Nhận định, soi kèo Al Hilal Benghazi vs Al Akhdar, 22h00 ngày 27/5: Điểm tựa sân nhà
本文地址:http://app.tour-time.com/news/28a399374.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo Mendiola vs Manila Digger, 18h00 ngày 17/2: Out trình
Dù thất bại rõ ràng như vụ việc trên, nhưng Cảnh sát trưởng Derek Sanders vẫn bày tỏ sự tin tưởng vào công nghệ này. Ông khẳng định sẽ tiếp tục sử dụng Grappler và các chiến thuật khác nhằm chặn đứng các cuộc truy đuổi nguy hiểm. Một số cảnh sát khác cũng nhận định rằng, dù có trục trặc, Grappler vẫn có thể là công cụ an toàn hơn so với các chiến thuật dừng xe khác như PIT (đâm ô tô cảnh sát vào hông xe nghi phạm).
Video cảnh sát Mỹ thử nghiệm bắt xe bỏ trốn bằng thiết bị Grappler.
Dù vậy, không thể phủ nhận nguy cơ khi xe nghi phạm có thể va chạm với xe khác hoặc người vô tội bởi thực tế đã có trường hợp sử dụng Grappler gây tai nạn và đã làm dấy lên câu hỏi về tính an toàn thực sự của công nghệ này.
Các chuyên gia an toàn thời gian qua cũng đã khuyến nghị cảnh sát nên xem xét các giải pháp khác như sử dụng drone hay trực thăng để theo dõi nghi phạm thay vì các cuộc truy đuổi trực tiếp đầy nguy hiểm.
Theo Carscoops
Bài viết vui lòng gửi về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Vũ khí hạ xe chạy trốn gắn ở đầu ô tô cảnh sát Mỹ gây tranh cãi về độ an toàn
>>> Giáo viên sắp về hưu vẫn lo giữ hạng, giữ lương
>>> Lý do chứng chỉ giá 2 triệu đồng khiến giáo viên lao đao
Chia sẻ với VietNamNet, các giáo viên đã kiến nghị một số điểm cần sửa đổi của chùm thông tư 01, 02, 03, 04 quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp hạng viên chức giảng dạy trong các trường phổ thông công lập.
Thầy Lê Đình Hiển, giáo viên Trường Tiểu học, THCS & THPT Đông Bắc Ga (Thanh Hóa) cho hay, chùm thông tư này quy định về việc sử dụng chứng chỉ để xếp hạng chức danh nghề nghiệp, song có rất nhiều điểm bất cập.
"Điều thứ nhất cần làm rõ đó là trong các loại chứng chỉ mà viên chức giáo dục phải có, loại nào dùng để thăng hạng bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp, chứng chỉ nào để bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, chứng chỉ nào bắt buộc phải có, chứng chỉ nào khuyến khích có...", thầy Hiển nói.
Thứ hai, theo thầy Hiển, cần đưa ra lí do thuyết phục bởi hầu hết cán bộ, giáo viên bỏ tiền túi phải tham gia các lớp học, khóa học chứng chỉ.
"Vậy phải chăng, trong quá trình đào tạo giáo viên, các chứng chỉ sư phạm và nghiệp vụ sư phạm, tiếng Anh, tin học của trường đại học sư phạm cấp là không đạt yêu cầu? Tại sao phải học chứng chỉ mới vừa tốn kém, vừa lãng phí mà không hề có ý nghĩa thực tế. Đó là chưa nói đến câu chuyện chất lượng các khóa học đến đâu".
Thứ ba, theo thầy Hiển, cần sửa đổi việc xếp hạng đạo đức theo từng hạng giáo viên.
"Rõ ràng, trong Quyết định số 16/2008/QĐ-BGĐTđã nói rất cụ thể về đạo đức nhà giáo, từ phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, lối sống tác phong, giữ gìn và bảo vệ đạo đức nhà giáo. Thế nhưng, tại các Thông tư 01, 02, 03, 04 quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các trường phổ thông công lập thì lại có các tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp ở mỗi hạng. Đây liệu có phải là sự chồng chéo, hơn nữa gây rối rắm, trùng lặp giữa các văn bản. Chưa kể, đạo đức sao lại có thể xếp hạng theo các mức độ 1,2,3", thầy Hiển nói.
>>> Bộ GD-ĐT lý giải chuyện xếp hạng đạo đức giáo viên
Thầy Hồ Tuấn Anh, Hiệu trưởng Trường THCS Quỳnh Phương (Thị xã Hoàng Mai, Nghệ An) cho rằng, chùm thông tư cần rút gọn các tiêu chí và các chỉ số của từng tiêu chí theo hướng có những tiêu chí chung cho các hạng chức danh.
"Ví dụ tiêu chí đạo đức nghề nghiệp. Hiện, mỗi hạng có một tiêu chí đạo đức là không phù hợp. Cần thay đổi theo hướng chỉ cần một tiêu chí đạo đức nghề nghiệp chung cho các hạng", thầy Tuấn Anh nói.
Theo thầy Tuấn Anh, hiện, các tiêu chí khác cũng rất rườm rà và không sát với thực tế. "Nếu chiếu theo Thông tư 03, hạng III có 24 chỉ số, hạng II có 32 chỉ số, hạng I có 39 chỉ số. Việc đưa ra nhiều chỉ số như vậy sẽ rất khó cho các cơ sở giáo dục trong quá trình xét duyệt. Đặc biệt nhiều chỉ số không định lượng mà chỉ định tính, sẽ khó có minh chứng thuyết phục", thầy Tuấn Anh phân tích.
Mặt khác, theo thầy Tuấn Anh, khi Nghị định 89 có hiệu lực, thì chỉ cần 1 chứng chỉ chức danh nghề nghiệp để có thể xếp vào các hạng.
"Dù Nghị định 89 sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 101 đã được Chính phủ ban hành nhưng đến ngày 10/12/2021 mới có hiệu lực. Trong khi đó, hiện nay, nhiều địa phương đang phát thông tin nhắc giáo viên đi học để kịp thời bổ nhiệm vào các hạng theo quy định của chùm thông tư 01, 02, 03, 04 (dù trên danh nghĩa là tự nguyện).
Như vậy, nếu không kịp thời có các văn bản hướng dẫn, thì khi Nghị định 89 có hiệu lực, cơ bản giáo viên học xong các chứng chỉ".
Thầy Tuấn Anh cũng kiến nghị, việc yêu cầu có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp chỉ nên quy định đối với những trường hợp được tuyển dụng sau khi Thông tư liên tịch số 22/2015/TTLT-BGD ĐT-BNV có hiệu lực. Các trường hợp đã tuyển dụng trước đó chỉ yêu cầu có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp khi xét thăng lên hạng mới. Ví dụ từ hạng II lên hạng I. Các trường hợp trụ hạng thì không cần chứng chỉ.
>>> Học thạc sĩ để nâng hạng: Giáo viên khó với
Trước đó, trao đổi với VietNamNet, lãnh đạo Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD-ĐT) cho biết, ngay khi Nghị định 101/2017/NĐ-CP ngày 1/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức được sửa đổi, Bộ GD-ĐT sẽ sớm triển khai việc sửa đổi các các quy định tại chùm Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên cũng như các quy định về thi/xét thăng hạng và chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp.
Lãnh đạo Bộ GD-ĐT cũng khẳng định, với đề xuất của Bộ Nội vụ trong báo cáo Thủ tướng Chính phủ thì không phải là sẽ bỏ hết quy định về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên, giảng viên mà là điều chỉnh giảm số lượng chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp.
Mới đây, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 89/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 1/9/2017 về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
Chính vì vậy, hiện, nhiều thầy cô giáo trên cả nước đang rất ngóng đợi chùm thông tư sửa đổi về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên.
Trả lời BáoVietNamNetvào tháng 3/2021, một lãnh đạo Bộ GD-ĐT khẳng định, quy định giáo viên phải có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp tại các Thông tư liên tịch số 20, 21, 22, 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV (trước đây) và các Thông tư số 01, 02, 03, 04/2021/TT-BGDĐT (thay thế các Thông tư liên tịch số 20, 21, 22, 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV) thực hiện theo quy định tại Luật Viên chức 2010 và Nghị định số 101 của Chính phủ. Vị này cũng cho hay, ngành giáo dục cũng nỗ lực trong việc đề nghị được thay các chứng chỉ này bằng các chứng chỉ chuyên ngành nhưng đây là quy định của Luật Viên chức và Nghị định số 101 thì không thể làm khác được. |
Linh Đan
13/87 chứng chỉ bồi dưỡng liên quan đến viên chức mà Bộ Nội vụ đề nghị bỏ thuộc ngành giáo dục. Theo công bố của Bộ Nội vụ, giáo viên ở mỗi cấp học sẽ được giảm 2 loại chứng chỉ chức danh nghề nghiệp.
">Kiến nghị sửa quy định bổ nhiệm và thăng hạng giáo viên
![]() |
Ảnh minh họa |
Việc chênh lệch diện tích đất sau một thời gian sử dụng sau khi đo đạc lại là một thực tế đã được quy định trong pháp luật đất đai. Trong trường hợp này, người sử dụng đất cần tiến hành các thủ tục để xin cấp hoặc cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với mảnh đất đang sử dụng. Pháp luật đất đai quy định về nguyên tắc cấp, cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong trường hợp này như sau:
Luật đất đai 2013 tại Điều 98 quy định:
Điều 98. Nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
5. Trường hợp có sự chênh lệch diện tích giữa số liệu đo đạc thực tế với số liệu ghi trên giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này hoặc Giấy chứng nhận đã cấp mà ranh giới thửa đất đang sử dụng không thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất, không có tranh chấp với những người sử dụng đất liền kề thì khi cấp hoặc cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất diện tích đất được xác định theo số liệu đo đạc thực tế. Người sử dụng đất không phải nộp tiền sử dụng đất đối với phần diện tích chênh lệch nhiều hơn nếu có.
Trường hợp đo đạc lại mà ranh giới thửa đất có thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất và diện tích đất đo đạc thực tế nhiều hơn diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất thì phần diện tích chênh lệch nhiều hơn (nếu có) được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại Điều 99 của Luật này.
Khoản 20 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP bổ sung điều 21a Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định:
Điều 24a. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với diện tích đất tăng thêm so với giấy tờ về quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất
Trường hợp đo đạc lại mà diện tích thửa đất thực tế nhiều hơn diện tích ghi trên Giấy chứng nhận đã cấp hoặc giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 của Luật đất đai, Điều 18 của Nghị định này và ranh giới thửa đất thực tế có thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có Giấy chứng nhận hoặc giấy tờ về quyền sử dụng đất thì việc xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với diện tích đất tăng thêm được thực hiện như sau:
3. Trường hợp diện tích đất tăng thêm không có giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 100 của Luật đất đai, Điều 18 của Nghị định này thì thực hiện như sau:
a) Trường hợp người sử dụng đất không vi phạm pháp luật về đất đai thì việc xem xét xử lý và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với diện tích đất tăng thêm thực hiện theo quy định tại Điều 20 của Nghị định này;
b) Trường hợp diện tích đất tăng thêm do người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 thì xem xét xử lý và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với diện tích đất tăng thêm thực hiện theo quy định tại Điều 22 của Nghị định này;
c) Trường hợp diện tích đất tăng thêm do người sử dụng đất được giao trái thẩm quyền trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 thì việc xem xét xử lý và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với diện tích đất tăng thêm thực hiện theo quy định tại Điều 23 của Nghị định này;
đ) Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đối với diện tích đất tăng thêm được thực hiện theo quy định tại Điều 70 và cấp đổi Giấy chứng nhận cho thửa đất gốc theo quy định tại Điều 76 của Nghị định này nếu thửa đất gốc đã được cấp Giấy chứng nhận. Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm xác nhận vào Đơn đề nghị cấp lại, cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với diện tích đất tăng thêm và gửi thông tin địa chính đến cơ quan thuế, trình cấp Giấy chứng nhận sau khi người sử dụng đất đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính, cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai cho toàn bộ diện tích thửa đất đang sử dụng, trao Giấy chứng nhận cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
đ) Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đối với toàn bộ diện tích thửa đất thực hiện theo quy định tại Điều 70 của Nghị định này nếu thửa đất gốc có giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 100 của Luật đất đai, Điều 18 của Nghị định này.
Thông tư 10/2018/TT-BTC tại Điều 6. Bổ sung Điều 10a như sau:
“Điều 10a. Thu tiền sử dụng đất khi cấp Giấy chứng nhận đối với diện tích đất tăng thêm do đo đạc lại so với giấy tờ về quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất
1. Trường hợp được cấp Giấy chứng nhận đối với diện tích tăng thêm theo quy định tại khoản 20 Điều 2 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP mà hộ gia đình, cá nhân đã có Giấy chứng nhận thì nộp tiền sử dụng đất đối với phần diện tích tăng thêm theo chính sách và giá đất tại thời điểm đã cấp Giấy chứng nhận.
2. Trường hợp được cấp Giấy chứng nhận đối với diện tích tăng thêm theo quy định tại khoản 20 Điều 2 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP mà hộ gia đình, cá nhân có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 Luật Đất đai, Điều 18 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP thì nộp tiền sử dụng đất đối với phần diện tích đất tăng thêm theo chính sách và giá đất tại thời điểm có quyết định công nhận quyền sử dụng đất tăng thêm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”.
Như vậy, bạn căn cứ quy định trên để thực hiện việc nộp tiền sử dụng đất đối với trường hợp được cấp Giấy chứng nhận đối với diện tích tăng thêm mà hộ gia đình, cá nhân đã có Giấy chứng nhận thì nộp tiền sử dụng đất đối với phần diện tích tăng thêm theo chính sách và giá đất tại thời điểm đã cấp Giấy chứng nhận.
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Giám đốc Công ty Luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội trả lời:
">Quy định mới về tiền sử dụng phần đất dư thêm sau khi đo đạc lại
Nhận định, soi kèo U20 Syria vs U20 Nhật Bản, 14h00 ngày 17/2: Không thể cản bước
Trường hợp biển số xe bị mất do đánh rơi hay do bị trộm cắp thì chủ sở hữu xe phải thực hiện thủ tục để cấp lại biển số xe cho mình theo quy định tại Điều 15 Thông tư 15/2014/TT-BCA.
Bạn phải chuẩn bị như sau: hồ sơ cấp đổi, cấp lại biển số bị mất, bị hỏng, mờ, bị trộm cắp theo quy định của pháp luật.
![]() |
Ảnh chỉ có tính chất minh họa |
Xe bạn bị mất biển số do bị trộm cắp hoặc vì lý do nào khác thì chủ sở hữu xe phải có trách nhiệm chuẩn bị hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều 15 Thông tư 15/2014/TT-BCA với các giấy tờ cụ thể sau: Bản tờ khai về đăng ký xe (theo mẫu quy định).
Các loại giấy tờ của chủ sở hữu xe, tùy vào chủ sở hữu xe là đối tượng nào sẽ phải nộp các loại giấy tờ tương ứng theo quy định, cụ thể như sau:
Nếu chủ xe là người Việt Nam, phải xuất trình các loại giấy tờ như chứng minh nhân dân của công dân hoặc chứng minh công an, bộ đội (có kèm theo giấy giới thiệu của thủ trưởng cơ quan, đơn vị); Thẻ học viên, sinh viên kèm theo giấy giới thiệu của trường nếu chủ sở hữu của xe là sinh viên.
Trường hợp chủ xe là người Việt định cư ở nước ngoài quay về nước để sinh sống hay làm việc cần phải có sổ tạm trú (hoặc sổ hộ khẩu), hộ chiếu (hoặc giấy tờ khác thay thế). Nếu là người nước ngoài thì phải xuất trình thẻ thường trú, tạm trú và giấy phép lao động, giấy giới thiệu của tổ chức, cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
Trong trường hợp nếu chủ xe là tổ chức thì người đến thực hiện cấp đổi biển số xe phải trình chứng minh nhân dân của họ kèm theo giấy giới thiệu của cơ quan, tổ chức.
Trường hợp đối với phương tiện thuộc cơ quan, tổ chức quốc tế, ngoại giao, lãnh sự và nhân viên nước ngoài thì ngoài cần có thêm các loại giấy tờ như công hàm, chứng minh thư ngoại giao, công vụ và giấy giới thiệu của Cục lễ tân, Sở Ngoại vụ.
Bạn phải nộp hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được cấp đổi, cấp lại biển số.
Theo quy định tại Điều 33 Thông tư 15/2014/TT-BCA (Sửa đổi tại Thông tư 67/2017/TT-BCA), thẩm quyền cấp đổi, cấp lại biển số xe được xác định như sau:
Cục Cảnh sát giao thông có trách nhiệm thực hiện thủ tục cấp lại, cấp đổi biển số xe đối với các phương tiện thuộc đối tượng đăng ký tại cơ quan này.
Phòng Cảnh sát giao thông có thẩm quyền thực hiện cấp lại hoặc cấp đổi biển số xe đối với các phương tiện thuộc đối tượng do Phòng tổ chức đăng ký xe.
Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận có trách nhiệm thực hiện kiểm tra đầy đủ và đúng các loại giấy tờ theo quy định và ghi giấy hẹn thời gian cấp cho người yêu cầu. Riêng trường hợp nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không chính xác, người thụ lý hồ sơ phải hướng dẫn cho người nộp kịp thời bổ sung hoặc sửa đổi theo đúng quy định.
Về nguyên tắc, sau khi tiếp nhận đủ hồ sơ của người yêu cầu, cơ quan có thẩm quyền phải thực hiện cấp ngay biển số cho người yêu cầu trừ trường hợp phải chờ sản xuất biển thì thời hạn cấp biển được quy định không được quá 7 ngày từ ngày nhận đủ hồ sơ (Theo quy định tại Khoản 3 Điều 4 Thông tư 15/2014/TT-BCA).
Tư vấn bởi luật sư Nguyễn Thị Thanh
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)
Ban Bạn đọc
Trong một lần tôi đi làm các giấy tờ thì làm mất cuốn sổ hộ khẩu của gia đình. Giờ tôi muốn làm lại thì phải làm ở đâu và trong bao lâu?
">Rơi mất biển số xe xin cấp lại như thế nào?
![]() |
Ảnh minh họa |
Thứ nhất: Nghĩa vụ của bên thế chấp
Theo thông tin bạn cung cấp, giấy chứng quyền sở hữu căn nhà (sổ hồng) đang do ngân hàng giữ và là tài sản thế chấp tại ngân hàng. Để bổ sung tên bạn vào Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở thì anh bạn cần thực hiện thủ tục tặng cho một phần căn hộ cho bạn. Tuy nhiên căn hộ đang là tài sản thế chấp tại ngân hàng nên quyền của anh trai bạn đối với căn hộ sẽ bị hạn chế hơn.
Khoản 8 Điều 320 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:
Điều 320. Nghĩa vụ của bên thế chấp
8. Không được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 321 của Bộ luật này.
Khoản 4, 5 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:
4. Được bán, thay thế, trao đổi tài sản thế chấp, nếu tài sản đó là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Trong trường hợp này, quyền yêu cầu bên mua thanh toán tiền, số tiền thu được, tài sản hình thành từ số tiền thu được, tài sản được thay thế hoặc được trao đổi trở thành tài sản thế chấp.
Trường hợp tài sản thế chấp là kho hàng thì bên thế chấp được quyền thay thế hàng hóa trong kho, nhưng phải bảo đảm giá trị của hàng hóa trong kho đúng như thỏa thuận.
5. Được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh, nếu được bên nhận thế chấp đồng ý hoặc theo quy định của luật.
Theo quy định trên, để tặng cho một phần căn hộ cho bạn thì phải được sự đồng ý của ngân hàng (bên nhận thế chấp) đồng ý. Bạn và người anh và ngân hàng nhận thế chấp tài sản có thể lập thỏa thuận ba bên liên quan việc thanh toán tiền thanh toán tiền nợ vay của anh bạn đối với ngân hàng. Ngân hàng sẽ xóa thế chấp và trả lại giấy tờ sở hữu nhà cho anh bạn.
Sau đó, anh trai bạn có thể lập hợp đồng tặng cho một phần quyền sử dụng đất và thực hiện công chứng hợp đồng theo quy định tại khoản 1 Điều 122 Luật Nhà ở năm 2014:
“Điều 122. Công chứng, chứng thực hợp đồng và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng về nhà ở
1. Trường hợp mua bán, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại thì phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Đối với các giao dịch quy định tại khoản này thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm công chứng, chứng thực hợp đồng.”
Thứ hai: Đăng ký biến động
Theo quy định trên thì công chứng hợp đồng tặng cho này là bắt buộc. Sau đó, bạn cần thực hiện đăng ký biến động đất đai tại văn phòng đăng ký đất đai để được bổ sung tên trên Giấy chứng nhận. Hồ sơ thực hiện đăng ký biến động được quy định tại Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT (sửa đổi, bổ sung bởi thông tư 33/2017/TT-BTNMT), bao gồm:
+ Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK
+ Họp đồng tặng cho một phần quyền sở hữu căn hộ có công chứng;
+ Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.
Để thực hiện thủ tục đăng ký biến động, bạn nộp phí, lệ phí theo quy định.
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Giám đốc Công ty Luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội
">
Thủ tục bổ sung thêm người khác vào sổ hồng khi đang thế chấp ngân hàng
![]() |
Thứ nhất: Điều kiện miễn giảm học phí với trẻ dưới 3 tuổi tại vùng đặc biệt khó khăn và hộ nghèoLuật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội tư vấn:
Theo quy định tại Tiểu mục 1.2 Mục 1 Nội dung chỉ tiêu thống kê ngành giáo dục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 19/2017/TT-BGDĐT thì:1201. Số trường mẫu giáo, mầm non
a. Khái niệm, phương pháp tính
- Trường mẫu giáo: là cơ sở giáo dục mầm non nhận trẻ em từ ba tuổi đến sáu tuổi.
1205. Số trẻ em mẫu giáo
Trẻ em mẫu giáo bao gồm trẻ em đi học ở các lớp mẫu giáo của trường mẫu giáo, trường mầm non, lớp mẫu giáo độc lập, lớp mẫu giáo ở các nhà trẻ, lớp mẫu giáo ở cơ quan, xí nghiệp và ở các trường phổ thông.
Nghị Định 86/2015/NĐ-CP quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021 Điều 7. Đối tượng được miễn học phí
1. Người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng theo Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 6 năm 2005, Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16 tháng 7 năm 2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.
2. Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên bị tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế.
3. Trẻ em học mẫu giáo và học sinh dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.
Người từ 16 tuổi đến 22 tuổi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội mà đang học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất.
4. Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
5. Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông là con của hạ sĩ quan và binh sĩ, chiến sĩ đang phục vụ có thời hạn trong lực lượng vũ trang nhân dân.
Căn cứ theo quy định trên trẻ em học mẫu giáo có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo được miễn học phí. Nếu cha mẹ trẻ thuộc hộ nghèo theo quy định được miễn học phí. Hộ nghèo theo quy định mức chuẩn nghèo của từng địa phương.
Thứ hai: Thủ tục thực hiện miễn giảm học phí
Bạn làm mẫu đơn và Giấy chứng nhận hộ nghèo do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp theo quy định tại Thông tư 09/2016/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH. Trong vòng 45 ngày kể từ ngày khai giảng năm học, cha mẹ (hoặc người giám hộ) trẻ em học mẫu giáo, học sinh phổ thông, học viên học chương trình trung học cơ sở và trung học phổ thông học ở các trung tâm giáo dục thường xuyên; học sinh, sinh viên, học viên học ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học có Đơn đề nghị miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập và bản sao giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập gửi cơ sở giáo dục.
Ban Bạn đọc
">
Chế độ miễn giảm học phí với trẻ mầm non tại vùng đặc biệt khó khăn
友情链接