当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > Nhận định, soi kèo Central Coast Mariners vs Perth Glory, 11h00 ngày 30/3: Những người khốn khổ 正文
标签:
责任编辑:Công nghệ
Nhận định, soi kèo Anorthosis vs Ethnikos, 23h00 ngày 31/3: Cửa trên ‘ghi điểm’
TP.HCM có nhiều chính sách cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
Theo ông Nguyễn Việt Dũng, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) TP.HCM, hệ thống chính sách TP.HCM hỗ trợ cho các hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo hiện nay có những gói chính: Hỗ trợ cho câu chuyện nâng cao năng lực của các thành phần hệ sinh thái, trong đó có các chương trình huấn luyện cho các nhóm khởi nghiệp; Các chương trình hỗ trợ cho hoạt động ươm tạo, thông qua các cuộc thi để chọn các dự án tốt nhất và các vườn ươm sẽ hỗ trợ kinh phí các dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo hoàn thiện sản phẩm và mô hình kinh doanh; Hỗ trợ các chương trình tiếp cận các quỹ đầu tư, giúp cho các dự án đã có sản phẩm và khách hàng có thể tiếp tục có nguồn lực hoàn thiện sản phẩm và mô hình kinh doanh để tiếp cận thị trường tốt hơn, trước khi tiếp cận các quỹ đầu tư mạo hiểm; Nhóm chính sách hỗ trợ cho kết nối các thành phần hệ sinh thái trong đó có hoạt động kết nối giữa các khởi nghiệp có sản phẩm với khách hàng tiềm năng hoặc tiếp cận các thị trường nước ngoài, hoặc tiếp cận các quỹ đầu tư.
Đồng thời, hiện nay Thành phố đã có Nghị quyết 98 của Quốc hội, trong đó có một số chính sách để thúc đẩy nghiên cứu phát triển nói chung và hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo nói riêng.
Cụ thể, TP.HCM có 3 gói chính sách cho các dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo gồm: Hỗ trợ để hoàn thiện ý tưởng sản phẩm 40 triệu đồng, gói ươm tạo 80 triệu đồng để tăng tốc.
Giám đốc Sở KH&CN cho biết, số tiền này đối với startup chưa giải quyết một cách triệt để, nhưng cần hiểu chính sách Nhà nước chỉ là phần vốn mồi ban đầu, còn khởi nghiệp cần phải huy động thêm vốn từ cộng đồng các quỹ đầu tư, các nhà đầu tư thiên thần, kể cả quỹ đầu tư mạo hiểm, thậm chí cả khách hàng tiềm năng lớn.
Cần đánh giá lại toàn bộ hệ thống chính sách cho khởi nghiệp
Ông Nguyễn Việt Dũng, Giám đốc Sở KH&CN TP.HCM cho rằng, vấn đề lớn nhất hiện nay đối với việc thúc đẩy phong trào khởi nghiệp đổi mới sáng tạo vẫn chính là chính sách. Trong đó, cần có nghiên cứu để đánh giá toàn bộ hệ thống chính sách tác động đến hoạt động nghiên cứu phát triển khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, tức là làm một cách có hệ thống, lúc đó sẽ thiết kế lại, đồng bộ và phù hợp hơn. Theo ông, khó nhất ở đây là vấn đề tư duy trong việc thiết kế các chính sách, một số chính sách hiện nay vẫn còn cách nghĩ cũ nên hoạt động đầu tư nghiên cứu và phát triển cho đổi mới sáng tạo vẫn còn rất khó khăn, chính vì thế mấu chốt ở đây khi làm chính sách là vượt qua khỏi rào cản tư duy.
Trước các khó khăn trên, Giám đốc Sở KH&CN TP.HCM cho biết, vấn đề dễ nhất thực hiện được ngay ở TP.HCM là đưa ra chính sách thí điểm, đây là sandbox chính sách để đánh giá hiệu quả, sau đó Nhà nước dựa vào đó để có thay đổi lớn.
Chẳng hạn, TP.HCM đang triển khai Nghị quyết 98 của Quốc hội và đã tiến hành đưa ra các chính sách hỗ trợ cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo như: Ở nhóm chính sách tiền lương, tiền công và thù lao cho hoạt động nghiên cứu, phát triển đổi mới sáng tạo, Hội Đồng Nhân Dân đã thông qua chính sách thù lao ưu đãi tăng lên đến 120 triệu đồng; Miễn thuế thu nhập cá nhân người làm việc trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo; Miễn thuế giao dịch các quỹ đầu tư mạo hiểm; Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho các tổ chức khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Trong quá trình triển khai, Thành phố luôn cố gắng thiết kế những chương trình hỗ trợ bám sát với nhu cầu của cộng đồng khởi nghiệp.
Tuy nhiên, nguồn lực Nhà nước là có hạn nên Thành phố mong muốn thu hút thêm các nguồn lực của xã hội, cộng đồng, đặc biệt là cộng đồng doanh nghiệp hiện hữu cũng như sự hợp tác các nguồn lực từ các đối tác quốc tế.
Ông Nguyễn Việt Dũng chia sẻ, TP.HCM mới tập trung xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo 5 năm, tiềm lực kinh tế có giới hạn, các thành phần trong hệ sinh thái chập chững ban đầu. Tuy nhiên, Thành phố chứng minh cho mọi người thấy rằng, Nhà nước quan tâm một chút đã thúc đẩy cả xã hội quan tâm vấn đề này. TP.HCM từ chưa có tên đã có tên trên bản đồ khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo thế giới. Hiện nay, Quốc hội đang chuẩn bị thông qua để thay đổi lại luật Khoa học công nghệ, hệ thống chính sách mới sẽ thúc đẩy tốt hơn trong câu chuyện đổi mới sáng tạo thời gian sắp tới.
Ông Đào Việt Thắng, đồng sáng lập Vexere cũng cho rằng, hành lang pháp lý hiện nay đóng vai trò quan trọng trong khởi nghiệp, như startup này khi tiếp xúc các nhà đầu tư chưa bao giờ vào Việt Nam, câu hỏi họ luôn đặt ra là đầu tư vào có dễ không, rút vốn như thế nào. Với các trường hợp này Vexere chỉ có cách là liên kết họ với các nhà đầu tư cũ để hướng dẫn chứ không biết căn cứ theo chính sách nào. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần xem xét về mặt thuế nếu muốn thu hút các nhà đầu tư hay các startup, bởi thường người ta nhìn Singapore để so sánh, nếu có thêm các ưu đãi để cạnh tranh được.
Trong khi đó, ông Peter Vesterbacka, đồng sáng lập tựa game nổi tiếng Angry Bird chia sẻ, hiện theo ông tìm hiểu, các công ty khởi nghiệp tại Việt Nam đang gặp một số rào cản về chính sách nên thường lập công ty ở Singapore. Điều này khiến một số nhà đầu tư ái ngại. Do đó, thứ cần làm là tạo một hành lang pháp lý cởi mở, gỡ bỏ rào cản để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp khởi nghiệp, tạo niềm tin cho nhà đầu tư.
Cần đánh giá lại toàn bộ hệ thống chính sách cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
Đại diện Ban tổ chức cũng cho biết, danh sách cụ thể 6 đội tuyển đại diện cho 6 nước ASEAN giành suất tham dự vòng Chung khảo cuộc thi sẽ được công bố trong thời gian tới.
Tại vòng Chung khảo sắp tới, 16 đội tuyển sinh viên của 7 nước ASEAN sẽ thi theo hình thức đối kháng (tấn công và phòng thủ trực tiếp) trong thời gian 8 tiếng. Các đội Việt Nam sẽ tiếp tục thi online tập trung, còn các đội đại diện các nước ASEAN thi online hoàn toàn.
![]() |
Trong 10 đội Việt Nam vào vòng Chung khảo cuộc thi Sinh viên với ATTT ASEAN 2020, có 6 đội khu vực miền Bắc và 4 đội khu vực miền Nam. |
Năm 2020 là năm thứ mười ba cuộc thi sinh viên với an toàn thông tin được tổ chức tại Việt Nam và là lần thứ hai cuộc thi mở rộng tới các nước khác trong khu vực ASEAN.
Cuộc thi “Sinh viên với An toàn thông tin ASEAN 2020” nhằm mục đích tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và trách nhiệm về an toàn thông tin ở các cơ sở giáo dục và đào tạo bậc đại học; đồng thời đẩy mạnh phong trào nghiên cứu, học tập, trao đổi kinh nghiệm, cập nhật kiến thức công nghệ hiện đại trong lĩnh vực an toàn thông tin.
Cuộc thi cũng hướng tới việc phát hiện những tài năng trong lĩnh vực an toàn thông tin, thúc đẩy đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao về an toàn thông tin và tạo sân chơi để tăng cường khả năng giao lưu, trao đổi kiến thức của sinh viên các trường đại học, học viện kỹ thuật trong khối ASEAN.
Sinh viên Đại học Công nghệ tiếp tục dẫn đầu vòng Sơ khảo phía Bắc
Để chọn được các đội tuyển sinh viên xuất sắc góp mặt tại vòng Chung khảo vào ngày 28/11 tới, như ICTnews đã đưa tin, trong 8 tiếng của ngày 31/10, vòng thi Sơ khảo cuộc thi “Sinh viên với An toàn thông tin ASEAN 2020” đã được tổ chức, với tổng số 92 đội tham dự. Trong đó, có 29 đội của 13 trường phía Bắc dự thi tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Hà Nội; 44 đội của 17 trường phía Nam thi tại Đại học Quốc tế Sài Gòn, TP.HCM và 19 đội của 6 nước ASEAN.
Ông Vũ Quốc Thành, Tổng Thư ký VNISA, Trưởng ban tổ chức cuộc thi trao giải Nhất khu vực phía Bắc cho đội Pawsitive của Đại học Công nghệ - Đại học quốc gia Hà Nội. |
Nhận xét về vòng Sơ khảo, bà Trần Thị Kim Phượng, Chánh văn phòng VNISA, Trưởng Ban giám khảo cuộc thi cho biết, đề thi năm nay gồm 14 bài, tăng 3 bài so với năm ngoái: 4 bài về tấn công web, 3 bài kỹ năng dịch ngược, 3 bài tấn công thuật toán mật mã, 3 bài khai thác lỗ hổng phần mềm và 1 bài tổng hợp MISC.
“Mảng bài về khai thác lỗi phần mềm có độ khó cao. Trước khi kết thúc thời gian thi, Ban làm đề thi đã tung ra nhiều gợi ý nhưng vẫn không có đội nào ghi được điểm ở mảng bài này. Trong khi đó, phần bài về mật mã có khoảng 1/3 số đội giải được 1/3 bài”, bà Phượng cho hay.
Đại diện Ban giám khảo cũng cho biết, về điểm thi, sau 8 tiếng thi đấu, sự khác biệt về điểm số của các đội không lớn. Tất cả các đội đều ghi được điểm. Trong top đầu, sự khác biệt giữa đội dẫn đầu và các đội còn lại cũng không nhiều, chỉ khoảng 1.000 điểm. Trong khi đó, ở nhóm sau, nhiều đội (khoảng 45 đội) mới đạt 100 điểm, tức là mới giải được bài đầu tiên và khoảng 15 đội chỉ giải được 2 bài, đạt 634 điểm.
Đội ghi được điểm đầu tiên ở vòng Sơ khảo cuộc thi năm nay là MSEC_ADC của Học viện Kỹ thuật Quân sự. Đội giành được điểm cao nhất là HMCUS.Twice đến từ Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học quốc gia TP.HCM với tổng điểm đạt được là 6.163 điểm.
![]() |
Phó Cục trưởng Cục CNTT (Bộ GD&ĐT) Tô Hồng Nam và Phó Giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông Trần Quang Anh trao giải Nhì khu vực phía Bắc cho 3 đội thi PTIT.1nfern0, MSEC_ADC và AmongUs. |
Tại lễ bế mạc vòng Sơ khảo, Ban tổ chức đã trao giải cho các đội thi khu vực phía Bắc. Theo đó, đội Pawsitive của Đại học Công nghệ - Đại học quốc gia Hà Nội giành giải Nhất. Trong năm ngoái, một đội thi khác cũng đến từ Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội là Just ∫du It! đã không những nhận giải Nhất khu vực phía Bắc mà còn dẫn đầu trong 71 đội dự vòng sơ khảo “Sinh viên với An toàn thông tin ASEAN 2019”.
Ba đội PTIT.1nfern0 (Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông cơ sở Hà Nội), AmongUs (Đại học FPT Hà Nội) và MSEC_ADC (Học viện Kỹ thuật Quân sự) cùng được trao giải Nhì.
Bên cạnh đó, Ban tổ chức trao 5 giải Ba và 7 giải Khuyến khích cho đội thi của các trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Học viện Kỹ thuật Quân sự, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Học viện Kỹ thuật Mật mã, Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội, Học viện An ninh Nhân dân, Đại học FPT.
10 đội sinh viên Việt Nam giành quyền vào Chung khảo cuộc thi “Sinh viên với An toàn thông tin ASEAN 2020”:Công bố 10 đội Việt Nam vào vòng cuối cuộc thi Sinh viên với ATTT ASEAN 2020
Nhận định, soi kèo Cerezo Osaka vs Fagiano Okayama, 17h00 ngày 2/4: Không hề dễ nhằn
![]() |
Thật khó từ chối khi xung quanh ai cũng..."dzô", và nếu không tham gia bạn thấy mình "chẳng giống ai", ảnh minh họa, nguồn: muctim |
Tổng Bí thư Tô Lâm. (Ảnh: quochoi.vn)
"Thưa các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Trung ương Đảng,
Thưa các đồng chí tham dự Hội nghị tại các điểm cầu toàn quốc,
Hôm nay, mặc dù là ngày Chủ nhật nhưng Bộ Chính trị, Ban Bí thư vẫn quyết định triệu tập Hội nghị toàn quốc để: (1) Quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII; (2) Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội 11 tháng của năm 2024, giải pháp tăng tốc phát triển kinh tế - xã hội năm 2025; (3) Các giải pháp tháo gỡ điểm nghẽn, nút thắt về thể chế để phát triển, điều này cho thấy tính khẩn trương, cấp bách và tầm quan trọng của những vấn đề nêu trên.
Các đồng chí đã được nghe đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội 11 tháng năm 2024, giải pháp tăng tốc phát triển kinh tế - xã hội năm 2025; đồng chí Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội báo cáo về kết quả Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, nhất là kết quả xây dựng pháp luật, tháo gỡ các điểm nghẽn về thể chế phát triển đất nước; đồng chí Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương quán triệt, triển khai các nội dung Tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 18 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII "về một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".
Báo cáo của ba đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị đã đề cập tương đối cụ thể đối với từng vấn đề và tôi cho rằng các đồng chí đã hình dung ra những việc cần phải làm trong thời gian tới tại cơ quan, đơn vị, địa phương mình.
Thưa các đồng chí,
Từ sau Hội nghị Trung ương 10 ngày 20/9/2024 đến nay, cả hệ thống chính trị đã có những chuyển động mạnh mẽ, vận hành với tinh thần mới, vận tốc mới nhằm tạo ra những động lực mới, hiệu năng mới cho phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
Trong khoảng thời gian trên, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã làm việc rất khẩn trương, tiến hành hơn 10 phiên họp cho ý kiến giải quyết gần 100 vấn đề lớn theo thẩm quyền, trong đó tháo gỡ cơ bản những tồn đọng, vướng mắc và giải quyết nhiều vấn đề mới phát sinh.
Quốc hội - Chính phủ - Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã phối hợp triển khai rất quyết liệt, nhịp nhàng để tháo gỡ điểm nghẽn, nút thắt, rào cản gây khó khăn cho phát triển kinh tế - xã hội, cho cuộc sống, sinh hoạt của người dân...
Những việc làm trên bước đầu đã tạo sinh lực mới cho nhiệm vụ bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước, trước mắt là phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch của năm 2024 và năm 2025, tạo đòn bẩy để bứt phá, hoàn thành toàn bộ các mục tiêu Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã đề ra.
Câu hỏi được đặt ra lúc này là chúng ta đã đủ thế và lực; đã đủ ý chí và quyết tâm để bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh của dân tộc hay chưa? Câu trả lời là: Đã đủ.
Hiện nay đã là thời điểm, thời cơ; là sự cấp thiết, là đòi hỏi tất yếu khách quan cho cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị để bộ máy hoạt động hiệu lực, hiệu quả hay chưa? Câu trả lời là: Không thể chậm trễ hơn được nữa.
Tôi nghĩ các phát biểu của Thủ tướng Chính phủ, của Chủ tịch Quốc hội và của Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đã làm rõ những điều trên. Tôi chỉ xin nhấn mạnh thêm 3 vấn đề để các đồng chí nghiên cứu, quán triệt:
1. Về kinh tế - xã hội:
Để đạt mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội mà Nghị quyết Đại hội XIII đã đề ra, chúng ta phải đổi mới tư duy, phải "cởi trói", phải quyết đoán, phải bứt phá, phải vượt lên chính mình.
Để vươn tới mục tiêu thu nhập trung bình cao cho người dân vào năm 2030 và thu nhập cao vào năm 2045 thì tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam phải đạt hai con số liên tục trong những năm tiếp theo. Đây là một bài toán rất khó mà chúng ta phải làm. Chỉ có phép giải rút gọn mới ra đáp số kịp thời gian.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chính phủ, Quốc hội đang tập trung giải quyết những điểm nghẽn và tạo lập những yếu tố nền tảng để đất nước có thể "cất cánh", nhất là các vấn đề liên quan đến cơ sở hạ tầng như hệ thống giao thông, hạ tầng năng lượng, nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, cải cách thể chế phát triển, thủ tục hành chính...
Trước mắt cần thực hiện đồng bộ các giải pháp để phấn đấu đạt và vượt chỉ tiêu tăng trưởng GDP của năm 2024 và năm 2025, trong đó phấn đấu thực hiện mục tiêu tăng trưởng 2 con số ngay từ thời gian này, đây là vấn đề chúng ta hoàn toàn có cơ sở để làm được.
Để đạt mục tiêu này, cần tiếp tục tạo đột phá hơn nữa về thể chế phát triển, tháo gỡ hết các khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn để khơi thông mọi nguồn lực và cải cách hành chính mạnh mẽ, kiến tạo môi trường thuận lợi để phát triển.
Tôi ghi nhận Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV vừa qua bước đầu có sự đổi mới tư duy sâu sắc trong xây dựng pháp luật, với 7 luật, 4 nghị quyết được thông qua, trong đó có 1 luật sửa 4 luật, 1 luật sửa 9 luật để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn. Tuy nhiên, đây mới là kết quả bước đầu, phía trước còn rất nhiều việc phải làm để khơi thông "điểm nghẽn của điểm nghẽn này".
Cần nhận thức rõ, đổi mới thể chế phát triển không chỉ là nhiệm vụ của các cơ quan xây dựng pháp luật, mà là trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị và của từng cán bộ, đảng viên tham gia xây dựng, thực thi pháp luật.
Phải có "liều thuốc đủ mạnh" để trị căn bệnh cán bộ làm việc hành chính, máy móc; tiêu cực, nhũng nhiễu, "hành dân," "hành doanh nghiệp," có lợi ích cá nhân thì mới làm, cố tình làm chậm công việc, xin ý kiến lòng vòng, đổ lỗi cho thể chế, đổ lỗi cho sợ trách nhiệm…
Các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế-xã hội đã khá đầy đủ. Bây giờ là lúc phải hành động. Trên cơ sở chủ trương, chính sách chung của Đảng, Nhà nước và sự điều tiết của Trung ương, các địa phương phải trăn trở, suy nghĩ "trên chính mảnh đất của mình", phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo để phát triển; từng cơ quan, đơn vị, địa phương phải đặt ra mục tiêu phấn đấu cụ thể để đóng góp vào hoàn thành mục tiêu chung của đất nước.
Hơn lúc nào hết, đội ngũ cán bộ, đảng viên phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, gương mẫu thực hiện nhiệm vụ trên tinh thần đặt lợi ích chung lên trên hết, mạnh dạn đổi mới, sáng tạo, đột phá, dũng cảm hy sinh để đất nước phát triển.
Tôi cho rằng ngoài nỗ lực của Đảng, Chính phủ, Nhà nước thì rất cần sự hưởng ứng, vào cuộc của người dân, phải giải phóng sức lao động, sức sản xuất, phải huy động được nguồn vốn vật chất và tinh thần trong Nhân dân và người dân phải cảm nhận được Nhân dân là người hưởng thụ những thành quả đó thì mọi người sẽ chung sức đồng lòng cùng thực hiện.
Phát triển kinh tế cần gắn với giải quyết các vấn đề xã hội, bảo vệ môi trường, đáp ứng ngày càng tốt hơn đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân, thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, xóa nhà tạm, nhà dột nát... thể hiện rõ bản chất tốt đẹp của chế độ ta.
2. Về đại hội đảng các cấp tiến tới Đại hội XIV
Đại hội đảng các cấp từ các chi bộ cơ sở, đến cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh và các cơ quan Trung ương phải là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn Đảng, thảo luận về tầm nhìn và mục tiêu, nhiệm vụ phát triển đất nước vươn mình giàu mạnh trong kỷ nguyên mới.
Các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng đã được Trung ương xây dựng công phu, kỹ càng, khoa học. Dự thảo Báo cáo chính trị, Báo cáo kinh tế - xã hội, Báo cáo xây dựng Đảng và Báo cáo tổng kết 40 năm đổi mới đã được biên tập nhiều lần, đến nay đã đủ điều kiện để gửi đại hội đảng các cấp đóng góp ý kiến.
Dự thảo tóm tắt 4 văn kiện này sẽ được gửi đến cấp cơ sở trước ngày 15/12/2024; Dự thảo đầy đủ sẽ gửi đến cấp huyện, cấp tỉnh và các cơ quan Trung ương trước ngày 31/3/2025.
Nhiệm vụ của cấp ủy các cấp là sớm tổ chức cho cán bộ, đảng viên, nghiên cứu, đóng góp ý kiến vào các Văn kiện trên. Điều quan trọng là từ nội dung Dự thảo các Văn kiện của Đại hội XIV, cấp ủy các cấp lấy đó làm cơ sở xây dựng nội dung báo cáo chính trị, phương hướng nhiệm vụ công tác cho các văn kiện của cấp mình; xác định cụ thể những mục tiêu, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, địa phương mình, đóng góp vào mục tiêu chung của đất nước trong giai đoạn tới.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng tiếp tục tiếp thu ý kiến đóng góp của các tổ chức đảng, các nhà khoa học, nhân sĩ, trí thức, các tầng lớp nhân dân để bổ sung, hoàn thiện các Văn kiện để trình Đại hội XIV với tinh thần Văn kiện phải bám sát hơi thở cuộc sống, phải ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thực hiện.
Văn kiện phải trở thành "sách giáo khoa", thành "từ điển" để khi cần thì "tra" vào đó và sẽ thấy ngay "ánh sáng soi đường". Hạn chế tối đa việc phải tiếp tục ban hành các nghị quyết, chỉ thị tiếp theo để thực hiện Nghị quyết Đại hội XIV.
Cấp ủy các cấp cần tập trung chuẩn bị nhân sự cấp ủy nhiệm kỳ mới theo đúng các nội dung đã được hướng dẫn, chuẩn bị thật tốt đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất và năng lực đáp ứng được yêu cầu phát triển mới. Mỗi cán bộ, đảng viên phải không ngừng tự học hỏi để "nâng mình lên" để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới của đất nước, nếu không đáp ứng được thì tự nguyện đứng sang một bên để người khác làm.
Phải hết sức lưu ý khắc phục những "căn bệnh" của công tác cán bộ trước Đại hội như: Người không tái cử thì giữ an toàn, thủ thế, không dám triển khai cái mới; nhân sự dự kiến tham gia cấp ủy khóa mới thì giữ mình, không muốn va chạm, sợ mất phiếu; tính toán cho người thân, người quen, người "cánh hẩu" với mình vào các vị trí lãnh đạo hoặc dùng "thủ thuật tổ chức" để gạt người mà mình không thích...
Công tác tổ chức cán bộ là công tác của Đảng, do vậy các cấp ủy đảng phải thực hiện thật nghiêm túc Điều lệ Đảng cũng như các quy định của Đảng, của pháp luật về công tác cán bộ.
3. Về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị
Như tôi đã đề cập trong một số bài viết, bài nói, đây là vấn đề rất cấp bách, bắt buộc phải làm, càng làm sớm càng có lợi cho dân, cho nước vì đã nhiều Đại hội của Đảng từ các nhiệm kỳ trước từng đặt ra vấn đề này, đặc biệt là từ Đại hội XII đến nay.
Điều đó cho thấy Đảng đã nhìn ra và thấy cần phải thực hiện nhưng quá trình triển khai chưa đạt mục tiêu đề ra. Đây thực sự là vấn đề khó, thậm chí rất khó vì khi tiến hành tinh gọn bộ máy sẽ liên quan đến tâm tư, tình cảm, nguyện vọng và đụng chạm tới lợi ích của một số cá nhân, tổ chức.
Do vậy, dù đã được chuẩn bị kỹ, bài bản như báo cáo của đồng chí Lê Minh Hưng và nhiều hướng dẫn thực hiện công tác này đã được gửi tới các đồng chí nhưng chắc chắn việc triển khai tại nhiều đơn vị sẽ gặp khó khăn, thậm chí sẽ có cả những lực cản. Tuy nhiên, chúng ta vẫn phải tiến hành vì muốn có một cơ thể khỏe mạnh, đôi khi chúng ta phải "uống thuốc đắng", phải chịu đau để "phẫu thuật khối u".
Tôi đề nghị các cấp, các ngành từ Trung ương tới cơ sở phải xác định quyết tâm chính trị cao nhất trong thực hiện chủ trương này.
Đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, là cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Đây không chỉ là vấn đề về quy mô hay số lượng, mà sâu xa hơn là phải tạo sự thay đổi về chất trong hoạt động của hệ thống chính trị.
Các đồng chí cán bộ lãnh đạo, người đứng đầu cấp ủy, cơ quan cần gương mẫu, chủ động, quyết liệt trong thực hiện nhiệm vụ được giao theo tinh thần "vừa chạy vừa xếp hàng"; "Trung ương không chờ cấp tỉnh, cấp tỉnh không chờ cấp huyện, cấp huyện không chờ cơ sở"; "Trung ương làm gương, địa phương hưởng ứng".
Từng cấp, từng ngành bám sát kế hoạch để tổng kết và đề xuất mô hình cơ quan, đơn vị mình bảo đảm đúng tiến độ (bộ, ngành phải hoàn thành trong tháng 12/2024); hướng tới mục tiêu chung là hoàn thành và báo cáo Trung ương Phương án sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị trong quý 1/2025.
Triển khai thực hiện khẩn trương nhưng bảo đảm thận trọng, chắc chắn, giữ vững nguyên tắc, tiếp thu ý kiến từ tổng kết thực tiễn, các chuyên gia, nhà khoa học, kể cả kinh nghiệm nước ngoài... để đề xuất tinh gọn tổ chức bộ máy tối ưu nhất.
Thực hiện nghiêm nguyên tắc một cơ quan thực hiện nhiều việc, một việc chỉ giao một cơ quan chủ trì và chịu trách nhiệm chính; khắc phục triệt để tình trạng chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, chia cắt về địa bàn, lĩnh vực; các cơ quan, tổ chức trước đây đã sắp xếp bước đầu, cũng phải rà soát đề xuất sắp xếp lại bên trong; kiên quyết xóa bỏ các tổ chức trung gian; cải cách tổ chức bộ máy phải gắn với quán triệt, thực hiện có hiệu quả các chủ trương về đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, phân cấp phân quyền mạnh mẽ cho địa phương, đẩy mạnh cải cách hành chính, chống lãng phí, chuyển đổi số quốc gia, xã hội hóa các dịch vụ công...
Yêu cầu chung là bộ máy mới phải tốt hơn bộ máy cũ và đi vào hoạt động ngay; không để ngắt quãng công việc, không để khoảng trống về thời gian, không để bỏ trống địa bàn, lĩnh vực; không để ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường của xã hội, của người dân...
Việc tinh gọn tổ chức bộ máy đi đôi với tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất, năng lực ngang tầm nhiệm vụ.
Tinh giản không có nghĩa là cắt giảm một cách cơ học, mà là loại bỏ những vị trí không cần thiết, giảm những công việc không hiệu quả, từ đó tập trung nguồn lực cho những lĩnh vực then chốt, những con người thực sự xứng đáng và phù hợp. Không để cơ quan nhà nước là "vùng trú ẩn an toàn" cho cán bộ yếu kém.
Với yêu cầu cao hơn khi triển khai tổ chức mới, phải có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng lại cán bộ trước và sau khi sắp xếp lại tổ chức. Từng cơ quan, đơn vị phải thực hiện tốt công tác chính trị tư tưởng và chế độ, chính sách đối với cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động bị ảnh hưởng do sắp xếp lại tổ chức, bộ máy; bảo đảm công bằng, công khai, khách quan, không để phát sinh phức tạp.
Bộ Chính trị đã có chủ trương tạm dừng việc bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử giữ chức vụ cao hơn đối với các cơ quan, đơn vị thuộc diện dự kiến phải sắp xếp, tinh gọn (trừ những trường hợp thật sự cần thiết); tạm dừng việc tuyển công chức từ ngày 1/12/2024 cho đến khi hoàn thành việc sắp xếp tổ chức bộ máy theo định hướng của Trung ương. Đề nghị cấp ủy các cấp quán triệt, thực hiện tốt nội dung này.
Các cấp ủy đảng từ Trung ương đến cơ sở chỉ đạo tăng cường công tác tuyên truyền, định hướng dư luận, tạo sự thống nhất cao trong Đảng và toàn hệ thống chính trị, sự đồng thuận trong Nhân dân về chủ trương, yêu cầu, nhiệm vụ tinh gọn tổ chức bộ máy trong tình hình mới.
Đấu tranh có hiệu quả với các quan điểm sai trái, thù địch, xuyên tạc việc thực hiện chủ trương này; xử lý nghiêm các trường hợp lợi dụng việc sắp xếp tổ chức, gây mất đoàn kết nội bộ, ảnh hưởng đến uy tín của Đảng và cơ quan, tổ chức.
Thưa toàn thể các đồng chí,
Công việc phía trước rất bộn bề, khẩn trương. Thời gian không chờ đợi chúng ta. Đất nước đang đứng trước cánh cửa lịch sử bước vào kỷ nguyên vươn mình. Những công việc chúng ta làm hôm nay, sẽ quyết định tương lai. Chậm trễ là có lỗi với Nhân dân.
Tôi đề nghị các đồng chí từ Trung ương đến cơ sở có mặt tại Hội nghị hôm nay phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và Nhân dân, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo với quyết tâm cao nhất để hoàn thành sớm việc tinh gọn tổ chức, bộ máy hệ thống chính trị; góp phần tăng tốc, bứt phá vượt các mục tiêu, nhiệm vụ của năm 2024, 2025 và cả nhiệm kỳ Đại hội XIII; chuẩn bị thật tốt đại hội đảng các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng.
Chúc các đồng chí mạnh khỏe và thành công.
Xin trân trọng cảm ơn".
Tổng Bí thư Tô Lâm" alt="Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư ở Hội nghị quán triệt tổng kết thực hiện Nghị quyết 18"/>Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư ở Hội nghị quán triệt tổng kết thực hiện Nghị quyết 18