您现在的位置是:NEWS > Nhận định
Những trang phục đẹp nhất tại giải pickleball thế giới
NEWS2025-03-29 11:52:55【Nhận định】9人已围观
简介Cặp VĐV Rachel Rohrabacher và Anna BrightCách phối màu của cặp VĐV Rachel Rohrabacher và Anna Bright2.2.、、
Cặp VĐV Rachel Rohrabacher và Anna Bright

Cách phối màu của cặp VĐV Rachel Rohrabacher và Anna Bright giúp cả hai đều nổi bật. Rohrabacher mặc trang phục đơn sắc, còn Bright kết hợp với váy tennis màu trắng (Ảnh: Pickleball.com).
Cặp VĐV Lauren Stratman và Julian Arnold

VĐV nữ Stratman mặc áo ba lỗ bó sát và quần short lululemon màu hồng rực rỡ. Còn Arnold mặc quần short màu hồng và áo phông trắng cổ điển. Cách phối này khá đơn giản nhưng vẫn là nổi bật hai VĐV (Ảnh: Pickleball.com).
Michael Loyd

Loyd không chỉ xuất sắc vượt qua hàng loạt VĐV như Ben Johns, JW Johnson và Quang Dương để giành chức vô địch đơn nam, mà anh còn gây ấn tượng với bộ đồ phong cách. Anh mặc áo màu tím sẫm này kết hợp với quần short màu mận và mũ màu hoa oải hương. Bộ trang phục này kết hợp với hoa tai và dây chuyền tạo nên phong cách riêng cho Loyd (Ảnh: Pickleball.com).
Jack Sock

Sock mặc chiếc áo xanh nhạt, kết hợp với quần màu trắng và chiếc mũ đội ngược. Cách phối này phù hợp với phong cách của anh (Ảnh: Pickleball.com).
Maggie Brascia

Brascia mặc một chiếc váy bó màu xám, kết hợp với áo cổ cao màu trắng và một chiếc mũ lưỡi trai. Cách phối này giúp người mặc có phong thái khỏe khoắn, phù hợp với môn thể thao vận động (Ảnh: Pickleball.com).
Parris Todd

Todd đã mặc chiếc váy bó màu xanh lá cây tuyệt đẹp và áo crop top cổ cao phù hợp, kết hợp với đôi giày Babolat màu xanh. Cách phối này tạo ra phong cách riêng cho VĐV người Mỹ (Ảnh: Pickleball.com).
Noe Khlif

Khlif mặc áo phông và quần short màu xanh navy, kết hợp với dây đeo cổ tay màu trắng và tất cao màu trắng. Với bộ đồ này, Khlif là nổi bật sự nam tính của mình (Ảnh: Pickleball.com).
很赞哦!(824)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Kuwait vs Oman, 1h15 ngày 26/3: Khó cho khách
- Cả gia đình 4 người bị bỏng ga nặng
- Truyền thông quốc tế: Việt Nam kết liễu Malaysia nhờ sự sắc sảo
- Bạn đọc ủng hộ bé Trương Thanh Lợi bị ung thư máu
- Nhận định, soi kèo Malaysia vs Nepal, 21h00 ngày 25/3: Mệnh lệnh phải thắng
- ILA Future Hack
- Cứu con cha ơi!
- Những gương mặt cựu học sinh ‘cực đỉnh’ của VAS
- Siêu máy tính dự đoán Anh vs Latvia, 2h45 ngày 25/3
- Lewandowski bùng nổ tại Barca, 2 trận ghi 8 bàn thắng
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Senegal vs Togo, 4h00 ngày 26/3: Chiến thắng nhọc nhằn
UBND tỉnh Quảng Ngãi thông báo cho phép học sinh trở lại trường vào ngày 4/5 vì vậy, sáng 29/4, thầy cô giáo Trường Tiểu học số 1 Trương Quang Trọng (TP Quảng Ngãi) tổ chức dọn vệ sinh để chuẩn bị đón học sinh trở lại.
Cô Bùi Thị Hồng Vân, Phó hiệu trưởng nhà trường cho biết: Trường đã lập kế hoạch ‘tách đôi’ lớp học để giảng dạy. Cụ thể, một lớp học có 48 học sinh được chia làm đôi, học 2 ca. Ca 1 học vào các thứ 2, 4, 6; ca 2 học vào các thứ 3, 5, 7. Học sinh được tổ chức ngồi học theo hình ‘dích dắc’, mỗi học sinh ngồi 1 bàn, một em đầu bàn bên này, em còn lại sẽ ngồi đầu bàn bên kia để đảm bảo công tác phòng chống dịch Covid-19.
Tách lớp khi học sinh trở lại, nhiều trường sẽ thiếu giáo viên Trường Tiểu học Chánh Lộ có 31 lớp nhưng chỉ 21 phòng học. Nhà trường đã chuẩn bị nhiều phương án dạy học. Nếu thực hiện yêu cầu giãn cách học sinh, tách đôi lớp học thì giảm xuống còn 3 buổi học/tuần. Các môn cơ bản như Toán, tiếng Việt, tiếng Anh sẽ dạy chính. Các môn khác học sinh có thể học theo phiếu học tập giáo viên giao cho học sinh về nhà làm...
Tách lớp sẽ thiếu giáo viên
Đối với học sinh tiểu học khó khăn nhất là đảm bảo khâu vệ sinh, phòng chống dịch Covid -19 theo quy định. Phó hiệu trưởng Trường Tiểu học Chánh Lộ chia sẻ: Việc phải rửa tay, sát khuẩn, đeo khẩu trang, ra chơi tại lớp đối với học sinh tiểu học rất khó vì các em còn nhỏ, ý thức chưa cao, lâu ngày các em gặp lại bạn bè sẽ không tránh khỏi vui đùa.
Nếu học sinh ở trong lớp 5 – 6 tiết liên tục sẽ khiến các em rất căng thẳng. Giáo viên phải đi kèm học sinh để hướng dẫn rửa tay, đảm bảo vệ sinh rất mất thời gian.
Nhiều trường khác lại gặp khó trong sắp xếp lớp học. Trường Tiểu học Trần Phú có số lượng học sinh đông, 43 lớp học, nhưng chỉ có 26 phòng. Vì cơ sở vật chất chưa đảm bảo nên trường chưa thể tổ chức dạy 2 buổi/ngày cho tất cả các lớp. Trường dự định dừng hoạt động bán trú, tổ chức học 1 buổi/ngày và tách đôi lớp học. Một nửa số lượng học sinh của lớp học buổi sáng và một nửa số lượng học buổi chiều
Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Ngãi Đỗ Văn Phu cho biết, thực hiện giãn cách học sinh, dạy 2 buổi trên ngày để phòng chống dịch Covid-19 thì nhiều trường sẽ thiếu giáo viên, sẽ gặp khó khăn.
Hình ảnh giáo viên các trường dọn vệ sinh đón học sinh trở lại:
Thanh Vạn
Các tỉnh, thành cho toàn bộ học sinh đi học trở lại từ ngày 4/5
- Sau thời gian nghỉ học vì Covid-19, nhiều địa phương đã quyết định cho tất cả học sinh các cấp trên địa bàn đi học trở lại từ ngày 4/5.
">Tách lớp khi học sinh trở lại, nhiều trường sẽ thiếu giáo viên
TPHCM muốn rút ngắn thời gian hoàn thành mạng lưới metro (Ảnh: Hải Long).
Theo Giám đốc Sở GTVT Trần Quang Lâm, mục tiêu này nhằm rút ngắn tiến trình hoàn thành toàn bộ mạng lưới theo quy hoạch 510km vào năm 2045 thay vì đến năm 2060.
"Việc sớm phủ mạng lưới metro nhằm giải quyết được các bất cập về giao thông đô thị, yêu cầu phát triển thành phố hiện đại, văn minh trong tương lai", ông Lâm nói.
Để hoàn thành mục tiêu trên, TPHCM đề xuất 43 cơ chế, chính sách đột phá với 32 cơ chế, chính sách thuộc thẩm quyền ban hành của Quốc hội, 13 cơ chế thuộc thẩm quyền ban hành của Chính phủ.
Các cơ chế, chính sách nhằm ưu tiên huy động vốn và bố trí vốn; phân cấp, phân quyền mạnh mẽ; rút ngắn trình tự, thủ tục, đẩy nhanh tiến độ thực hiện; phát triển đô thị theo định hướng TOD; thu hút các nhà đầu tư chiến lược, đa dạng hóa nguồn lực đầu tư...
Trong số đó, đề án được áp dụng một số cơ chế, chính sách tương tự từ dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.
Về nguồn vốn, đề án của TPHCM xác định đầu tư công có vai trò chủ đạo và quyết định đến việc xây dựng hệ thống metro. Trong quá trình triển khai, TPCHM tiếp tục nghiên cứu, kêu gọi các nhà đầu tư tham gia đầu tư xây dựng các tuyến metro có tiềm năng thương mại.
Đối với nguồn vốn ngân sách, TPHCM sẽ huy động từ kế hoạch vốn trung hạn, nguồn vượt thu, nguồn từ khai thác quỹ đất (TOD), phát hành trái phiếu chính quyền địa phương.
Bên cạnh đó là huy động vốn vay, huy động từ hợp đồng BT (trả bằng ngân sách hoặc quỹ đất), vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ và các nguồn vốn hợp pháp khác.
">TPHCM muốn làm 10 tuyến metro trong 20 năm
Câu chuyện của bé Trương Lê Hoàng (SN 2013), ở thôn Tân Xuân, xã Yên Lạc, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa bắt đầu bằng những giọt nước mắt mặn chát của người mẹ trẻ. Chị Lê Thị Hiệp (SN 1993) không kìm nổi sự xúc động khi nghĩ đến chuyện tính mạng cậu con trai đang bị tử thần rình rập từng giây, từng phút.
Mắc căn bệnh ung thư bàng quang, sự sống của bé Trương Lê Hoàng đang rất mong manh “Từ ngày cháu phát hiện bệnh đến nay, trong nhà có cái gì giá trị cũng đem bán hết lấy tiền chạy chữa. Giờ thì không còn gì để bán nữa. Bác sĩ nói việc điều trị hóa chất của cháu còn dài, có thể cháu phải phẫu thuật nhưng giờ gia đình tôi không còn biết xoay đâu ra tiền nữa rồi chú ạ...”, chị Hiệp nấc lên.
Sau vài phút nguôi ngoai, chị Hiệp cho hay, lúc nhỏ cháu Hoàng vẫn khỏe mạnh, nhưng cách đây gần 1 năm thì bị sốt kéo dài, đau bụng dữ dội. Những cơn sốt bắt đầu xuất hiện nhiều ngày liền không hạ, hai vợ chồng chị đưa con đến bệnh viện huyện rồi chuyển lên tỉnh nhưng cũng không tìm ra căn bệnh.
Thấy sức khỏe con ngày càng suy yếu, bụng chướng phình, mắt lờ đờ, vợ chồng lại đưa con ra Bệnh viện Nhi Trung ương khám. Tại đây, các bác sĩ kết luận cháu bị u bàng quang ác tính, căn bệnh hiểm nghèo rất nguy hiểm đến tính mạng.
Quá choáng váng, trên đường đưa con sang Bệnh viện K Tân Triều, vợ chồng chị vẫn hy vọng mong manh rằng đó không phải là sự thật. Vậy nhưng sau khi thăm khám, chụp chiếu, các bác sĩ cũng có cùng chẩn đoán như ở Bệnh viện Nhi Trung ương. Từ đó, cuộc sống của Hoàng gắn liền với bệnh viện, làm bạn với thuốc men và dịch truyền. Số lần bé được về thăm nhà chỉ đếm trên đầu ngón tay, lần ở nhà lâu nhất cũng chỉ được 1 tuần.
Bé Hoàng phải trải qua nhiều đợt trị hóa chất khiến sức khỏe suy kiệt, đầu rụng không còn một sợi tóc Để duy trì sự sống, bé Hoàng phải trải qua nhiều đợt điều trị, tính đến thời điểm hiện tại đã truyền 16 đợt hóa chất. Hôm chúng tôi đến thăm, Hoàng vừa mới chuyển sang phác đồ 2. Cậu bé nhỏ thó, xanh xao, đầu trọc lóc nằm li bì trên giường bệnh. Hoàng không ăn được gì, ăn vào lại nôn ra hết.
Khó khăn chồng chất
Đối diện với tình trạng nguy cấp của con, vợ chồng chị Hiệp lại càng âu lo hơn khi tiền chạy chữa cho con đến nay đã kiệt quệ. Từ ngày Hoàng nhập viện, chị Hiệp phải bỏ việc đồng áng ở quê để chăm con. Chồng chị, anh Trương Xuân Hậu (SN 1985) trở thành người lo kinh tế chính. Anh quần quật cả ngày đi phụ hồ không kể nắng mưa. Có hôm anh Hậu bị ốm nhưng vẫn phải gồng mình đi làm, chỉ mong sao kiếm đủ tiền cho con trai chữa bệnh
Được biết, gia đình mới thoát nghèo được 1 năm thì con trai mắc bạo bệnh. Số tiền mà vợ chồng chị vay mượn chữa bệnh cho con đến nay đã tới cả trăm triệu đồng chưa biết khi nào mới trả được.
Bố mẹ nghèo khó, bé Trương Lê Hoàng đang rất cần được giúp đỡ Những lần đưa con ra bệnh viện Hà Nội chữa trị, dù được bảo hiểm chi trả một phần nhưng những khoản sinh hoạt phí phát sinh cộng với tiền thuốc đặc trị ngoài danh mục là con số quá lớn với gia đình nông dân nghèo như chị Hiệp. Mặc dù vậy, vợ chồng chị vẫn cố gắng hết sức, bởi với họ "ngày nào được nhìn thấy con là ngày đó bố mẹ còn được sống. Dù có kéo cày trả nợ vợ chồng tôi cùng chấp nhận”.
Mong rằng sự chung tay của bạn đọc, bé Trương Lê Hoàng sẽ có thêm điều kiện được chữa bệnh.
Phạm Bắc
Mọi đóng góp xin gửi về:
1. Gửi trực tiếp: Chị Lê Thị Hiệp, ở thôn Tân Xuân, xã Yên Lạc, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa. SĐT: 0367662937
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2019.114 (bé Trương Lê Hoàng)
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Viettinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamnet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Swift code: ICBVVNVX126
3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. ĐT: 08 3818 1436
Ông ngoại phụ hồ lo cứu cháu gái ung thư thận
Ôm đứa con gái bé bỏng vào lòng, người mẹ trẻ cố kìm nén để không bật ra tiếng khóc.
">Cha phụ hồ quần quật mong cứu mái đầu trọc lốc của con
Nhận định, soi kèo Đài Loan vs Turkmenistan, 17h30 ngày 25/3: Không quá chênh lệch
“Con tôi đã quá may mắn được đông đảo bạn đọc quan tâm và chia sẻ. Từ khi bài báo về hoàn cảnh của cháu được đăng lên, chúng tôi nhận được không biết bao nhiêu cuộc điện thoại, động viên chia sẻ. Chúng tôi không thể ngờ rằng, mọi người lại dành tình cảm cho cháu nhiều đến như vậy”, anh Nguyễn Văn Vũ nói.
Có thể nói đây là một điều kỳ diệu, bởi nếu như không có sự chia sẻ này thì gia đình em Vinh sẽ không biết kiếm đâu ra đủ số tiền chữa bệnh cho con trong thời gian ngắn. Căn bệnh của Vinh lại đang cần chạy đua với thời gian vì để càng lâu càng nguy hiểm.
Đại diện Báo VietNamNet trao tiền cho cha bé Vinh. 60 triệu đồng là một con số không nhỏ đối với một gia đình có 2 người bệnh tật lâu năm. Mẹ Vinh nhiều năm nay phải tái khám thường xuyên vì căn bệnh hiếm, đái tháo nhạt.
Chị Thủy hầu như chỉ ở nhà làm những việc lặt vặt, kinh tế phụ thuộc hết vào anh Vũ. Mặc dù con bị bệnh tim nhưng anh cũng phải trì hoãn vì không có tiền. Lần gần đây nhất, bác sĩ yêu cầu nhập viện vì tình trạng đã khá nặng, nếu không phẫu thuật có thể sẽ rất nguy hiểm và thậm chí có thể đột tử.
Nhập viện rồi nhưng anh Vũ cũng không thể xoay cho đủ số tiền cho chi phí ca phẫu thuật thay van động mạch chủ.
Vinh đã có đủ tiền phẫu thuật. Câu chuyện gia đình Vinh được đăng tải trên báo đã nhận được rất nhiều sự đồng cảm của bạn đọc. Nhiều tài khoản facebook đã chia sẻ, thông tin được lan truyền rộng rãi. Số tiền bạn đọc ủng hộ cho bé Vinh cũng vì thế tăng dần.
Chỉ trong ngày đầu tiên Báo VietNamNet đã nhận được 80 triệu đồng bạn đọc ủng hộ. Số tiền không dừng lại ở đó, hiện đã lên đến con số 257.477.000đ. Số tiền này, chúng tôi đã đóng tạm ứng viện phí cho Vinh chữa bệnh.
Nguyễn Quốc Vinh đã được phẫu thuật, ca phẫu thuật thay van động mạch chủ thành công. Tình hình sức khỏe của Vinh ngày một tiến triển tốt, có thể Vinh sẽ được xuất viện trong thời gian ngắn sắp tới.
Đức Toàn
Cần 60 triệu đồng phẫu thuật tim gấp, để lâu cậu bé lớp 8 có thể đột tử
Mỗi lần đưa con đến bệnh viện về, lòng người cha nặng trĩu nỗi buồn. Bác sĩ khuyên phải nhập viện mổ càng sớm càng tốt, vì nếu để lâu đứa con sẽ bị suy tim nặng và thậm chí có thể đột tử.
">Trao hơn 257 triệu đồng cho Nguyễn Quốc Vinh
Mới đây, UBND TP Hà Nội đã quyết định bỏ môn thi thứ 4 trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2020-2021, theo đó thí sinh sẽ chỉ phải thi 3 môn gồm Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ.
Quyết định này đã nhận được sự đồng tình của các học sinh, phụ huynh và giáo viên bởi sẽ giảm bớt áp lực học và thi cho học sinh trong điều kiện phải học từ xa do dịch Covid-19.
“Khi biết được thông tin Hà Nội quyết định bỏ bài thi thứ 4 cho các con thì phụ huynh chúng tôi rất vui mừng và như thở phào”, chị Phạm Huyền, phụ huynh có con học lớp 9 Trường THCS Ngô Sĩ Liên (quận Hoàn Kiếm) chia sẻ.
Chị Huyền cho hay, vui, giảm áp lực - có lẽ cũng là tâm trạng chung của các phụ huynh trong lớp con chị. Bởi trước đó, trong group chat của lớp, các phụ huynh có thử làm khảo sát thì đến 100% phụ huynh đồng tình bỏ môn thi thứ 4.
“Thực tế với mặt bằng chung học sinh của Trường THCS Ngô Sĩ Liên thì việc thi môn thứ 4 theo mình cũng không quá khó khăn. Song nhìn các con học hành vất vả, bố mẹ nào cũng xót. Vậy nên đây là một quyết định rất hợp lòng dân”.
Phụ huynh sát cánh cùng con ngày thi vào lớp 10. Ảnh: Thanh Hùng Có con năm nay thi lớp 10, chị Nguyễn Thị Hải Yến, một phụ huynh ở quận Đống Đa chia sẻ vui mừng bởi điều kiện học tập của năm học này khác với các năm học trước. “Nghe thông tin bỏ bớt môn thi, tôi mừng không phải vì con không phải học nữa mà thực tế điều kiện học tập của các con trong bối cảnh dịch Covid-19 là không thuận lợi, khó cho việc tập trung để đạt chất lượng cao nhất”.
Chị Yến cảm thấy nhẹ nhàng hơn bởi trước nay vì lo nên con học rất muộn và thường bố mẹ giục mới chịu đi ngủ. “Hôm nào cũng đến 11h đêm, mẹ giục thì mới đi ngủ. Nhiều hôm con học đến muộn hơn. Sau khi có thông tin bớt môn thi thứ 4, thấy thời gian học của con không nhiều thay đổi nhưng thấy tư tưởng thoải mái hơn rõ rệt”.
Chị Nguyễn Thị Vân Anh, phụ huynh có con đang theo học tại Trường THCS Thái Thịnh không khỏi vui mừng: “Khi có quyết định chỉ thi 3 môn và không thi môn thứ 4 thì mọi người từ học sinh, phụ huynh đến giáo viên đều cảm thấy như thở phảo vì giải tỏa được áp lực trước nay. Đặc biệt các con nhìn thấy được cái mục tiêu cụ thể để tập trung cố gắng. Tôi nghĩ đây là quyết định đúng đắn”.
Con gái chị có nguyện vọng vào Trường THPT Kim Liên – một trong những trường công lập không chuyên top 1 và hệ chuyên Sinh của các trường chuyên, nên áp lực không nhỏ.
Chị Vân Anh kể, từ khi có thông tin bớt đi được một môn thi, tâm trạng con có vẻ thoải mái, đỡ căng thẳng hơn.
“Thực ra nếu xét chung mà nói, nếu thi môn thứ 4 thì nước nổi bèo nổi nên tôi không lo chuyện kiến thức vì tất cả các học sinh đều gặp khó như nhau. Xét về tốn kém chi phí thì cũng không đáng kể. Nhưng nhìn các con ôn tập vất vả với khối lượng kiến thức lớn và chủ yếu cảm giác mông lung không biết sẽ thi môn nào nên rất thương. Vì vậy giảm được môn nào hay môn đó và rõ ràng bớt môn đi thì các con có thể tập trung hơn vào 3 môn còn lại”, chị Vân Anh nói.
Con gái học đều, chăm và tự giác đạt giải học sinh giỏi cấp thành phố môn Sinh học. Thế nhưng chị cũng không hề nuối tiếc trong trường hợp nếu môn thứ 4 rơi vào môn Sinh, bởi theo chị xác suất đó là quá ít ỏi. “Con có học lực khá nhưng rất căng thẳng. Nhiều hôm còn tâm sự với mẹ thèm được ngủ”, chị Vân Anh kể.
Phụ huynh đón thí sinh thi lớp 10 năm 2019 làm tắc đường kéo dài. Ảnh: Thanh Hùng Con gái chị là Ngô Minh Nguyệt Khuê chia sẻ: “Vì có thế mạnh môn Sinh nên trước đây em luôn mong rằng môn thứ tư có thể rơi vào môn học này thì mình sẽ có lợi thế. Nhưng dù sao xác suất cũng rất thấp và bỏ hẳn môn thi thứ tư khiến em bớt đi bao áp lực”.
Em Lê Văn Thành (học sinh lớp 9 một trường THCS tại Hà Đông) chia sẻ: “Thú thực lúc đọc được những dòng thông tin chỉ thấy 3 môn thi Toán, Văn, Anh, em đã nhảy cẫng lên trong phòng vì vui sướng. Nhóm bạn em còn chát chúc mừng lẫn nhau vì đỡ được một lượng kiến thức lớn phải ôn thi nhiều môn vì trước nay chưa xác định môn thứ 4 là môn nào”.
Không chỉ các học sinh, phụ huynh, mà các trường THCS đều cho rằng đây là quyết định đúng đắn của UBND TP Hà Nội để giảm bớt áp lực cho học sinh trước thực tế các em đã nghỉ học quá dài vì dịch Covid-19.
Theo kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 của Hà Nội, với các trường THPT công lập không chuyên, Sở GD-ĐT sẽ tổ chức một kỳ thi chung cho tất cả các trường với 3 bài thi gồm: Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh.
Các bài thi môn Toán và Ngữ văn theo hình thức tự luận, với thời gian làm bài mỗi môn là 120 phút. Môn Ngoại ngữ thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan với thời gian làm bài 60 phút.
Mỗi học sinh được đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào 2 trường THPT công lập trong cùng một khu vực tuyển sinh, không kể nguyện vọng vào các lớp chuyên của Trường THPT Chuyên Hà Nội-Amsterdam, THPT chuyên Nguyễn Huệ, THPT Chu Văn An, THPT Sơn Tây.
Ngoài ra học sinh có thể dự tuyển tại các trường THPT ngoài công lập hoặc các trung tâm GDNN-GDTX bằng phương thức xét tuyển.
Năm học 2019-2020, dự kiến toàn thành phố Hà Nội có 107.246 học sinh xét tốt nghiệp THCS. Số lượng học sinh dự tuyển vào lớp 10 THPT 2020- 2021 dự kiến khoảng 90.730 em; trong đó các trường công lập tuyển 66.492 em; trường ngoài công lập tuyển 21.450 em; trường công lập tự chủ tuyển 2.788 em; các trung tâm GDNN-GDTX tuyển 8.043 em và vào cơ sở giáo dục nghề nghiệp là 8.473 em.
Thanh Hùng
Trường học Hà Nội phát hành hồ sơ tuyển sinh lớp 6 và lớp 10 từ ngày nào?
- Thời điểm này hằng năm, những trường có số lượng thí sinh đăng ký vào lớp 6 và lớp 10 đông ở Hà Nội đã bắt đầu phát hành hồ sơ và nhận đơn dự tuyển. Với tình hình dịch Covid-19 năm nay, phụ huynh quan tâm về những điều chỉnh.
">Hà Nội bỏ bớt môn thi lớp 10, phụ huynh thở phào nhẹ nhõm
- “Dự án cầu Nhật Tân là dự án trọng điểm của quốc gia. Thế nhưng tại sao đến nay công trình chậm, thất thoát tiền tỉ của nhà nước và không được sự đồng thuận của người dân? Thông qua quá trình tìm hiểu, phản ánh đơn thư của các hộ dân ở tổ 47B - 47C- 47D cụm 7 (phường Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội) chúng tôi xin được cắt nghĩa một phần điều này.
Tin bài cùng chuyên mục:
Hồi âm đơn thư bạn đọc 10 ngày giữa tháng 2/2012
Chất độc chế vàng trong đất và nước của thôn Rụt!
Dân bị đầu độc, lãnh đạo Sở vội đi đám cưới
“Làm vàng mà ẩu, tôi chết trước!”
"Hòa bình" sẽ lập lại ở chung cư Keangnam?
">Dự án cầu Nhật Tân tại sao khó?