Siêu máy tính dự đoán Aston Villa vs Nottingham, 23h30 ngày 5/4

Thế giới 2025-04-09 16:33:47 1777
êumáytínhdựđoánAstonVillavsNottinghamhngàlịch bóng đá giải ngoại hạng anh   Chiểu Sương - 05/04/2025 01:35  Máy tính dự đoán
本文地址:http://app.tour-time.com/news/17e499717.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Fulham vs Liverpool, 20h00 ngày 6/4: Đối thủ khó nhằn

w chay trung kinh 5 1936.jpg
Bệnh nhân được điều trị tại Bệnh viện Giao thông Vận tải Hà Nội. Ảnh: Thạch Thảo.

Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) đang theo dõi, điều trị cho 3 bệnh nhân trong vụ cháy, trong đó cụ bà N.T.K (84 tuổi) bị nặng nhất. 

Theo bác sĩ Hoàng Phúc (Trung tâm cấp cứu 115, trạm cấp cứu khu vực Từ Liêm), cụ K. được lực lượng cứu hộ đưa ra ngoài trong tình trạng khó thở nhiều, mũi, miệng đầy bụi than.

Kíp cấp cứu nhanh chóng đánh giá tình trạng đường thở, tim mạch của bà K., vệ sinh mũi miệng bằng khăn ướt, cho thở oxy mask. Sau khi kiểm tra chấn thương, ê-kíp đánh giá tình trạng nạn nhân rất nặng, nếu chậm trễ có thể ngạt thở. Sau đó, bà K. và các nạn nhân được đưa đến Bệnh viện Giao thông vận tải cấp cứu.

Tối 25/5, các bác sĩ tại Trung tâm Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai đã nội soi rửa phổi cho bà K. và làm các xét nghiệm đánh giá chức năng tim mạch, phổi, thần kinh. Kết quả cho thấy, não và tim của bệnh nhân bị ảnh hưởng. Hiện, bà K. vẫn chưa tỉnh.

Vợ chồng anh N.Đ.K (35 tuổi, quê Phú Thọ) đang nằm tại Trung tâm Chống độc đều có dấu hiệu ảnh hưởng cơ tim, bỏng đường hô hấp và ngộ độc khí CO, viêm phổi. Sau khi hội chẩn và làm thêm một số xét nghiệm cho 2 bệnh nhân, các bác sĩ đã kết hợp dùng thuốc điều trị giải độc khí CO và oxy cao áp để phòng biến chứng về thần kinh và tâm thần.

Theo các bác sĩ, bỏng đường hô hấp ở bên trong cơ thể nên khó quan sát, khó điều trị, biến chứng nguy hiểm. Khi cháy, con người hít vào cơ thể khí nóng gây tổn thương đường niêm mạc, đường thở từ mũi đến phổi.

Bỏng hô hấp gây các tổn thương trực tiếp do nhiệt, hoại tử đường thở và ở phổi. Khí độc CO và Cyanide ngấm từ phổi vào máu. Bệnh nhân bỏng hô hấp thường bị tổn thương phổi rất nghiêm trọng, để lại nhiều biến chứng như suy hô hấp.

Vào 1h ngày 24/5, một vụ hỏa hoạn xảy ra tại khu nhà trọ ở phố Trung Kính (Cầu Giấy, Hà Nội) khiến 14 người tử vong (12 khách thuê và 2 mẹ con chủ nhà) và 6 người bị thương. Đa số nạn nhân tử vong dưới 30 tuổi. 

Cách tránh khí độc trong hỏa hoạn

Bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm Oxy cao áp Việt - Nga, Bộ Quốc phòng đưa ra 5 cách tránh khí độc:

1. Thấm ướt khăn, giẻ rồi che kín mặt, mũi để hạn chế hít phải khí độc trong thời gian đợi người cứu hộ.

2. Lấy giẻ, khăn bịt kín lỗ hổng ngăn không cho khói vào phòng, có thể sử dụng mặt nạ chống khói nếu được trang bị trước.

3. Dùng tấm đệm gác lên cửa sổ hoặc ban công, tưới nước ướt đệm, tạo thành cái mái để khói di chuyển lên trên, người trú bên dưới tấm đệm để hạn chế hít khói độc.

4. Nếu định vượt qua lửa cần trùm chăn hoặc vải ướt lên người, tránh lửa bén vào quần áo gây bỏng. Tư thế di chuyển cúi khom lưng và men theo tường để di chuyển ra ngoài.

5. Tuyệt đối không thoát ra bằng thang máy. 

Chuyển 3 nạn nhân trong vụ cháy ở Trung Kính lên bệnh viện hạng đặc biệt

Chuyển 3 nạn nhân trong vụ cháy ở Trung Kính lên bệnh viện hạng đặc biệt

Tối 24/5, 3 nạn nhân trong vụ cháy ở Trung Kính (Hà Nội) đã được chuyển từ Bệnh viện Giao thông vận tải sang Bệnh viện Bạch Mai tiếp tục điều trị, trong đó có một trường hợp phải hồi sức tích cực.">

3 nạn nhân trong vụ cháy ở Trung Kính ra viện, 1 trường hợp chưa tỉnh

Nguyễn Lâm Thiên Thanh sinh năm 1991, hiện công tác tại khoa Nông nghiệp và sinh học ứng dụng Trường Cao đẳng nghề Đà Lạt (Lâm Đồng). Năm 2014, chị Thanh tốt nghiệp ngành Công nghệ sinh học tại Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh. Sau đó, chị tiếp tục học lên thạc sĩ ngành Công nghệ sinh học và đi làm tại phòng nghiên cứu của một công ty ở TP. Hồ Chí Minh.

Mặc dù đang có công việc ổn định với mức lương cao nhưng cô gái trẻ luôn trăn trở làm thế nào để giúp ngành nông nghiệp tại quê hương ngày càng phát triển.

{keywords}
Cô Nguyễn Lâm Thiên Thanh sinh năm 1991, hiện công tác tại khoa Nông nghiệp và sinh học ứng dụng Trường Cao đẳng nghề Đà Lạt (Lâm Đồng). 

“Mình ra và lớn lên tại Lâm Đồng, bản thân cũng xuất phát từ gia đình làm nghề nông nên rất hiểu người dân còn gặp nhiều khó khăn. Mình nhận thấy chuyên ngành học có thể áp dụng vào việc hỗ trợ và khắc phục những tồn tại trong nông nghiệp”.

Với suy nghĩ đó, năm 2016 chị quyết định về Lâm Đồng xin việc và được nhận làm giáo viên tại Trường Cao đẳng nghề Đà Lạt. “Mặc dù không theo học ngành sư phạm nhưng mình lại có cơ duyên gắn bó với giáo dục nghề nghiệp” - chị Thanh nói.

Thời gian đầu giảng dạy chị Thanh gặp không ít khó khăn, nhiều học sinh còn lớn tuổi hơn cả giáo viên nên chị khá áp lực. Nhưng với khao khát truyền nghề, chị Thanh luôn cố gắng chuẩn bị bài giảng thật sinh động và học hỏi thêm nghiệp vụ sư phạm từ các thầy cô khác. 

Ngoài dạy lý thuyết, chị Thanh còn trực tiếp hướng dẫn học sinh thực tập tham gia sản xuất tại các mô hình canh tác của doanh nghiệp và hộ dân. Theo chị Thanh những chuyến như vậy vô cùng quan trọng, tạo cho học sinh cơ hội được tìm hiểu, áp dụng các kỹ thuật đã học vào thực tế.

{keywords}
Chị Thanh đang thực hiện bài giảng "Kỹ thuật điện di DNA trên gel agarose" 

“Trong dạy nghề mình thấy phương pháp tích hợp rất hiệu quả. Ví dụ như khi hướng dẫn học sinh định lượng nấm men trong mẫu, 1/4 thời gian thời gian đầu mình cho học sinh học lý thuyết và 3/4 còn lại sẽ dùng kính hiển vi thực hiện quan sát vi khuẩn thật và sẽ trực tiếp chỉ dẫn trong từng thao tác”.

Suốt 5 năm qua, chị Thanh không chỉ nhiệt huyết truyền nghề cho học sinh mà còn thường xuyên động viên tâm lý giúp các em có định hướng đúng, kiên trì học nghề.

Mong muốn phát triển nông nghiệp hiện đại, bền vững

Chị Thanh tâm sự, Lâm Đồng là mảnh đất được thiên nhiên ưu đãi có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay đa số hộ dân vẫn còn canh tác nhỏ lẻ, tập trung nhiều vào năng suất và chưa thực sự quan tâm đến sự phát triển bền vững của ngành.

Vì thế chị Thanh luôn mong muốn truyền đạt cho học sinh những kiến thức kinh nghiệm để phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao kết hợp bảo vệ môi trường, chuyển từ chuỗi cung ứng sang chuỗi liên kết, chú trọng khâu sau thu hoạch và phát triển thị trường.

“Ngành công nghệ sinh có nhiều ứng dụng vào nghiên cứu giống cây trồng, tăng sinh khối vi sinh vật trong rễ cây có lợi cho đất, sản xuất phân vi sinh an toàn,… Khi các em học được nghề sẽ trở thành nguồn lao động có trình độ, góp phần giúp địa phương thay đổi phương pháp sản xuất truyền thống và đem lại hiệu quả cao”, chị Thanh chia sẻ.

{keywords}
Nữ giáo viên khát vọng phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Bên cạnh đó chị thường xuyên tham gia nghiên cứu đề tài khoa học tại trường như: Xác định hàm lượng Aflatoxin trên cà phê thương phẩm; Đánh giá hàm lượng Quercetin có trong tinh dầu bưởi (Citrus grandis L); Xây dựng quy trình sản xuất Đông trùng hạ thảo (Cordyceps militaris),… Chị Thanh từng đạt giải Nhì tại Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp cấp trường. 

Trong Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2021 vừa qua, chị Thanh xuất sắc giành giải Nhất với bài giảng "Kỹ thuật điện di DNA trên gel agarose" và giải Nhà giáo trẻ có thành tích xuất sắc. 

Chị Thanh cho biết điện di DNA trên gel agarose là một kỹ thuật cơ bản nhưng rất quan trọng trong sinh học phân tử, giúp phân tách, phát hiện các đoạn acid nucleic dựa trên kích thước và điện tích của chúng. Kỹ thuật này sử dụng trong quy trình kết hợp với kỹ thuật PCR (polymerase chain reaction). 

Đặc biệt kỹ thuật có tính ứng dụng cao trong nhiều lĩnh vực khác nhau như định danh cá thể trong pháp y, tạo dòng gen, phát hiện vi sinh vật gây bệnh trong thực phẩm, phát hiện bệnh truyền nhiễm trên người, chẩn đoán bệnh trên cây trồng và vật nuôi...

Giảng viên trẻ cũng chia sẻ, thành tích này là động lực to lớn để chị cố gắng hơn trong sự nghiệp giáo dục nghề nghiệp. 

Ngọc Linh

Cô giáo gần 30 năm lên lớp với... dùi đục

Cô giáo gần 30 năm lên lớp với... dùi đục

Gần 30 năm qua, cô Phạm Thị Thu Hương, giảng viên Trường CĐ Công nghệ, Kinh tế và Chế biến lâm sản đã quen với việc đôi tay chai sần vì phải cầm dùi đục lên lớp hướng dẫn học sinh chạm khắc gỗ.

">

Cô giáo Lâm Đồng khát vọng phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Phường "ép" thu, biên lai lại chỉ ghi phụ huynh hỗ trợ

Theo phản ánh của phụ huynh tại TP Hà Tĩnh, khi sắp kết thúc năm học 2018-2019, họ nhận được thông báo của các phường về việc đóng tiền xây cơ sở vật chất. Học sinh cuối cấp bắt buộc phải đóng khoản tiền này. 

{keywords}
Thông báo của UBND phường Nguyễn Du

Cụ thể, Phường Nguyễn Du ra thông báo cho Trường THCS Nguyễn Du thu hộ tiền xây dựng với các mức: Học sinh lớp 6 nộp 820.000 đồng/em, lớp 7 nộp 720.000 đồng/em, lớp 8 đóng nộp 620.000 đồng/em, lớp 9 nộp 510.000 đồng/em.

Đối với Trường Mầm non Bình Hà, Phường Nguyễn Du thông báo công khai mức thu như sau: Nhóm trẻ dưới 3 tuổi đóng 1.370.000 đồng/em, lớp 3, 4 tuổi đóng góp 1.100.000 đồng/em, lớp 5 tuổi nộp 800.000 đồng/em.

UBND phường thông báo cho phụ huynh hạn nộp các khoản trên trước ngày 20/5.

Khi tỉ lệ đóng nộp thấp,Chủ tịch phường tiếp tục ra thông báo với điều kiện phụ huynh phải hoàn thành khoản tiền xây dựng. Đối với những học sinh chưa nộp tiền, Phường đề nghị giao cho các giáo viên chủ nhiệm phối hợp để tiếp tục thu trước khi làm thủ tục nhập học vào đầu năm học mới. Đối với học sinh chuyển trường khác, Phường đề nghị nhà trường thu đủ tiền trước khi làm thủ tục chuyển trường.

 

{keywords}
 

“Học sinh 5 tuổi sắp ra trường phường cũng thu tiền xây dựng là không công bằng. Họ thông báo mức thu cụ thể và ra điều kiện bắt chúng tôi đóng nộp, song phiếu biên lai chỉ ghi phụ huynh hỗ trợ tiền xây dựng”, một phụ huynh có con 5 tuổi bức xúc nói.

Một trong hai hiệu trưởng chia sẻ rằng việc Phường ra thông báo thu tiền xây dựng vào cuối năm học và nhờ trường thu hộ đang làm khó nhà trường. Việc này còn đang chờ cấp trên hướng dẫn thu song Phường chỉ bám vào cuộc học phụ huynh đồng ý đóng hồi đầu đầu năm học là sai quy định.

Chủ tịch UBND phường Nguyễn Du, ông Nguyễn Thăng Long thì giải thích lý do thu là vì "các hạng mục công trình ở các trường đã được xây dựng trong hè, đầu năm học 2018-2019 đã họp phụ huynh đồng ý đóng nên cuối năm học thu để trả nợ”.

Ông Long cho rằng mình làm đúng khi thông báo đôn đốc trường mầm non thu đủ tiền đối với học sinh sắp ra trường rồi mới làm thủ tục chuyển.

Những trường học đóng trên địa bàn các phường Thạch Linh, Hà Huy Tập, Trần Phú... trong buổi họp phụ huynh cuối năm cũng thông báo thu hộ cho phường tiền xây dựng. Phụ huynh được yêu cầu nộp số tiền lên đến hàng triệu đồng mỗi học sinh.

{keywords}
Lấy lý do trả nợ năm học trước, phường Hà Huy Tập thông báo cho học sinh đóng tiền xây dựng

Lấy lý do phường Hà Huy Tập đã xây dựng các hạng mục ở Trường Mầm non Hà Huy Tập với số tiền 286.055.00 đồng trước năm học 2018-2019 và được sự đồng ý của phụ huynh vào cuộc họp đầu năm, nên cuối tháng 5.2019, phường ra thông báo yêu cầu phụ huynh đóng nộp với acsc mức: Nhóm trẻ, lớp 3 tuổi nộp 1.050.000 đồng/em, lớp 4 tuổi nộp 950.000 đồng/em, lớp 5 tuổi đóng nộp 750.000 đồng/em.

Ông Phạm Việt Cường, Phó chủ tịch UBND phường Hà Huy Tập, thừa nhận “Cuối năm học, phường ra thông báo phụ huynh đóng tiền xây dựng là không đúng. Phường bám vào nghị định 24/1999 để thu song không họp trưng cầu ý kiến toàn dân, chỉ họp phụ huynh ở trường là có phần lách luật. Tuy nhiên, cái khó của phường là các công trình đã làm nên phải thu để trả nợ”.

Thu cao do chưa nộp tiền tài trợ

Nhiều phụ huynh có con học ở Trường Tiểu học Thạch Linh (Phường Thạch Linh) cũng phản ánh khi con họ sắp kết thúc năm học, Phường ra thông báo đóng nộp tiền xây dựng cho việc trả nợ các hạng mục đã xây dựng vào năm học trước.

Theo phụ huynh, điều vô lý là giáo chủ nhiệm các lớp thu cao hơn so với thông báo của Phường.

“Tôi có hai con học ở đây, cháu lớp 1 phường thông báo nộp 400.000 đồng/em song cô chủ nhiệm thu 700.000 đồng/em. Với cháu lớp 4, giáo viên bắt nộp 500.000 đồng/em trong khi quy định phường chỉ thu có 340.000 đồng/em, nộp tiền nhưng không có biên lai”, một phụ huynh  chia sẻ.

Bà Lê Thị Thủy, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thạch Linh, giải thích việc phụ huynh nộp tiền cao hơn thông báo của Phường là do đầu năm họ chưa nộp tiền tài trợ cơ sở vật chất. Cũng có phụ huynh được trả lại tiền hoặc đóng ít hơn phường quy định vì đầu năm họ đã tài trợ tiền xây dựng cơ sở vật chất cho trường.

{keywords}

Trường Tiểu học Thạch Linh thu quá số tiền trong thông báo của UBND phường

Khi nghe thông tin phụ huynh phải nộp tiền cho nhà trường cao hơn thông báo, ông Trương Quang Sơn, Chủ tịch phường Thạch Linh, tỏ ra bất ngờ vừa hứa sẽ cho kiểm tra lại vì Phường có chủ trương chung, chỉ thu bình quần xấp xỉ gần 500.000 đồng/em. 

Ngày 30/7/2018, Thường trực Tỉnh ủy đã ban hành công văn 683 về kết quả rà soát việc thu và quản lý sử dụng các khoản thu trong trường mầm non đến phổ thông công lập trên địa bàn tỉnh, nhưng đến nay UBND tỉnh chưa ban hành hướng dẫn thực hiện.

Vì vậy, người đứng đầu các phường trên lý giải việc thu tiền là do họ bám vào công văn 605 của UBND TP Hà Tĩnh ngày 22/3/2019 về việc huy động đóng góp nhân dân xây dựng kết cấu hạ tầng, các khoản quỹ có đóng góp của nhân dân theo Nghị định 24/1999. Tuy nhiên, họ thừa nhận không họp toàn khu phố lấy ý kiến dân chủ về khoản đóng góp theo Nghị định 24/1999 mà chỉ bám vào cuộc học phụ huynh đầu năm.

Đậu Tình – Thiện Lương

Trường mầm non bị phản ánh đuổi trẻ do thiếu tiền học

Trường mầm non bị phản ánh đuổi trẻ do thiếu tiền học

Cho rằng phụ huynh nợ gần 40 triệu tiền ăn, học của trẻ, một trường mầm non ở Nghệ An đã thông báo ngừng nhận và dạy trẻ.

">

Học sinh ở Hà Tĩnh bị ép nộp tiền xây dựng cuối năm

Nhận định, soi kèo Everton vs Arsenal, 18h30 ngày 5/4: Tin vào Pháo thủ

Bé gái 15 tuổi mù mắt sau khi tiêm filler với giá 1,5 triệu đồng

Diễn đàn do Trung tâm Phát triển bền vững chất lượng giáo dục phổ thông quốc gia, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam cùng Câu lạc bộ Giáo dục mới phối hợp tổ chức ngày 17/8 với sự tham gia của nhiều chuyên gia giáo dục cũng như các phụ huynh.

{keywords}
Đại biểu tham dự Diễn đàn giáo dục Việt Nam 2019: Những viễn cảnh giáo dục mới sáng 17/8. Ảnh: Thanh Hùng.

Học toán "chậm tiến", học văn "thuộc lòng"

Tại đây, nhiều đại biểu bày tỏ sự lo ngại về thực tiễn và băn khoăn với chương trình học hiện hành.

Bà Trần Thị Hiền Lương (Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam) cho rằng điều mà bà trăn trở và tâm đắc nhất là làm thế nào để phát huy sự sáng tạo của học sinh trong việc học môn Ngữ văn.

“Cái khổ của học sinh là cảm giác là cứ phải làm theo mẫu, phải thuộc tất cả các bài văn trong sách giáo khoa để đi thi. Học cứ như tra tấn bởi phải học thuộc lòng. Một thời gian dài, trong các kỳ thi tốt nghiệp, thậm chí là tất cả những kiểm tra ở trên lớp như kiểm tra miệng, 15 phút, 1 tiết hay cuối kỳ đều yêu cầu học sinh phân tích, bình phẩm các tác phẩm đã được học trong nhà trường. Cũng vì thế, cách học môn Văn của rất nhiều học sinh chỉ là học thuộc như tụng kinh và ghi chép. Và phương pháp dạy học của các giáo viên là thuyết giảng và đọc chép”.

Theo bà Lương việc học làm hạn chế sự sáng tạo của học sinh chính là nguyên nhân gây nên sự chán nản trong học tập đối với các em.

“Việc thi cử, kiểm tra, đánh giá như thế nào sẽ quy định việc dạy học như thế. Mục tiêu của chúng ta lâu nay đề ra là đào tạo nên những con người năng động, tích cực sáng tạo nhưng không thực hiện được. Bởi nói thì hay nhưng thi cử không đổi mới thì vẫn dẫm chân tại chỗ”, bà Lương nói.

{keywords}
Bà Trần Thị Hiền Lương (Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam)

Bà Lương lấy dẫn chứng việc không ít giáo viên thường đưa ra những đoạn văn xuôi trong tác phẩm của một số tác giả nổi tiếng bị thiếu dấu và yêu cầu học sinh điền lại chính xác.

“Mục đích để đánh giá khả năng hiểu của học sinh nhưng điều này khiến học sinh không được thoải mái và gò bó bởi phải học thuộc, băn khoăn liệu không biết chỗ này đoạn kia, tác giả dùng dấu/dấu câu gì”. Thay vào đó, theo bà Lương, giáo viên hoàn toàn có thể thoát khỏi việc bám các bài thơ của các tác giả bằng một đoạn văn bất kỳ và học sinh chỉ cần chú ý ở ngữ nghĩa.    

Hoặc có người thì động cơ tốt là muốn học sinh sáng tạo, không máy móc nhưng lại ra đề mà học sinh sẽ không thể sáng tạo gì được ngoài nói dối.

“Em ra công viên chơi, em gặp một người cựu chiến binh trong kháng chiến chống Pháp. Hãy đóng vai người đồng đội cũ để trò chuyện về chiến trường năm xưa. Một học sinh lớp 6 chưa đủ “già” và cũng không thể có trải nghiệm đó để làm bài tốt được”, bà Lương dẫn chứng.

{keywords}
Phụ huynh Nguyễn Thị Diễm Hà.

Chị Nguyễn Thị Diễm Hà, một phụ huynh đến từ Hải Dương bày tỏ băn khoăn và tò mò về tính ưu việt của chương trình mới so với chương trình hiện hành.

Bởi chị chia sẻ con mình từng học tiểu học và trung học ở Anh. Ở bên đó, con được đánh giá là “siêu” về Toán học của trường, thậm chí năm lớp 6 còn vào trong đội tuyển học sinh giỏi Toán. Nhưng khi trở về Việt Nam, chị cho con học trường công, thì ngay trong năm học lớp 7 thì thầy cô không dám lấy điểm vì điểm của con quá tệ.

“Đến nỗi, cô giáo nói với tôi nếu như không cho con học lại từ lớp 6 thì khả năng bị đúp là rất cao. Tôi không hiểu tại sao lại lệch nhau như thế”, chị Hà kể và mong đợi sự khác biệt có thể đến từ chương trình phổ thông mới.

Chị cũng thử mời một thầy giáo dạy kèm con riêng thì sau một vài buổi thầy cũng lắc đầu nói con không làm được bài tập.

Về điều này, PGS.TS Đỗ Tiến Đạt, thành viên Ban phát triển Chương trình môn Toán mới cho hay hệ thống giáo dục của các nước có những chuẩn khác nhau nên có nhiều học sinh khi học ở nước ngoài về Việt Nam thì bị lệch pha. Do đó để đáp ứng được chương trình mới thì học sinh cũng cần phải được bổ sung kiến thức bằng cách này hoặc cách khác để bắt nhịp.

{keywords}
PGS.TS Đỗ Tiến Đạt, thành viên Ban phát triển Chương trình môn Toán mới

Cần cải tiến kiểm tra, đánh giá

Tuy nhiên, nói về chương trình môn Toán mới, ông Đạt khẳng định từ tháng 1/2017 cho đến khi Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ký quyết định ban hành chương trình giáo dục phổ thông mới thì ông cũng như các thành viên khác của Ban phát triển chương trình "học rất nhiều ở nước ngoài".

“Khác hẳn với thời chúng tôi làm chương trình SGK năm 2000. Chương trình SGK năm 2000, tôi đi 12 sứ quán chỉ lấy được 1 bộ của Singapore để học hỏi nhưng hiện nay trong tay chúng tôi không dưới 50 bản chương trình SGK từ các nước. Nhưng Việt Nam là Việt Nam, chưa bao giờ là chương trình Cambridge, chương trình của NewZealand hay Singapore…”, ông Đạt cho hay.  

Ông Đạt cho rằng cần cải tiến trong khâu đánh giá học sinh. Bởi nếu không thì những thứ đổi mới hiện nay đều trở nên vô nghĩa.

ThS Lê Mai Hương, Phó hiệu trưởng phụ trách Trường TH, THCS, THPT Thực nghiệm cho rằng để vận hành chương trình phổ thông mới và đánh giá được học sinh hiệu quả thì cần chú trọng nhất việc đào tạo giáo viên.

“Chúng ta nói học sinh là trung tâm. Tuy nhiên, ở thời điểm này giáo viên là những người cần quan tâm trước. Bởi khi giáo viên không hiểu rõ về chương trình và không tạo ra được cơ hội để họ phát huy khả năng thì họ sẽ không giúp được học sinh. Các giáo viên của trường chúng tôi sau khi được đi tập huấn, được nhà trường tiếp tục mời thêm chuyên gia về tập huấn 2 ngày nữa cho từng môn học. Nhưng đến bây giờ các giáo viên cho rằng vẫn thiếu và xin trong suốt năm học này được có thêm các lớp do các chuyên gia hỗ trợ thêm”, bà Hương nói.

{keywords}
PGS. TS Bùi Mạnh Hùng, Điều phối viên chính Ban phát triển chương trình giáo dục phổ thông mới.

PGS. TS Bùi Mạnh Hùng, Điều phối viên chính Ban phát triển chương trình giáo dục phổ thông mới chia sẻ:

Băn khoăn nhiều nhất của các thầy cô là đổi mới phương pháp dạy học như thế nào trong điều kiện sĩ số học sinh đông và thói quen của giáo viên xưa nay.  Chúng tôi cũng quan niệm kiểm tra, đánh giá cũng giống như bánh lái của một con tàu. Do đó sắp tới nếu như chúng ta không đổi mới trong kiểm tra, đánh giá thì ý tưởng đổi mới chương trình, SGK không có ý nghĩa nhiều.

Sắp tới chắc rằng kỳ thi THPT quốc gia- được coi là chốt chặn cuối cùng của chương trình giáo dục phổ thông phải đổi mới. Nếu như chốt chặn cuối cùng này không đổi mới thì việc dạy học trong các nhà trường chắc cũng chẳng có thay đổi gì”.

Ông Hùng cho hay, lộ trình đến tháng 9 năm 2020 thì toàn quốc sẽ đưa SGK lớp 1 mới vào các nhà trường theo hình thức cuốn chiếu vào các lớp cao hơn. Hiện nay, Bộ GD-ĐT đang trong quá trình hoàn tất thẩm định SGK lớp 1 và đến ngày 30/9 tới đây sẽ kết thúc thời gian thẩm định này.

Ông Hùng cũng đưa ra dự đoán, SGK mới sắp tới sẽ có giá cao hơn SGK hiện hành.

Thanh Hùng

Học sinh giỏi quốc gia suýt trượt tốt nghiệp vì 3 điểm 0

Học sinh giỏi quốc gia suýt trượt tốt nghiệp vì 3 điểm 0

- Trong 58 bài thi bị điểm 0 trước phúc khảo ở Tây Ninh có tới 3 bài thi của em Lê Quang Kỳ. Kỳ là học sinh giỏi quốc gia, cũng là học sinh duy nhất rớt tốt nghiệp ở trường chuyên trước phúc khảo vì điểm 0.

">

Học sinh giỏi ở Anh về Việt Nam bị đánh giá là chậm tiến

友情链接