lý |
Đêm đó, nhiều gia đình ở T18 và cả nhiều toà xung quanh cũng vội vã bỏ về quê ngay trong đêm. Dù đó chỉ là những tin giả lan truyền trên mạng. Vài cuộc hẹn của tôi cũng bị “delay” với lý do: Sếp em bận đột xuất. Chỉ vì tôi “lỡ” đăng status “khoe” tôi ở T18. Vài cư dân trong group cư dân kể: Gọi ship hàng đến T18 là tự động bị huỷ đơn. Là liên đới thôi mà đã khủng khiếp thế huống chi những người dân trong phố Trúc Bạch?
“Hội chứng bệnh nhân 17” là sự hoảng loạn của cả Hà Nội trong suốt 1 tuần qua với hàng trăm cuộc “di cư” khiến hàng trăm quán xá buộc phải đóng cửa không mong muốn vì nhân viên bỏ về quê hết và là vì "không ai ra đường nữa", kinh doanh vừa khởi sắc tí chút đã lại rơi xuống vực thẳm lao đao.
Nhiều trung tâm giáo dục vừa thông báo mở lại trường đã ngay lập tức phải huỷ thông báo. Nhiều chuyến du lịch bị huỷ vé. Thậm chí, vài chương trình truyền hình có khán giả cũng phải hoãn tổ chức như chương trình Quán Thanh Xuân của VTV.
Sự cẩn trọng là cần thiết trong bối cảnh dịch diễn biến phức tạp. Song sự cẩn trọng đến mức tỏ ra kỳ thị thì đáng sợ vô cùng. “Hội chứng bệnh nhân 17” chính là hội chứng của sự sợ hãi dẫn đến kỳ thị trên diện rộng.
![]() |
Chuyển thực phẩm vào khu cách ly phố Trúc Bạch (Hà Nội). Ảnh: Đoàn Bổng |
Từ tâm dịch, phố Trúc Bạch đến các địa danh liên đới như T18, như bệnh viện Hồng Ngọc đều bị ảnh hưởng. Từ bệnh nhân 17 đi đâu, làm gì cũng bị cư dân mạng soi kỹ và phán quyết ngay lập tức dù đúng dù sai, dù chưa rõ hay chỉ là nghi ngờ. Hội chứng bệnh nhân 17 tấn công cả những người ở diện cách ly vì là F2, F3 thậm chí F4, F5. Cứ là đối tượng bị cách ly thì dù âm tính cũng sẽ bị đối xử kỳ thị.
Như ở khu tôi sống, dù ban quản lý đã sắp xếp thang máy riêng thậm chí cử nhân viên lễ tân mang giúp hàng hoá, đồ ăn lên tận phòng thì đâu đó, trong group cư dân nhiều người vẫn “to tiếng” nói những lời không hay. Đội ngũ admin của group cư dân phải xoá đi bao nhiêu comment dạng đó.
Bệnh nhân 17 bị cư dân mạng coi là tội đồ. Những người bị cách ly thôi cũng trở thành đối tượng bị “ném đá- ăn gạch”. Đúng nghĩa đen luôn, nhiều người bị ném đá vào nhà khi được phường xã thông báo cách ly tại nhà do có tiếp xúc với F2, F3 chứ không phải là tiếp xúc trực tiếp hay tiếp xúc gần. Nỗi hoảng sợ khiến người ta có những ứng xử như thời thượng cổ. Cuộc tháo chạy của nhiều người ngoại tỉnh cũng chính là thể hiện sự kỳ thị Hà Nội, nơi cho họ công ăn việc làm. Với họ, “kiếm tiền thì cả đời, không làm việc này thì làm việc khác” nên họ thà bỏ việc.
“Hội chứng bệnh nhân 17” càng khiến cho những ai nghi ngờ mình bị nhiễm Covid-19 cũng không dám đến bệnh viện khám. Ai cũng sợ nếu mình đến khám thì dù xét nghiệm âm tính họ cũng không thoát khỏi cơn cuồng nộ của mạng xã hội dành cho họ. Như status của một người bạn tôi có chồng “nhỡ mồm” vào uống một chén với cậu bạn.
Hai hôm sau nghe tin sếp của cậu bạn ấy bị cách ly tại nhà vì có mặt trong cuộc họp với bệnh nhân 21. Nên giờ thì chồng của bạn tôi bị coi là đối tượng cần cảnh giác. Thậm chí, bạn tôi, người vừa giật status ấy cũng đã bị “ném đá hội đồng” yêu cầu cũng nên đi khám ngay và luôn. Tôi thật lo cho doanh nghiệp của bạn tôi hẳn sẽ bị tẩy chay sau status “nhỡ mồm” này.
![]() |
Tác giả bài viết: Hoàng Anh Tú |
“Hội chứng bệnh nhân 17” đang là thứ hội chứng đáng sợ nhất trên mạng xã hội và cả đời sống thực ngoài kia. Nơi mà cả con phố Trấn Vũ- Trúc Bạch đang vắng hoe như thế. Nơi mà người dân rỉ tai nhau những câu chuyện giả: “Cái A, con ông B, làm ở viện C có sếp là người đi cùng bệnh nhân D nghi nhiễm từ ông E đi qua vùng dịch F đấy. Đừng gần nó. Hãy cách xa nó ra kẻo lây là chết toi cả họ nhà mình”.
Cẩn trọng là cần thiết trong mùa dịch dã này. Nhưng cẩn trọng bằng việc tạo ra những kỳ thị lại là thứ đáng sợ. Covid-19 dù nguy hiểm nhưng nó chưa giết chết ai ở Việt Nam, vậy mà những thứ virus tin giả đã và đang giết chết nhiều mối quan hệ xã hội, giết chết danh dự của nhiều người, đời sống riêng tư của nhiều người và cả những doanh nghiệp bị liên đới. Thứ đó, “hội chứng bệnh nhân 17” liệu bạn có đang mắc phải không?
Bất đắc dĩ trở thành F2 trong những ngày Hà Nội đang căng mình phòng chống dịch, chị Thuý Hằng được chứng kiến và nghe kể lại những chuyện cười ra nước mắt.
">Hội chứng bệnh nhân thứ 17
Tài tử 'Ỷ Thiên Đồ Long Ký' làm phục vụ ở quán ăn
Rita Ishizuka (3 tuổi, Nhật Bản) khiến nhiều người ngạc nhiên khi sở hữu khả năng trượt ván điêu luyện. Cô bé là cái tên nổi tiếng trên mạng với hơn 60.000 người follow.
Những hộp cơm bento giàu dinh dưỡng, bắt mắt là tâm huyết và tình yêu mà chị Yến Dung muốn dành cho con của mình mỗi ngày.
">Bé gái 3 tuổi có khả năng trượt ván điệu nghệ
友情链接