![]() |
Cô Bùi Thị Hồng Vân, Phó hiệu trưởng nhà trường cho biết: Trường đã lập kế hoạch ‘tách đôi’ lớp học để giảng dạy. Cụ thể, một lớp học có 48 học sinh được chia làm đôi, học 2 ca. Ca 1 học vào các thứ 2, 4, 6; ca 2 học vào các thứ 3, 5, 7. Học sinh được tổ chức ngồi học theo hình ‘dích dắc’, mỗi học sinh ngồi 1 bàn, một em đầu bàn bên này, em còn lại sẽ ngồi đầu bàn bên kia để đảm bảo công tác phòng chống dịch Covid-19.
Tách lớp khi học sinh trở lại, nhiều trường sẽ thiếu giáo viên |
Trường Tiểu học Chánh Lộ có 31 lớp nhưng chỉ 21 phòng học. Nhà trường đã chuẩn bị nhiều phương án dạy học. Nếu thực hiện yêu cầu giãn cách học sinh, tách đôi lớp học thì giảm xuống còn 3 buổi học/tuần. Các môn cơ bản như Toán, tiếng Việt, tiếng Anh sẽ dạy chính. Các môn khác học sinh có thể học theo phiếu học tập giáo viên giao cho học sinh về nhà làm...
Tách lớp sẽ thiếu giáo viên
Đối với học sinh tiểu học khó khăn nhất là đảm bảo khâu vệ sinh, phòng chống dịch Covid -19 theo quy định. Phó hiệu trưởng Trường Tiểu học Chánh Lộ chia sẻ: Việc phải rửa tay, sát khuẩn, đeo khẩu trang, ra chơi tại lớp đối với học sinh tiểu học rất khó vì các em còn nhỏ, ý thức chưa cao, lâu ngày các em gặp lại bạn bè sẽ không tránh khỏi vui đùa.
Nếu học sinh ở trong lớp 5 – 6 tiết liên tục sẽ khiến các em rất căng thẳng. Giáo viên phải đi kèm học sinh để hướng dẫn rửa tay, đảm bảo vệ sinh rất mất thời gian.
Nhiều trường khác lại gặp khó trong sắp xếp lớp học. Trường Tiểu học Trần Phú có số lượng học sinh đông, 43 lớp học, nhưng chỉ có 26 phòng. Vì cơ sở vật chất chưa đảm bảo nên trường chưa thể tổ chức dạy 2 buổi/ngày cho tất cả các lớp. Trường dự định dừng hoạt động bán trú, tổ chức học 1 buổi/ngày và tách đôi lớp học. Một nửa số lượng học sinh của lớp học buổi sáng và một nửa số lượng học buổi chiều
Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Ngãi Đỗ Văn Phu cho biết, thực hiện giãn cách học sinh, dạy 2 buổi trên ngày để phòng chống dịch Covid-19 thì nhiều trường sẽ thiếu giáo viên, sẽ gặp khó khăn.
Hình ảnh giáo viên các trường dọn vệ sinh đón học sinh trở lại:
Thanh Vạn
- Sau thời gian nghỉ học vì Covid-19, nhiều địa phương đã quyết định cho tất cả học sinh các cấp trên địa bàn đi học trở lại từ ngày 4/5.
" alt=""/>Tách lớp khi học sinh trở lại, nhiều trường sẽ thiếu giáo viênSẽ điều chỉnh độ khó của kỳ thi
Phóng viên: Thưa Bộ trưởng, sau 5 lần tổ chức kỳ thi THPT quốc gia, năm nay kỳ thi sẽ đổi tên thành kỳ thi tốt nghiệp THPT và giao cho các địa phương tổ chức. Bộ trưởng có thể cho biết cụ thể hơn về sự thay đổi này?
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, thực hiện Nghị quyết số 03/NQ-CP Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2020, Bộ GD-ĐT đã tổ chức nghiên cứu, dự thảo các phương án thi, xét công nhận tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH,CĐ năm 2020. Phương án cuối cùng đã nhận được sự ủng hộ của đại diện Ban Tuyên giáo TƯ, Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên, nhi đồng của Quốc hội, Bộ Tư pháp và Văn phòng Chính phủ; được Thủ tướng Chính phủ cơ bản thống nhất.
Theo đó, phương án tổ chức kỳ thi không có nhiều thay đổi so với năm 2019. Bộ GD-ĐT vẫn tổ chức ra đề thi, xây dựng và cung cấp các phần mềm chấm thi, các thí sinh vẫn dự thi ngay tại địa phương mình. Nội dung thi nằm trong chương trình học sau tinh giản theo tinh thần “học gì thi nấy”. Các bài thi và điểm thi môn thành phần trong các bài thi Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội về cơ bản vẫn như năm 2019. Các trường ĐH, CĐ vẫn có thể sử dụng kết quả kỳ thi này để làm căn cứ tuyển sinh.
![]() |
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ. Ảnh: Thanh Hùng |
Điểm khác biệt đáng kể là nội dung thi giới hạn theo chương trình đã tinh giản, độ khó của đề thi sẽ được điều chỉnh, không đánh đố để phù hợp với điều kiện dạy, học trong tình hình dịch bệnh và mục đích chính là xét tốt nghiệp THPT, đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông trên mặt bằng chung của cả nước; thời gian thi rút ngắn.
Ngoài ra, thay vì phải điều động gần 50 nghìn cán bộ, giảng viên ĐH về coi thi, chấm thi, giám sát, thanh tra chấm thi như những năm gần đây thì năm nay Bộ chỉ điều một số lượng nhỏ về giám sát, thanh tra thi để phù hợp với yêu cầu phòng, chống dịch bệnh. UBND cấp tỉnh chủ trì tổ chức kỳ thi và chịu trách nhiệm về sự an toàn, nghiêm túc, chất lượng của kỳ thi tổ chức tại địa phương mình.
Hiện, Bộ GD-ĐT đang tiếp thu các ý kiến góp ý để hoàn thiện và sớm ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT, Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2020 theo chỉ đạo của Thủ tướng.
Thí sinh tự do được tham dự kỳ thi năm nay để lấy kết quả xét tuyển vào ĐH, CĐ
- Do có một số điều chỉnh nên nhiều học sinh và phụ huynh băn khoăn, lo lắng, nhất là đối với những học sinh có mong muốn xét tuyển vào ĐH, CĐ. Ông có thể cho biết những giải pháp trong tổ chức thi, tuyển sinh nhằm đảm bảo quyền lợi của học sinh?
Điều chỉnh một số điểm của phương án thi là tình thế bắt buộc trong bối cảnh học sinh không thể học tập tại trường trong thời gian dài do dịch bệnh và Luật Giáo dục 2019 có hiệu lực từ ngày 1/7/2020.
Dù kỳ thi được giao về cho địa phương tổ chức, song Bộ GD-ĐT vẫn chỉ đạo sát sao, giám sát chặt chẽ để kỳ thi diễn ra nghiêm túc, trung thực, bảo đảm kết quả thi chính xác, khách quan, tin cậy.
Chúng tôi đang lên các phương án cụ thể để giám sát chặt chẽ các khâu của kỳ thi, trong đó đặc biệt là công tác coi thi, chấm thi tại các địa phương, không thể vì dịch bệnh mà lơ là, buông lỏng.
Đặc biệt, năm nay Bộ sẽ đối sánh kết quả thi tốt nghiệp với điểm trong học bạ của học sinh để qua đó đánh giá được thực chất hơn chất lượng giáo dục phổ thông và tính trung thực trong tổ chức kỳ thi của địa phương.
Do kỳ thi tốt nghiệp THPT nhằm mục đích đánh giá chất lượng giáo dục sau 12 năm học của học sinh nên đề thi vẫn có sự phân hoá phù hợp để phân loại đối tượng học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu. Tuy phân hóa mức độ khó có giảm so với các năm trước nhưng vẫn đảm bảo được phân loại học sinh nên các trường ĐH, CĐ có thể sử dụng kết quả để tuyển đầu vào.
Trong bối cảnh dịch bệnh, phải điều chỉnh chương trình, phương thức dạy, học; giới hạn nội dung và độ khó của các bài thi; theo nguyện vọng của thí sinh và tiếp thu ý kiến của dự luận xã hội, các cơ quan chức năng, Bộ GD-ĐT thống nhất cho thí sinh tự do được tham dự kỳ thi năm nay để lấy kết quả xét tuyển vào ĐH, CĐ.
Tôi đã chỉ đạo các đơn vị chức năng của Bộ tổ chức xây dựng đề thi tham khảo cho kỳ thi tốt nghiệp THPT và sẽ sớm công bố để giúp giáo viên, học sinh có định hướng trong dạy học, ôn tập.
![]() |
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ kiểm tra công tác tổ chức thi THPT quốc gia năm 2019. Ảnh tư liệu: Thanh Hùng |
Ngoài ra, trước nhu cầu thực tế của công tác tuyển sinh trong bối cảnh dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, học sinh đã học và ôn tập theo các môn để xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ.
Để tạo thuận lợi cho học sinh, không gây tâm lý lo lắng cho các em và phụ huynh, Bộ GD-ĐT quyết định, trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, bài thi KHTN và KHXH tính một đầu điểm để xét tốt nghiệp nhưng vẫn được chấm và công bố điểm các môn thi thành phần.
Quy định này cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các trường ĐH, CĐ tuyển sinh. Tôi cũng đề nghị các trường ĐH, học viện, CĐ cần tính toán thận trọng phương án tuyển sinh, không gây hoang mang, lo lắng cho học sinh. Tôi đang chỉ đạo xây dựng quy chế tuyển sinh đảm bảo tinh thần thực hiện tự chủ đại học nhưng phải đề cao trách nhiệm giải trình, công khai, minh bạch và chia sẻ với những khó khăn của học sinh, phụ huynh trong bối cảnh bị ảnh hưởng nặng nề của bệnh dịch Covid-19.
- Bộ trưởng có nhắn gửi gì với giáo viên và học sinh khi quay trở lại trường học tập, tiếp tục hoàn thành năm học 2019-2020 và hướng tới Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020?
Năm nay là một năm khó khăn không chỉ với ngành Giáo dục mà còn với cả nước. Suốt thời gian qua, mỗi giáo viên, học sinh và toàn ngành đã thể hiện sự nỗ lực, cố gắng vượt bậc, khắc phục khó khăn để cùng cả nước vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa tổ chức dạy và học, thực hiện tốt phương châm “tạm dừng đến trường, không dừng học”.
Những ngày này và tới đây, khi học sinh trở lại trường học tập, sẽ có nhiều việc hơn nữa đối với toàn ngành. Một mặt vừa phải đảm bảo an toàn cho học sinh, giáo viên, mặt khác phải nỗ lực thực hiện các mục tiêu năm học, trong đó có việc tổ chức tốt Kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH,CĐ năm 2020.
Tôi mong rằng, mỗi cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh tiếp tục cố gắng, nỗ lực, thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch, đồng thời hoàn thành tốt chương trình giáo dục còn lại của năm học. Với mỗi học sinh lớp 12, tôi mong các em sẽ chăm chỉ học tập, vững tâm để có kết quả tốt nhất, đạt được ước mơ mà mình theo đuổi.
- Xin cảm ơn ông!
Thanh Hùng – Minh Thu
- Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ vừa quyết định kỳ thi năm 2020 vẫn sẽ giữ nguyên 3 đầu điểm đối với bài thi tổng hợp.
" alt=""/>Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ giải thích những thay đổi của kỳ thi tốt nghiệp THPT![]() |
HLV Simon McMenemy |
Chúng tôi chơi sân nhà, nhưng mọi người quên mất Việt Nam rất mạnh, họ thuộc nhóm hạt giống số hai. Có thể mọi người sẽ quên mất tinh thần chiến đấu của đội nay. Đây là vòng loại World Cup. Việt Nam ở một đẳng cấp khác, còn hàng thủ Indonesia chơi không tốt".
"Việt Nam tiến bộ rất nhiều trong hai năm qua, họ đang có một thế hệ vàng. Những cầu thủ trẻ nhưng kinh nghiệm và đẳng cấp. Không có gì phải xấu hổ khi thua. Indonesia không còn cơ hội đi tiếp nhưng không có nghĩa là nhừng cố gắng trong những trận đấu tới", HLV Simon McMenemy tiếp tục dành những lời khen cho tuyển Việt Nam.
![]() |
Tuyển Việt Nam giành chiến thắng xứng đáng |
Đáng chú ý, HLV Simon McMenemy đã nói vui rằng "Tôi bước ra ngoài các CĐV sẽ giết tôi", khi buổi họp báo dành cho đội chủ nhà sắp kết thúc.
Cuối cùng, khi phóng viên hỏi sao tại AFF Cúp khi đá với Việt Nam có cửa thắng hơn mà giờ thua đậm, HLV Simon McMenemy đã nổi nóng và không trả lời.
Video tuyển Việt Nam 3-1 Indonesia:
Đại Nam - N.Đ (từ Bali)
" alt=""/>HLV Indonesia nói gì sau trận thua tuyển Việt Nam tại Bali?