Hòa Minzy, Cindy Thái Tài, Quách Thành Danh... là những nghệ sĩ chịu ảnh hưởng không nhỏ khi bị nghi ngờ sử dụng chiêu trò câu khách.
Ngày 23/9, loạt hình ảnh ghi lại chi tiết quá trình xăm trổ của nhóm học sinh cấp 2 tại Kon Tum được dân mạng truyền tay nhau rộng rãi.
Những hình ảnh gây xôn xao cộng đồng mạng ngày 23/9
Dàn học sinh bao gồm cả trai lẫn gái, mặc nguyên quần áo đồng phục, kéo nhau đến tiệm xăm hình. Trong đó, sáu nam sinh xăm chung một biểu tượng lên ngực trái và không khó để nhận ra, đó là biểu tượng quen thuộc trong bộ truyện tranh nổi tiếng của Nhật Bản.
Tiếp đó, trong căn phòng chật hẹp, cả nhóm học sinh túm tụm theo dõi quá trình xăm trổ của một bạn gái. Trong khi nữ sinh nhăn nhó mặt mày vì đau thì nhóm nam sinh lại tỏ ra rất tò mò và háo hức.
Loạt hình ảnh ghi lại quá trình xăm trổ này khiến nhiều người giật mình. Một cuộc tranh cãi lớn dấy lên trong cộng đồng mạng, xung quanh việc nhóm trẻ em ở độ tuổi “ăn chưa lo, lo chưa tới” kéo nhau đi xăm trổ.
Sáu nam sinh xăm chung một biểu tượng lên ngực trái
Nhiều người cho rằng, nhóm nam, nữ sinh đã quá liều lĩnh, tự ý xăm hình khi chưa ý thức được những ảnh hưởng xấu hình xăm mang lại. Thợ xăm cũng bị “ném đá” dữ dội khi đồng ý xăm hình cho trẻ ở độ tuổi vị thành niên.
“Bọn trẻ giờ a đua, đua đòi ghê thật. Hết tỏ tình, cầu hôn, đánh nhau… đến rủ nhau đi xăm hình. Thế này thì hỏng bét hết còn gì”, một nick name ngán ngẩm.
“Anh thợ xăm nghĩ gì mà đồng tính xăm cho lũ trẻ này. Chúng nó chưa nhận thức rõ mặt trái của xăm hình thì phải ngăn cản chứ. Tiền đâu phải tất cả”, nick name Anh Đào bức xúc.
Một nhóm cả nam lẫn nữ rủ nhau đi xăm hình
Tuy nhiên, không ít người nói, ở thời đại này, xăm hình là chuyện thường, không đáng bị chỉ trích.
“Biết đâu mấy đứa nó thân nhau rồi muốn có kỷ niệm đáng nhớ thì sao? Không nên suy nghĩ nặng nề rồi áp đặt chúng phải theo ý mình. Chưa kể, việc xăm hình giờ là quá bình thường”, nick name Duy Kiên chia sẻ.
Được biết, người trực tiếp xăm hình cho nhóm học sinh ở Kon Tum là Đ.H.N – một thợ xăm đã có ba năm kinh nghiệm. Anh cho hay, nhóm nam, nữ sinh này tìm đến tiệm xăm của mình vào chiều tối ngày 23/9. Khi đến, cả nhóm vẫn đeo cặp sách và mặc nguyên áo đồng phục của trường.
Nữ sinh nhăn nhó mặt mày khi xăm hình
“Nhóm có 9 nam và 3 nữ, trong đó, 6 bé trai yêu cầu xăm chung một hình trên ngực trái, một bé gái xăm tên và ngày sinh nhật lên cánh tay, mấy em còn lại chỉ ngồi xem. Sang ngày hôm sau (24/9), lại có một em nam nữa đến xăm biểu tượng giống 6 bạn nam kia”, anh N. kể.
Chủ tiệm xăm cho hay, khi nhóm học sinh ngỏ ý muốn xăm, anh đã hết sức ngăn cản và khuyên bảo nhưng các em vẫn một mực muốn xăm. Không thể từ chối ‘khách hàng”, anh đã chấp nhận xăm và lấy giá rẻ hơn.
Trước ý kiến chỉ trích của dân mạng, anh Đ.H.N chia sẻ, đây là chuyện công việc, anh không thể vì tuổi tác mà từ chối khách hàng.
“Mấy đứa cứ nài nỉ: “Anh xăm cho bọn em đi, bọn em chơi thân nên muốn lưu giữ kỷ niệm chung”. Trong hoàn cảnh đó, tôi từ chối sao được. Mỗi người một nghề, thôi thì việc mình mình làm, họ nói gì kệ họ”, anh N. nói.
Thợ xăm Kon Tum cho biết thêm, anh không rõ nhóm trai gái này là học sinh trường nào.
(Theo Dân Việt)
Thợ xăm ghi lại chi tiết quá trình xăm trổ của nhóm học sinh độ tuổi từ 12 đến 15.
Ông Tuấn có triệu chứng ban đầu ho ra máu, mệt mỏi, sụt cân nhẹ, đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội khám kết quả chụp cắt lớp vi tính có khối u bên phổi phải, kích thước 3x4 cm. Bác sĩ Hải chẩn đoán ông Tuấn mắc ung thư phổi thuộc loại không tế bào nhỏ giai đoạn 3C, tiên lượng xấu, nếu không điều trị tiên lượng thời gian sống chỉ còn trên dưới một năm.
Người nhà đề nghị sang Singapore chữa bệnh bởi dịch vụ y tế tốt hơn, ông Tuấn phân vân "đi hay ở". Biết điều này, bác sĩ Hải khuyên ông yên tâm chữa ở Việt Nam bởi phác đồ chuẩn theo hướng dẫn điều trị lâm sàng quốc tế, đầy đủ các loại thuốc và công nghệ mới về điều trị ung thư phổi. Đồng thời, chữa bệnh trong nước, người bệnh được gần người thân, có chỗ dựa tinh thần. Đây là yếu tố góp phần nâng cao hiệu quả điều trị.
Tái khám hôm 26/11, ông Tuấn nhẹ nhõm với kết quả "đáp ứng tốt", cho biết tổng chi phí chữa bệnh ở trong nước của ông bằng 10-20% so với báo giá ban đầu của bệnh viện tại Singapore.
Còn ông Nguyễn Minh Chiến, 63 tuổi, u lympho không Hodgkin giai đoạn hai, tháng 2/2022 sang Singapore khám rồi về Việt Nam đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội tham khảo thêm. Kết quả, bác sĩ Tâm Anh đưa ra phác đồ điều trị hoàn toàn trùng khớp với bệnh viện bên Singapore, gồm kháng thể đơn dòng kết hợp hóa trị. Ông Chiến chọn chữa ở trong nước. Hiện tại sau hai năm, kết quả chụp PET CT cho thấy u hạch tan hoàn toàn, ông sống khỏe mạnh, hầu như không gặp tác dụng phụ. Tổng chi phí của ông bằng khoảng 10% so với chi phí bệnh viện Singapore ước tính.
Trong hai năm qua, ông Tuấn điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội bằng liệu pháp miễn dịch thế hệ mới kết hợp truyền hóa chất. Đến nay ông đã trải qua nhiều đợt thuốc, kích thước khối u giảm 70-80%, hạch trung thất đáp ứng hoàn toàn nên hết ho, ăn uống ngon miệng. Đánh giá kết quả này, Thạc sĩ, bác sĩ Trần Ngọc Hải, khoa Ung Bướu, điều trị trực tiếp cho ông Tuấn nói: "Người bệnh đáp ứng rất tốt với thuốc miễn dịch". Còn bệnh nhân chia sẻ: "Tôi may mắn khi quyết định ở lại Việt Nam chữa bệnh".