PGS.TS Lưu Bích Ngọc, Chánh Văn phòng Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực, ủy viên thường trực các tiểu ban nhấn mạnh, giáo dục thường xuyên là bộ phận quan trọng trong hệ thống giáo dục và đào tạo nước ta. Giáo dục thường xuyên đã đóng góp vào thành công của phong trào xóa nạn mù chữ, phổ cập phổ thông và phát triển nguồn nhân lực cho đất nước. Trong bối cảnh và giai đoạn phát triển mới, giáo dục thường xuyên đang cần sự vận động, chuyển mình để đáp ứng nhu cầu phát triển về kinh tế, xã hội; khoa học công nghệ, nhất là trong giai đoạn chuẩn bị triển khai Luật Giáo dục 2019 vừa được Quốc hội thông qua.
PGS Lưu Bích Ngọc cho biết, phát triển giáo dục thường xuyên thành hệ thống giáo dục mở, đáp ứng nhu cầu học tập của người lớn giai đoạn 2020 - 2030 là nội dung quan trọng được Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực đưa vào kế hoạch công tác năm 2019.
Tại Hội thảo, GS.TS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, Trưởng tiểu ban Giáo dục thường xuyên và học tập suốt đời chia sẻ, tính mở của giáo dục thường xuyên có thể hiểu là mở về đối tượng học tập, bao gồm thanh thiếu niên không theo học hệ giáo dục ban đầu; người lao động (cán bộ, công chức, viên chức, nông dân, công nhân…) người về hưu, già cả… Tức là không có rào cản, không trừ một ai và không làm ai thất bại.
Mở về chương trình, bao gồm, xóa mù chữ, bổ túc văn hóa, các chương trình xóa mù kỹ năng lao động và các chương trình nâng cao. Mở về phương pháp như học theo lớp học, khóa học và tự học hoặc tự học có hướng dẫn.
Tính mở còn thể hiện ở công nghệ học tập, gồm học theo phương pháp thầy - trò (có dùng những giáo cụ trực quan hiện đại, thí nghiệm; học qua tivi, máy tính, máy tính bảng, điện thoại thông minh…).
Hay mở về địa điểm như học ở cơ sở giáo dục, học ở nơi làm việc, học ở nhà, học ở thư viện, nhà văn hóa và câu lạc bộ.
Và mở về ý tưởng như hướng nghiệp, khởi nghiệp, liên kết hợp tác.
"Nhiều nhà giáo dục và khoa học trên thế giới hiểu rằng, ngay từ khi còn là bào thai cho đến khi ra đời và tới cuối đời, con người cần có hệ thống chính sách giáo dục để hỗ trợ sự phát triển cá nhân. Hệ thống chính sách ấy chính là chính sách giáo dục thường xuyên. Những chính sách này giúp cho con người trong những không gian và thời gian khác nhau của cuộc đời đều được giáo dục và đào tạo" - GS Phạm Tất Dong nói.
Cũng theo GS Phạm Tất Dong, chúng ta cần có một quan niệm chính xác và thống nhất với thế giới về giáo dục thường xuyên. Trong Luật giáo dục hiện nay, giáo dục thường xuyên được coi là hệ thống giáo dục không chính quy dành cho người lớn. Do đã ghi vào Luật nên chúng ta phải chấp hành.
Tuy nhiên, cũng cần hiểu rằng, giáo dục chính quy cũng có tính thường xuyên và bản thân hệ thống giáo dục chính quy đã thể hiện như giai đoạn đầu của cả tiến trình giáo dục suốt đời cho con người.
Minh Thu
" alt=""/>Phát triển Giáo dục thường xuyên thành hệ thống mởChị Nguyễn Thị Thu (bên trái) trước bàn thờ của con trai.
Từ năm học lớp 10, mỗi khi đến dịp nghỉ hè, Sang lại đi làm phụ hồ ở khắp nơi. Cứ đến hè, nhờ công việc phụ hồ, làm thuê, Sang có được khoản tiền công hơn 10 triệu đồng. Toàn bộ số tiền kiếm được, Sang lại mang về cho mẹ, hoặc mua đồ dùng, sửa sang nhà cửa và chi phí cho việc học tập.
Năm học lớp 12, trong thời gian chờ điểm thi của kỳ thi THPT Quốc gia, Sang tranh thủ đi làm thêm (chạy xe ôm) kiếm được 13 triệu tiền công. Số tiền này, Sang đưa về cho mẹ. Ngày Sang nhập học chỉ cầm đi 6 triệu đồng.
Đỗ đại học, nhưng Sang không lựa chọn mà đi học nghề tại Trường Cao đẳng Công nghiệp. Chị Thu đặt toàn bộ niềm tin vào Sang bởi ý thức tự giác, độc lập trong học tập, cuộc sống. “Công việc hàng ngày của tôi ở nhà là buôn bán gia cầm. Tôi phải dậy sớm từ 2, 3 giờ sáng để nhập hàng về rồi vận chuyển hàng đi. Ngày Sang chưa nhập học ở trường cao đẳng, cứ sáng sớm, Sang thường dậy sớm giúp mẹ chuyển hàng đi, xong mới đi học”- chị Thu kể.
Chị Thu cho biết, sức khỏe của chị không tốt (4 lần phẫu thuật mật), nên Sang rất thương mẹ và lo hết mọi công việc lớn, nhỏ trong nhà. “Nhiều hôm ốm yếu, lo xa, tôi còn dặn con, nhỡ không may mẹ qua đời thì cố gắng sống, làm việc thật tốt để lo cho chị gái và người thân của mình. Ai ngờ cháu lại ra đi như vậy!”- chị Thu đau đớn kể.
Trước khi xảy ra sự việc 2 ngày, Sang vừa về thăm mẹ và gia đình. Khi đi, mẹ cho tiền nhưng Sang không cầm nhiều, chỉ xin mẹ 200.000 đồng để chi phí đi đường. Sang nói với chị Thu là “con tự lo được cho mình, mẹ đừng lo lắng”.
Lúc 20h ngày 26/9, chị Thu gọi điện thoại nhắc nhở con về việc ăn uống buổi tối. Sợ mẹ lo lắng, Sang nói chở khách nốt chuyến này rồi về nấu cơm ăn. Đến chiều 27/9, chị gái Sang là Nguyễn Thị Nguyệt nhận được điện thoại của người bạn ở cùng phòng với Sang, tên Long thông báo Sang không về nhà từ tối qua, và không liên lạc được.
Ngay trong chiều 27/9, gia đình đã nhờ người anh họ của Sang là Phùng Văn Tấn (ở Hà Nội) cùng bạn bè đến cơ quan công an trình báo việc mất tích của Sang. Rạng sáng 28/9, chị Thu cùng người thân đã có mặt tại cơ quan công an để làm việc về sự mất tích của con trai mình.
Theo Hoàng Lam (Tiền Phong)
Hôm nay, tại UBND xã Hải Ninh (huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa) đã tổ chức lễ trao bằng Tổ quốc ghi công cho thân nhân nam sinh đã quên mình cứu sống 3 mẹ con đuối nước.
" alt=""/>Sinh viên chạy Grab bị sát hại: Một người con ngoan 'đặc biệt'TIN BÀI KHÁC
Vợ chồng nghèo đau đớn nhìn con ung thư không tiền chữa" alt=""/>Bị bỏng xăng nặng, cậu thanh niên nghèo giành giật sự sống từng giờ