Cơ duyên từ đó, cô bắt đầu thấy được niềm đam mê của bản thân và tiếp tục làm thiệp bán với 1 cái/1 nghìn đồng.
“Lúc đó nhiều bạn đến mua lắm, mình cũng chỉ bán cho vui thôi ai ngờ được hưởng ứng nhiệt tình nên cũng rất bất ngờ”, cô Sinh hồ hởi.
Niềm đam mê đó tạm gác lại khi cô đậu vào Học viện Âm nhạc Huế rồi trở thành giáo viên dạy âm nhạc tại Trường THCS Phù Đổng (huyện Đại Lộc).
Năm 2017, trong một lần đến chùa, khi đang ngồi dưới gốc cây bồ đề, cô tình cờ thấy được các lá rụng giữa sân đang phân hủy, một số lá thấy được gân trắng. Từ đó, cô Sinh bật ra ý tưởng muốn làm các tác phẩm từ chính những chiếc lá cây này.
“Niềm đam mê từ nhỏ bỗng dưng quay trở lại, tôi thấy ở Ấn Độ và các nước khác có một số sản phẩm về các lá khô rất đẹp nên tìm tòi cách chế tạo để tự làm ra những bức tranh”, cô Sinh nhớ lại.
Khó khăn đến với cô những ngày đầu tiên khi tiếp cận việc ngâm lá, chà răng lá để tạo ra lá nguyên bản chỉ còn mỗi gân. Sau khi hái lá về, cô Sinh sẽ rửa và ngâm lá vào bể, thời gian ngâm lá khoảng 1 tháng cùng với sinh phẩm, từ đây chất diệp lục thối rửa.
Bước tiếp theo - chà răng lá, đây là công đoạn khó nhất, tỉ mỉ nhất trong quá trình tạo ra một chiếc lá hoàn thiện. “Công đoạn này mình sẽ dùng bàn chải, đánh mạnh quá sẽ rách tươm đi chiếc lá vì lúc này ngâm nước lá rất mềm, nhưng đánh nhẹ quá chất phân hủy đọng trên lá không đi hết”, cô giáo âm nhạc giải thích.
Lá khô cô dùng sẽ là lá bồ đề, lá bàng hay bằng lăng vì đây là những loại có gân. Việc chọn lá cũng lắm công phu, theo cô, cây được chọn cần mọc ở những nơi đất khô cằn, lúc này gân mới chắc, lá cũng phải già, lá tốt nhất là loại đã rụng dưới gốc cây.
Sau khi hoàn thành việc chà răng lá, bước tiếp theo là nhuộm màu, phơi khô và lắp ghép thành sản phẩm.
Muốn giúp đỡ người khuyết tật
Hiện sản phẩm của cô có nhiều loại khác nhau, từ lá bồ đề in hình treo xe ô tô, lá bồ đề đặt trong ốp lưng điện thoại đến các bức tranh to, nhỏ đủ loại được ghép bằng chính các lá khô.
Cô kể: “Ngoài những lá bồ đề làm ra để trang trí, tôi sẽ sáng tạo những bức tranh có kích cỡ khác nhau tùy thuộc vào khách hàng đặt như 20x20cm, 100x100cm. Mỗi bức tranh lại mang nhiều nội dung khác nữa, có thể rồng, gà, chim…”
Để tạo ra một bức tranh, cô Sinh mất khoảng 2-3 tiếng đối với tranh nhỏ, với những bức lớn có thể đến 2 ngày hoặc cả tuần. Vì vừa đi dạy vừa làm tranh nên thời gian của cô hoàn toàn kín kẽ: “Ngày đi dạy, tối về phải thức đến khuya để kịp cho khách, hầu như phải tranh thủ mọi thời gian rảnh của mình để hoàn thành sản phẩm”.
Cô giáo Sinh tâm sự, vì các tác phẩm này đều tự tay bản thân cô làm ra nên đôi lúc quá tải khi người đặt nhiều. Cái khó ở mỗi sản phẩm đó chính là việc sáng tạo, suy nghĩ ra nên đặt lá khô gì ở đâu, ví dụ lá bàng có màu trắng sẽ làm mây, lá bồ đề có đuôi nhọn sẽ dùng làm đuôi lông của con rồng hoặc chim…
Theo cô Sinh, mỗi sản phẩm của cô dao động từ 200 nghìn đến 1 triệu đồng, doanh thu hàng tháng ước đạt 100 triệu đồng.
“Nhiều tác phẩm làm ra, khi đưa đến tay khách mình lại tiếc. Vì đây là hàng thủ công nên để làm lại y chang thì rất khó nên cứ tiếc mãi”, cô Sinh cười.
Cùng với đó, cô Sinh còn tạo việc làm cho 3 bạn khuyết tật trên địa bàn, các bạn này sẽ là người chà răng lá, nhuộm màu và phơi khô, với tiền công khoảng 300.000 - 400.000 đồng/ngày.
Nói đến tương lai, cô Sinh bộc bạch, mong muốn sẽ mở một cửa hàng về sản phẩm lá khô, đặc biệt hơn nữa sẽ truyền lại công việc này cho các bạn khuyết tật.
“Biết là khó khi truyền lại công việc này nhưng bản thân tôi tin các bạn sẽ làm được, công việc này cần một chút năng khiếu và đặc biệt là đam mê, có đam mê ắt sẽ thành công”.
Công Sáng
" alt=""/>Nữ giáo viên đạt doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm từ lá bồ đềTheo Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt, trong nhiều năm qua, ngành KH&CN luôn nhận được sự quan tâm, sát cánh của đội ngũ phóng viên, biên tập viên ở cả Trung ương và địa phương. Đây là nguồn động viên to lớn đối với những người làm khoa học. Người đứng đầu ngành KH&CN ghi nhận, biểu dương và cảm ơn sự đóng góp của các nhà báo, phóng viên, biên tập viên phụ trách lĩnh vực KH&CN và các tác giả đã tham gia dự thi.
Năm nay, Ban tổ chức đã nhận được gần 500 tác phẩm/nhóm tác phẩm của các tác giả, nhóm tác giả. Theo đánh giá của Hội đồng bình chọn, các tác phẩm đã phản ánh tương đối toàn diện về mọi mặt hoạt động KH&CN, đề cập đến những vấn đề cấp bách, phổ biến của đời sống kinh tế - xã hội.
Báo chí đã tập trung phản ánh về một số chủ đề thời sự như: Cơ chế chính sách về khoa học và công nghệ, tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với đời sống xã hội, chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, xây dựng cơ chế chính sách,...
Các tác phẩm báo chí góp phần tôn vinh những nhà khoa học bằng hoạt động kiên trì, thầm lặng, tâm huyết và đầy sáng tạo để tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị phục vụ đời sống nhân dân. Thông qua các tác phẩm, vai trò của KH&CN được khẳng định trong việc tham gia giải quyết tốt nhiều vấn đề thực tiễn.
Qua 2 vòng chấm Sơ tuyển và Chung tuyển, đã có 17 tác phẩm và nhóm tác phẩm được Bộ KH&CN phê duyệt và trao giải. Trong đó, bao gồm 2 Giải nhất ở thể loại báo in và báo điện tử. Các tác giả/nhóm tác giả đoạt giải Nhất nhận được Cúp và Bằng khen của Bộ trưởng Bộ KH&CN và tiền thưởng 25 triệu đồng.
Danh sách các tác phẩm đoạt Giải thưởng báo chí khoa học và công nghệ năm 2021 * Giải Nhất - Nhóm tác phẩm: Khởi nghiệp công nghệ từ bùng nổ đến định hình, Báo Nhân Dân cuối tuần - Nhóm tác phẩm: Kỳ vọng bứt phá khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo theo nghị quyết đại hội XIII, Báo điện tử Chính phủ * Giải Nhì - Nhóm tác phẩm: Những người lính trên không gian mạng, Báo Quân đội Nhân dân cuối tuần - Nhóm tác phẩm: Công nghệ QR Code ở Việt Nam, Báo Điện tử Dân Việt/Nông thôn ngày nay - Tác phẩm: Những hệ gen không vô danh, Kênh VTV1 - Đài Truyền hình Việt Nam - Tác phẩm: Tháo gỡ những điểm nghẽn, huy động nguồn lực cho đổi mới sáng tạo, Truyền hình Quốc hội Việt Nam - Tác phẩm: Lâm Đồng: Tạo đà cho nông nghiệp 4.0 từ Nghị quyết thời 0.4, Kênh Thời sự VOV1 – Đài Tiếng nói Việt Nam - Tác phẩm: Ứng dụng Khoa học công nghệ trong sản xuất - hướng đi mới của nông dân Kiên Giang, Đài Phát thanh và Truyền hình Kiên Giang * Giải Ba - Nhóm tác phẩm: Nhìn nhận đúng về mô hình phát triển công nghệ để tạo cú hích tăng trưởng, Báo Lao Động cuối tuần - Tác phẩm: Chuyện về những người sửa chữa tổn thương cho các bào thai, Báo Nhân Dân điện tử - Tác phẩm: Hiệu quả từ mô hình khởi nghiệp 3 nhà, Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Dương - Tác phẩm: Hệ sinh thái khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo của Việt Nam hướng tới mục tiêu vươn tầm thế giới, Đài Tiếng nói nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh |
Trọng Đạt
" alt=""/>Các tác phẩm đạt giải báo chí về khoa học và công nghệ năm 2021Cụ thể, tại kỳ thi chọn học sinh giỏi của tỉnh Nghệ An, em Lê Thị Phương Anh, học sinh lớp 11C5, Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu, dự thi môn Tiếng Anh và đạt số điểm 17,05, giành được giải Nhì.
Số điểm này chỉ kém so với thí sinh đạt giải Nhất là 0,5 điểm.
![]() |
Nữ sinh Lê Thị Phương Anh - người tố cáo hành vi “ăn cắp chất xám” của các giám thị |
Theo ông Ngô Xuân Phúc, Hiệu phó Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu, ngoài Phương Anh, 31/31 học sinh khác của lớp 11C5 tham dự kỳ thi học sinh giỏi này cũng đạt giải cao.
Phương Anh được đánh giá là một học sinh giỏi toàn diện và hiện là lớp trưởng lớp 11 C5.
Trước đó, tối ngày 14/3/2017, trên Facebook, Phương Anh đã đăng tải bức thư gửi cô giáo Nguyễn Thị Lê Hằng với nội dung bất bình với việc cô Hằng ngang nhiên công khai đến xem bài của thí sinh Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu, chép vào tay rồi cho một thí sinh khác xem trong kỳ thi học sinh giỏi tỉnh năm học 2016 - 2017. Thông tin này sau khi được đăng tải trên mạng xã hội Facebook đã nhận được rất nhiều sự quan tâm từ phía dư luận.
Sau khi sự việc được dư luận phản ánh, bà Nguyễn Thị Lê Hằng đã thành khẩn, thừa nhận những vi phạm của bản thân trong quá trình coi thi.
Sở GD-ĐT Nghệ An đã chỉ đạo Hội đồng coi thi Học sinh giỏi tỉnh (điểm thi Trường THPT Lê Viết Thuật), tạm dừng nhiệm vụ coi thi đối với bà Nguyễn Thị Lê Hằng và bà Hồ Thị Hiền, giám thi coi thi tại Phòng thi số 26 môn thi tiếng Anh lớp 11. Cùng đó, yêu cầu 2 giám thị viết bản tường trình sự việc và yêu cầu Hội đồng coi thi tại điểm thi Trường THPT Lê Viết Thuật họp, kiểm điểm và có báo cáo gửi Lãnh đạo Sở.
Sau khi kỳ thi kết thúc, Sở GD-ĐT Nghệ An đã thành lập tổ xác minh nội dung phản ánh trên mạng xã hội và xác định có dấu hiệu vi phạm quy chế thi tại kỳ thi học sinh giỏi tỉnh năm học 2016 - 2017…
Thanh Hùng
" alt=""/>Nữ sinh tố giám thị chép bài cho thí sinh đạt giải nhì học sinh giỏi tỉnh