Bác sĩ Lê Trọng Hải, Khoa Khớp, Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP.HCM, cho biết anh đã công tác tại viện trong 5 năm. Không gian chật chội của cơ sở 1 đã quen thuộc với nhiều thế hệ y bác sĩ, người bệnh cũng gặp bất tiện khi di chuyển vì các chấn thương vùng chân, khớp, cột sống…
“Chúng tôi rất mừng vì có thêm địa chỉ để giải áp cho bệnh viện. Trước mắt, cơ sở 2 có thêm phòng khám, giường nằm, dự kiến sẽ còn có thêm phòng mổ. Không gian thoáng hơn tuy nhiên vẫn cần phải tu sửa nhiều. Khoảng cách giữa cơ sở 1 và 2 cũng gần nhau, không quá bất tiện cho người bệnh”, bác sĩ Hải nói.
Theo bác sĩ Châu Văn Đính, Giám đốc Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP.HCM, sau 3 tuần tích cực sửa chữa, làm việc cả ngày lẫn đêm, cơ sở 2 của bệnh viện đã chính thức đi vào hoạt động vào sáng nay, 20/11. Các phòng khám, X-quang, siêu âm, bó bột, xét nghiệm… bước đầu sẽ phục vụ cho đối tượng bệnh nhân tái khám.
Bệnh viện đã xin được một số trang thiết bị, giường bệnh, tủ, bàn của Bệnh viện Dã chiến số 13 (bệnh viện Covid-19 cuối cùng của TP.HCM) để sử dụng. Việc này giúp giảm được rất nhiều chi phí mua sắm mới.
Cơ sở 2 (ảnh trên) và cơ sở 1 (ảnh dưới) của Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP.HCM. Ảnh: GL.
Thực tế, cơ sở 2 của Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình vốn là cơ sở cũ của Bệnh viện Truyền máu Huyết học TP.HCM, đã bỏ không trong 2 năm qua. Quá trình tu sửa tốn rất nhiều công sức để đảm bảo cho thời gian và sự an toàn khi vận hành. Có thời điểm, khoảng 100 nhân công làm việc ngày đêm để đưa cơ sở này vào hoạt động.
Theo ông Đính, cơ sở 2 là tin vui cho người bệnh và y bác sĩ nhưng là giải pháp trước mắt. Bệnh viện vẫn trông chờ vào phương án xây mới tại chỗ ở cơ sở chính trên đường Trần Hưng Đạo, quận 5, sau khi giải quyết được ký túc xá cao đẳng Cao Thắng. Lãnh đạo Sở Y tế TP.HCM từng gọi ký túc xá trên là “quả bom nổ chậm” sát bên Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình.
Ông Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM kỳ vọng đầu năm 2024, cơ sở 2 của Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình sẽ đón được bệnh nhân nội trú. Việc này có thể giải áp được 80-100 giường bệnh và giảm 1/4 số bệnh nhân đến khám ở cở sở 1. Đây là giải pháp tạm thời nhưng rất quan trọng thời gian chờ đợi thành phố sớm có kế hoạch xây mới Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình.
Như VietNamNetnhiều lần đưa tin, Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP.HCM là cơ sở y tế công lập có số phận long đong khi tình trạng xuống cấp, quá tải kéo dài rất nhiều năm. Dự án xây mới bệnh viện này cũng tồn tại trên giấy 13 năm, qua 3 đời giám đốc vẫn chưa thành hiện thực.
Đây là bệnh viện chuyên khoa hạng 1, tuyến cuối về chấn thương chỉnh hình ở phía Nam. Trung bình mỗi ngày, bệnh viện tiếp nhận từ 1.500-2.000 lượt khám và khoảng 700 ca nội trú. Tuy nhiên, cơ sở hơn 50 năm tuổi này luôn phải tải gần 5.000 người/ngày, bao gồm người bệnh, thân nhân, nhân viên y tế, sinh viên và bác sĩ sang học tập.
Chùm nho có khoảng 30 quả thuộc giống Ruby Roman đã được bán với giá 1,1 triệu yên (hơn 243 triệu đồng). Mỗi quả nho có giá khoảng 350 USD (tương đương 7,8 triệu đồng), với kích cỡ to bằng quả bóng bàn.
Loại nho này được trồng ở vùng Ishikawa. Để đạt chuẩn của giống Ruby Roman, mỗi quả phải nặng ít nhất 20 gram và chứa hàm lượng đường tối thiểu là 18%.
Đây là loại nho đắt giá nhất thế giới. Ảnh: Greatideas. |
Theo trang web của câu lạc bộ Ruby Roman do vùng Ishikawa quản lý, việc trồng nho bắt đầu từ năm 1992, khi hạt của giống Fujiminori được gieo trồng. Sau nhiều năm, chúng được biến đổi thành giống Ruby Roman và chính thức ra mắt công chúng vào năm 2004. Những quả nho đầu tiên được bán vào năm 2008, và giá của chúng tăng lên không ngừng.
Các loại hoa quả theo mùa ở Nhật Bản thường bán được giá cao cho những người mua muốn thể hiện vị trí xã hội, hay các chủ cửa hàng muốn thu hút khách. Ông Takamaru Konishi, người mua chùm nho hôm 7/7 hứa mời một số khách may mắn thử loại quả đặc biệt này. Ông cho biết: “Đây đúng là những viên ngọc quý của giống Ruby Roman. Chúng tôi sẽ trưng bày ở cửa hàng trước khi mời khách hàng nếm thử”.
Đây là phiên đấu giá mở đầu cho mùa nho Roby Roman ở Nhật Bản. Các loại quả khác, từ táo tới dưa hấu, cũng đều có thể bán được với giá cao. Loại “quả vua” của quốc gia này là dưa, được coi như biểu tượng của địa vị, không khác các loại rượu cổ, và thường trở thành quà tặng cao cấp. Năm 2015, một cặp dưa đã được bán với giá 1,5 triệu yên.
(Theo Zing.vn)
" alt=""/>Chùm nho giá kỷ lục 10.800 USD ở Nhật BảnNgười ra thuyết trình đầu tiên là Lê Trung - nhà sáng lập và điều hành của Beekids - nền tảng kết nối học tập và phát triển tư duy cho trẻ từ 3 đến 12 tuổi. Beekids đến với Shark Tank để kêu gọi 3 tỷ cho 10% cổ phần.
Theo giới thiệu của Lê Trung, Beekids là nền tảng chuyển đổi số các chương trình phát triển tư duy như biến sách, tài liệu, video thành trò chơi tương tác.
Điều này nhằm giúp cho trẻ phát triển các kỹ năng tư duy như quan sát, suy luận, biện luận, logic, số học và ghi nhớ. Trẻ sẽ được rèn luyện với bạn bè, gia đình, giáo viên online (trực tuyến) và offline (trực tiếp).
Beekids sẽ hỗ trợ cha mẹ, thầy cô giáo, ông bà khi họ bí ý tưởng, thiếu đề tài để tương tác với trẻ. Các bậc phụ huynh có thể dùng những bộ giáo cụ, đồ chơi bên ngoài để chơi với trẻ theo những ý tưởng này.
Beekids bắt đầu phát triển đội ngũ và sản phẩm công nghệ vào tháng 7/2020. Đến nay, Beekids đã ra mắt 2 phiên bản app phục vụ dạy và học tại 3 cơ sở toán tư duy.
Chỉ trong 2 tháng ra mắt, nền tảng này có 25.000 lượt tải ứng dụng, 92.000 người dùng và 1.000 giáo viên tham gia. Ứng dụng của startup nhận được hơn 90% đánh giá tích cực từ người dùng, 30% trong số đó sẵn sàng trả phí. Mục tiêu năm 2022 của Beekids là có 250.000 người dùng, trong đó 12% người dùng trả phí.
Startup công nghệ giáo dục thứ hai là thương hiệu đồ chơi Bunny Boo của nhà sáng lập Trần Thanh Thảo.
Bunny Boo là thương hiệu đồ chơi giáo dục theo phong cách Montessori dành cho trẻ từ 0 đến 6 tuổi. Sản phẩm của Bunny Boo được nhà sáng lập giới thiệu là tiên phong tại Việt Nam.
Montessori giúp trẻ phát triển các kỹ năng vận động, hướng tự giải quyết vấn đề. Lợi điểm bán hàng của Bunny Boo là chất lượng cao, chi phí thấp và sản phẩm độc đáo trên thị trường. Đồ chơi của Bunny Boo hướng đến trải nghiệm thực, giúp bé tương tác với gia đình và bạn bè, xa rời các thiết bị độc hại.
Theo nhà sáng lập Trần Thanh Thảo, tất cả sản phẩm đồ chơi đều do Bunny Boo tự R&D (nghiên cứu và phát triển) cũng như tự thiết kế, sản xuất tại Việt Nam.
Sau 3 tháng ra mắt, sản phẩm của Bunny Boo đã có mặt tại các cửa hàng mẹ và bé và các nhà sách với giá từ 259.000 đến 519.000 đồng. Doanh thu của Bunny Boo tăng trưởng liên tục 150% trong 3 tháng, với lợi nhuận dự kiến từ 25-30%.
Thanh Thảo đến với Shark Tank để kêu gọi số tiền đầu tư 1,5 tỷ cho 20% cổ phần. Nhà sáng lập cũng đưa ra cam kết giúp “cá mập” của chương trình chỉ mất 3 năm để thu hồi vốn.
Sau khi trao đổi qua lại với cả hai startup, các “cá mập” của chương trình Shark Tank đã tiến hành hội ý riêng. Cuối cùng, các shark lựa chọn Bunny Boo ở lại để tiếp tục vòng thương thảo.
Kết quả của màn đấu trí là Shark Hưng và Shark Liên đã cùng nhau rót vốn vào Bunny Boo với số tiền đầu tư 1,5 tỷ đổi lấy 36% cổ phần.
Trọng Đạt
" alt=""/>Hai startup công nghệ giáo dục “song đấu” tại Shark Tank