Đêm tân hôn đặc biệt của người phụ nữ Hà thành trong căn nhà 24m2
Đêm tân hôn đặc biệt
Bà Nguyễn Thị Hồng Sâm (SN 1949) quê gốc ở Hà Nội.
Tốt nghiệp phổ thông,ĐêmtânhônđặcbiệtcủangườiphụnữHàthànhtrongcănnhàliên quân sexy bà học nghề điện ô tô và được phân về Thái Bình công tác. Gia cảnh nghèo nên là chị cả, bà đã gánh vác kinh tế, giúp bố mẹ nuôi 6 người em.
“Nếu kể về cảnh nghèo của nhà tôi, khó có từ nào diễn tả hết”, bà tâm sự.
Ngày bà về Thái Bình, hành trang mang theo chỉ có 2 chiếc áo sơ mi ngắn tay. Trước khi lên xe, mẹ cho 5 đồng nhưng bà trả lại, để mẹ mua gạo cho em ăn.
Bà Sâm làm nghề sửa chữa ô tô hàng chục năm nay ở Hà Nội. |
“Tôi nhắn với mẹ, tôi về cơ quan có tiêu chuẩn gạo, thiếu tiền được ứng lương, có nơi ở nên không cần mang theo tiền”, người phụ nữ sinh năm 1949 kể.
Tại cơ quan, sau khi làm thủ tục nhận việc, bà được phát cho 2 bộ quần áo bảo hộ và gắn bó với nghề sửa chữa ô tô.
Bà chăm chỉ, hay làm thông trưa. Nhiều lái xe thấy bà sửa nhiệt tình, rất tín nhiệm nên thường mời ăn sau khi xong việc, nhờ đó bà để dành được phiếu gạo.
Phiếu gạo bà tích lại, cuối tháng mang về nhà cùng thịt gà và trứng gà. Mỗi lần bà về, các em lại vỗ tay, reo hò vì được ăn no.
Tuổi trẻ, bà cũng ưa nhìn, ăn nói lại nhỏ nhẹ, khéo léo. Nhiều người đàn ông muốn tìm hiểu, bà lại ngó lơ, để khỏi bị họ làm phiền.
“Tôi sợ lấy chồng, không ai đỡ đần bố mẹ nên phải tìm mọi cách từ chối”, bà Sâm nhớ lại.
Sau này, nhân duyên của bà và ông Hoàng Ngọc Kim lại do chính hai bà mẹ mai mối.
Ngày ấy, bà công tác tại Thái Bình nhưng cuối tuần hoặc ngày nghỉ đều về Hà Nội thăm nhà. Gia đình bà trên gác 2, đi qua con ngõ nhỏ cạnh nơi gia đình ông Kim đang ở tạm. Mỗi lần bà về, đều thưa gửi lễ phép, được mẹ ông Kim quý mến.
Một lần, mẹ ông Kim đánh tiếng dạm hỏi bà Sâm cho con trai mình, mẹ bà Sâm nhanh chóng đồng ý. Thế nhưng, phải một năm sau, bà và ông mới tìm hiểu nhau.
Bức ảnh được chụp sau đám cưới ông bà vài tháng. |
“Tôi xa nhà, cũng chẳng rõ mặt mũi ông ấy ra làm sao, chỉ nghe mẹ thuật lại. Hôm đám ma ông nội tôi dưới quê, ông Kim đưa mẹ về viếng, tôi mới lần đầu chạm mặt”, bà Sâm chia sẻ.
Thế rồi tình yêu cũng chớm nở với cặp đôi hàng xóm. Mỗi dịp bà Sâm về Hà Nội, ông Kim thường ra bến xe đón. Hai người đèo nhau trên chiếc xe đạp nhưng chưa bao giờ biết nắm tay.
“Ông nhà tôi hiền lành, dáng vẻ thư sinh. Mặc dù học ngành điện và thủy lợi nhưng lại đam mê nghiên cứu, viết sách và trở thành thầy giáo. Tôi thương vì con người rất đạo đức, tử tế”, bà trầm ngâm nói.
Hai bên tìm hiểu nhau một thời gian, gia đình ông Kim sang đặt vấn đề kết thông gia.
Đám hỏi, bà Sâm bận, không về kịp nên nhắn người nhà tiến hành theo đúng thủ tục. Mẹ ông Kim mang sang chục quả cau, 2 cân gạo nếp thưa chuyện.
Sau đó, bà cùng ông sắm sửa cho đám cưới, dù không dư dả nhưng hai vợ chồng cũng cố gắng lo tươm tất nhất.
“Đám cưới tôi có 10 mâm, mỗi mâm có gà, xôi, canh mọc, mực giò… Do một số nguyên nhân nên hôn lễ được tổ chức tại nhà tôi.
Căn hộ trên gác hai rộng khoảng 24m2, ngồi nhiều lắm là được 3 mâm. Lượt khách này đứng dậy là bày mâm cho lượt khách sau”, bà bồi hồi nhớ lại.
Tiệc cưới giản dị kết thúc, “hôn trường” được dọn dẹp để làm phòng tân hôn. Chiếc giường cưới của vợ chồng bà Sâm kê trong góc, che bằng tấm ri đô.
Họ hàng từ quê ra, nên đây vừa là phòng tân hôn, vừa là chỗ cho mọi người nghỉ ngơi, bao gồm cả bố mẹ và các em bà Sâm.
Sau khi sàn nhà được lau sạch sẽ, bà Sâm ngượng ngùng, đòi nằm đất với cả nhà nhưng bị “đuổi” lên giường.
Niềm vui và hạnh phúc ngập tràn, tiếng trẻ con nô đùa, tiếng người lớn nói chuyện mãi đến nửa đêm mới dứt. Dù chẳng có chút riêng tư nhưng với bà đó là kỷ niệm đặc biệt về gia đình mình.
Cưới xong, bà về Thái Bình làm việc, ông lại lên Hương Canh (Vĩnh Phúc) dạy học. Hàng tháng, ông tranh thủ nghỉ phép, đi thăm vợ.
Những lúc ấy, phân xưởng bà Sâm lại vui như trẩy hội vì có khách quý. Cuộc sống lứa đôi chỉ thực sự bắt đầu khi bà chuyển về Hà Nội cùng ông.
Tình đầu cũng là tình cuối
Chồng đi học và đi công tác, ba đứa con lần lượt ra đời, một tay bà Sâm bươn chải để ông Kim yên tâm phấn đấu.
“Ông nhà tôi từ Vĩnh Phúc, chuyển về Học viện Chính trị Quốc gia TP.HCM dạy, sau này làm đến chức Phó Vụ trưởng Vụ Tư liệu và nghỉ hưu”, bà kể.
Vợ chồng bà đã có cuộc hôn nhân đẹp. |
Bà ngoài làm sửa chữa ô tô, còn nuôi lợn tăng gia.
Năm tháng gian khổ nhưng bà chưa hề kêu ca một tiếng, trở thành hậu phương vững chắc cho chồng. Theo lời bà Sâm, ông Kim là tình đầu cũng là tình cuối của bà.
Lúc nào ông cũng quý trọng vợ con. Từ lúc trẻ cho đến khi về già, bà chưa thấy ông cáu kỉnh hay quát mắng con cái lần nào.
“Công việc bận rộn nhưng tối về ông sẵn sàng rửa bát, dọn dẹp cho vợ. Người như thế, tôi dù có khổ hơn, hi sinh nhiều hơn cũng thấy xứng đáng”, bà bộc bạch.
Bà Sâm làm nghề sửa chữa ô tô, tay chân lúc nào cũng lấm lem dầu mỡ nhưng ông không chê bai mà còn giúp vợ.
“Năm 45 tuổi tôi nghỉ hưu, mở tiệm riêng. Thấy vợ hì hục làm đến quên ăn, nhiều hôm ông mang đồ nghề ra phụ cùng.
Tôi bảo, ông suốt ngày bút sách, biết làm sao được? Ông trách tôi không nhớ, vì ông cũng học ngành điện ra. Chỉ cần nhìn vài lần là biết”, giọng nghèn nghẹn, bà kể thêm.
Sáu mươi lăm tuổi ông Kim mới nghỉ hưu, về sum vầy cùng vợ. Thế nhưng, ông chỉ ở cùng bà thêm 13 năm nữa.
Ông Kim bị tai nạn, ngã từ lan can tầng 2 xuống. Bác sĩ trả về nhưng mẹ con bà cố gắng còn nước, còn tát. Không ngờ, ông tỉnh lại. Sau đó, ông phụ thuộc vào xe lăn, phải dùng dụng cụ y tế hỗ trợ vệ sinh cá nhân.
"Hàng ngày, ông ngồi xe lăn ở cửa hàng, xem tôi làm việc, đọc báo, nghe thời sự.
Có lần ông hỏi: Bà có sợ không? Ý ông ấy hỏi là tôi có sợ vất vả không? Tôi đáp: “Vợ không sợ, thầy cứ yên tâm, 10 năm nữa cũng được, miễn là thầy ở với em. Ông nhà tôi là thầy giáo nên tôi vẫn gọi là thầy”, bà giải thích.
Năm 2019, ông Kim qua đời, để lại trong lòng bà khoảng trống vô hình. Một tháng bà đóng cửa hàng, cảm giác bản thân đã mất đi chỗ dựa lớn nhất.
Người phụ nữ Hà thành hơn 50 năm làm nghề sửa chữa ô tô
Hơn nửa thế kỷ gắn bó với nghề sửa chữa ô tô, bà Hồng Sâm vẫn chưa có ý định nghỉ, dù đã bước qua tuổi 70.