Trao đổi tại cuộc tọa đàm chủ đề “Cơ hội nào cho các doanh nghiệp ICT Việt đi ra nước ngoài?” vừa được Câu lạc bộ Nhà báo CNTT Việt Nam tổ chức chiều 28/12/2016 tại Hà Nội, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch FPT Trương Gia Bình chia sẻ, 19 năm trước vào dịp kỷ niệm 10 năm thành lập, FPT đã quyết định đi ra nước ngoài và việc đầu tiên người FPT làm thời điểm đó là treo bandroll cỡ lớn với tiêu đề “Toàn cầu hóa” từ tầng 4 xuống tầng 1.
Theo ông Bình, động lực để FPT toàn cầu hóa đến từ một người bạn Nhật - ông Wada làm ở Bộ METI, tham tán của Đại sứ quán Nhật. Ông Wada cho rằng FPT cần xuất khẩu phần mềm và phải sang Bangalore, Ấn Độ (Bangalore được mệnh danh là Silicon Valley của châu Á – PV) “Ấn Độ đã là cảm hứng để FPT ra nước ngoài. “Sang Ấn Độ hồi đó, tôi đã có cơ hội nói chuyện với Tổng giám đốc Infosys, ông Narayana Murthy. Khi tôi hỏi Murthy rằng liệu doanh nghiệp Việt Nam có thể xuất khẩu phần mềm được không?, câu trả lời của ông là “Tại sao không?” ”, ông Bình chia sẻ.
FPT trong những ngày đầu toàn cầu hóa, theo chia sẻ của ông Bình, đã học hỏi kinh nghiệm từ các doanh nghiệp CNTT khác như: Infosys, Wipro, Cisco và đặc biệt là Tata: “Tôi còn nhớ hồi đó, Phó Chủ tịch Tata đã hướng dẫn rất kỹ cho FPT làm phần mềm xuất khẩu. Ông gần như dẫn dắt, “cầm tay chỉ việc” cho chúng tôi cách làm: từ tuyển dụng, đào tạo, thi cử cho đến chất lượng…”.
“Khi đó có người đã hỏi Phó Chủ tịch Tata tại sao lại vẽ đường để tạo ra cho mình một đối thủ tiềm năng?, ông đã trả lời: Không giúp thì tương lai Việt Nam cũng trở thành là một nhà xuất khẩu phần mềm lớn, thà giúp thì trở thành bạn, thay vì thành thù. Dự báo của lãnh đạo Tata ngày ấy đến nay đã trở thành hiện thực. Thời gian gần đây, các cuộc đầu thầu, cạnh tranh chọn thầu, chúng tôi đều gặp mặt Tata, Infosys, Vipro”, ông Bình kể.
Trong câu chuyện về lịch sử gần 2 thập niên FPT “vươn ra biển lớn”, người đứng đầu FPT cũng cho biết, cố Chủ tịch CMC Hà Thế Minh và ông Nguyễn Trung Chính, Chủ tịch đương nhiệm của CMC là những đối tác đầu tiên của FPT khi bắt đầu đưa phần mềm vươn ra thị trường nước ngoài. Ông Bình chia sẻ: “Chúng tôi đã Ấn Độ để học hỏi kinh nghiệm. Từ Ấn Độ trở về, chúng tôi mới lập ra một Hiệp hội để cùng nhau ra nước ngoài, Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm Việt Nam -VINASA (nay là Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam)”.
![]() |
Ở trận đấu khai màn, BKT lại tiếp tục khiến cho SAJ nói riêng và nền LMHTViệt Nam nói chung phải nếm mùi thất bại. Trong một trận đấu mà đại diện số một của LMHTViệt Nam thể hiện một bộ mặt bạc nhược, thiếu sức sống và có phần “chột dạ” thì việc đội ĐKVĐ có được chiến thắng là điều không quá bất ngờ. Ngay sau đó, BKT đã sớm kết thúc ngày thi đấu đại thành công của mình bằng chiến thắng nhẹ nhàng trước một cái tên còn rất mới là Rigel – đại diện cho Singapore.
Khi mà người hâm mộ còn đang mải choáng ngợp trước sức mạnh đáng nể mà BKT vừa thể hiện, thì ngay sau đó, Imperium Pro Team (IPT) đã lặng lẽ có được cùng ngôi nhất bảng sau 2 trận thắng trước Rigel và Kuala Lumpur Hunters (KLH).
Vị trí thứ ba sau ngày đầu tiên vẫn còn đang bỏ ngỏ khi SAJ và KLH đều đang có cùng hệ số 1-1. Kanaya Gaming đã có một ngày chào sân GPL đáng quên khi liên tiếp để thua 2 trận và phải chịu xếp đáy BXH.
Ngày thi đấu thứ hai của vòng bảng GPL Mùa Xuân 2016 sẽ trở nên sôi động hơn bao giờ hết khi đây là lúc quyết định gần như chính thức vị trí của 6 đội tham dự. Đặc biệt đối với SAJ khi những chú hề sẽ phải đụng cùng lúc 2 đối thủ “xương xẩu” là IPT và KLH…
June_6th
" alt=""/>[GPL Mùa Xuân 2016] Tổng kết ngày thi đấu đầu tiên: BKT thể hiện sức mạnh vượt trội, IPT gây bất ngờ