Ngày xưa, thầy tử vi bảo rằng, tôi chính là mảnh ghép còn thiếu để giúp anh chạm tới vận may công thành danh toại. Nhưng sau 14 năm chung sống, chồng đi xem lại thì hóa ra, thầy tử vi trước kia đã nói sai.
Giai đoạn Covid-19, việc kinh doanh của tôi gặp khó khăn. Những tháng cuối của đại dịch, tôi nhờ anh ghé vai gánh hộ một phần gánh nặng tài chính, chi tiêu cho gia đình. Việc này chắc bất công với anh quá nên sau 7 tháng anh đề nghị ly hôn.
Anh nói, thầy tử vi cũng bảo phải chia tay, nếu không sự nghiệp sẽ tàn. Thôi thì vì con, vì gia đình mà ra tòa càng nhanh càng tốt. Tôi điều tra nhẹ, thế quái nào phát hiện ra "thầy tử vi" của anh - một nữ giảng viên đại học - đang hợp tác dự án với anh đã "2 vạch". Bảo sao anh đòi ly hôn trong vòng 2 tháng...
Ban đầu, anh ngon ngọt, dùng cái giọng chân thành nói tôi ký giấy ly hôn đồng thuận. Nhưng thỏa thuận chia tài sản toàn điều bất lợi cho tôi. Ấn tượng hơn, tôi phát hiện ra, mọi việc đã được anh ủ mưu từ 1 năm trước. Vì thế, tôi không chấp nhận, yêu cầu anh cứ theo luật pháp mà làm.
Nghe vậy, anh bật ngay chế độ chửi rủa, hăm dọa tôi. Cái cách anh làm là nói xấu vợ với gia đình anh, với làng xóm, khóc lóc ỉ ôi bao ngày tháng ở cơ quan. Anh khóc rằng vợ “phá”, vợ không ra gì, lên tòa anh còn nói vợ “sáng ngủ dậy không gấp chăn”.
Tôi ê chề nhưng là xấu hổ thay anh.
Gần 14 năm, ai đã nuôi hai con cho anh? Chưa hết, vì thương chồng thương con, tôi cố gắng gom góp vun vén sắm cho chồng cái xe ô tô để có cái đi lại đỡ thua anh kém em; các con có cái che nắng che mưa thì hoá ra lại là bước đi sai lầm trả giá bằng sự tan nát của một gia đình! Bảo sao nhiều phụ nữ than thở cứ cho chồng một cái xe là rú ga đi với gái.
Thế có đúng là tôi đã quá ngu dại không? Còn về ả giảng viên kia, nói thật, tôi không quan tâm vì có là hoa hậu đi chăng nữa thì để gia đình tôi tan vỡ, chồng tôi chửi rủa mắng nhiếc, chơi đòn tâm lý và ủ mưu bài vở nhằm chiếm tài sản sau hôn nhân - đều không đáng 1 xu. Tôi sẽ chống mắt lên xem hai người sẽ đi được bao lâu, và bao xa với nhau.
Cũng nhân đây xin nhắc các chị em hãy cẩn thận, đừng dại dột như tôi. Hãy thương lấy bản thân và con của mình.
Độc giảLinh Linh
Robot NAO sẽ được ứng dụng vào việc hỗ trợ dạy tiếng Anh tại Việt Nam. |
Cụ thể thời gian đầu sẽ thử nghiệm bằng việc các robot này sẽ giúp giáo viên tại hai đơn vị trực thuộc Tổ chức giáo dục Hoa Kỳ là Học viện Anh ngữ EQuest và Anh ngữ Việt Mỹ VATC tổ chức các hoạt động lớp học, giao lưu tương tác với học viên, hỗ trợ các bài kiểm tra nghe nói và cùng học viên thực hành các tình huống giao tiếp.
Bà Nguyễn Thị Quang Ngọc, Tổng Giám đốc Tổ chức Giáo dục Hoa Kỳ (IAE) cho biết: “Cùng với ứng dụng công nghệ, việc đưa robot vào giảng dạy, chúng tôi kỳ vọng sẽ mang lại những dấu ấn mới trong lĩnh vực giáo dục. Những chú robot NAO có thể tạo cảm hứng, kích thích sự tò mò và yêu thích môn học tiếng Anh hơn đối với học viên”.
Theo đánh giá của SoftBank, Việt Nam sẽ không nằm ngoài xu thế chung của thế giới trong việc đưa robot ứng dụng vào đời sống. Mặc dù các sản phẩm robot hình người đã được giới thiệu tại Việt Nam từ những năm 2004, nhưng đến nay mới chỉ dừng lại ở các mục đích nghiên cứu, đào tạo. SoftBank sẽ là đơn vị tiên phong đưa robot vào ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực đời sống hàng ngày.
Giải thích lý do lựa chọn NAO là sản phẩm robot đầu tiên đưa vào Việt Nam, đại diện SoftBank cho biết, đây là một robot thông minh với 4 khu vực cảm biến, có khả năng nhận dạng giọng nói, hình ảnh, khả năng biểu cảm, sao chép hành vi con người. Ngoài ra, có thể tự động kết nối Internet và có thể nói 19 loại ngôn ngữ khác nhau, sản phẩm dùng hệ điều hành tương tác tập trung NAOqi dễ điều khiển, lập trình và tùy biến ứng dụng.
Tại Việt Nam, mỗi robot NAO được được bán với giá từ 10.000 USD và có thể phát triển tùy biến với nhu cầu, mục đích của từng khách hàng.
Đại diện SoftBank cũng tiết lộ, sau NAO, thời gian tới hãng sẽ tiếp tục giới thiệu robot PEPPER đến thị trường Việt Nam.
Thanh Hùng
" alt=""/>Doanh nghiệp Nhật đưa robot ứng dụng dạy học tiếng Anh đến Việt Nam