Việt Nam đang nổi lên là một trong những trung tâm Công nghệ số và CNTT-TT trong khu vực ASEAN. Theo Chiến lược chuyển đổi số quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Việt Nam đang hướng tới mục tiêu đến năm 2025, kinh tế số chiếm tỷ lệ 20% GDP và khoảng 30% GDP vào năm 2030.
Tương tự, theo sứ mệnh “Ấn Độ số” (Digital India), Chính phủ Ấn Độ đặt mục tiêu biến nước này thành một nền kinh tế và xã hội được thúc đẩy bởi kỹ thuật số. Ấn Độ hiện đang là một trung tâm năng lực kỹ thuật số với khả năng cạnh tranh cao được công nhận trên toàn thế giới trong việc đào tạo và cung cấp các dịch vụ CNTT.
Trong những năm qua, ICT hay công nghệ số là lĩnh vực hợp tác đầy tiềm năng giữa Việt Nam và Ấn Độ. Nhiều cơ sở đào tạo, công ty CNTT-TT Ấn Độ đã có sự hiện diện tại Việt Nam. Các cơ sở đào tạo, công ty này đã góp phần nâng cao năng lực CNTT-TT của Việt Nam thông qua đào tạo CNTT, kỹ năng số và cung cấp các sản phẩm, giải pháp và dịch vụ CNTT, chuyển đổi số trong các lĩnh vực tài chính ngân hàng, viễn thông, công nghệ du lịch và an ninh mạng...
Chính phủ Ấn Độ và Việt Nam đã thiết lập các cơ chế nhằm tạo điều kiện hợp tác trong lĩnh vực ICT/chuyển đổi số. Điều này đã được nhấn mạnh một lần nữa tại Thoả thuận về Tầm nhìn chung Việt Nam - Ấn Độ vì Hoà bình, Thịnh vượng và Con người được lãnh đạo hai Chính phủ ký kết vào năm 2020. Trong đó, nhấn mạnh mối quan hệ đối tác kinh tế và phát triển giữa hai nước sẽ được thúc đẩy bởi các công nghệ mới, đổi mới và số hoá.
Theo ông Triệu Minh Long – Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế (Bộ TT&TT), Việt Nam và Ấn Độ đã triển khai một số thỏa thuận hợp tác về phát triển nguồn nhân lực, cung cấp thiết bị, hợp tác, trao đổi ứng dụng, chia sẻ các chương trình phát triển công nghiệp. Tuy nhiên, điều này vẫn còn ở mức khiêm tốn.
Do đó, Bộ trưởng Truyền thông hai nước đã thống nhất cần phải nỗ lực nhiều hơn để đưa quan hệ Việt Nam - Ấn Độ phát triển tương xứng với tiềm năng trong lĩnh vực công nghiệp số. Mục tiêu là hướng tới xây dựng quan hệ đối tác số giữa hai quốc gia.
Đây được hiểu là mối quan hệ hợp tác toàn diện về công nghệ số, giữa các cơ quan chính phủ, các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực, đồng thời tăng cường chia sẻ chiến lược và hành lang pháp lý nhằm triển công nghệ số.
Bên cạnh đó là việc đẩy mạnh hợp tác, kết nối giữa doanh nghiệp công nghệ số của hai nước cả về phần cứng, phần mềm và nghiên cứu phát triển. Ngoài ra còn là việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực số thông qua việc hợp tác giữa các nhà trường, viện nghiên cứu.
Theo ông Subhash P. Gupta – Phó Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam, CNTT là một hạt nhân quan trọng trong mối quan hệ giữa hai nước. Đây cũng là một thành tố quan trọng trong dòng đầu tư giữa hai nước, tăng cường sự thịnh vượng của hai quốc gia.
Để kết hợp tầm nhìn về xã hội số của Việt Nam và Ấn Độ, theo Phó Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam, hai nước cần tăng cường các hoạt động đầu tư, hợp tác trong các lĩnh vực như chuyển đổi số, kinh tế số, ứng dụng các công nghệ mới… nhằm khai phá tiềm năng bổ sung của hai bên trong ngành CNTT.
Chia sẻ về tiềm năng hợp tác số giữa Việt Nam và Ấn Độ, bà Mini Kumam – Bí thư Thứ nhất (phụ trách hợp tác kinh tế & ICT) Đại sứ quán Ấn Độ cho rằng, do có chung tầm nhìn, Việt Nam và Ấn Độ có thể hợp tác với nhau trong việc số hóa các dịch vụ công.
Ngoài ra, các lĩnh vực có tiềm năng hợp tác cao giữa hai nước còn là đào tạo, huấn luyện kỹ năng số, nâng tỷ lệ triển khai CNTT ở tất cả các ngành, các lĩnh vực, trong có y tế số từ xa (telemedicine).
Ấn Độ hiện có 41.000 startup, trong đó có 107 “kỳ lân” công nghệ. Các doanh nghiệp công nghệ Ấn Độ có thể hợp tác với Việt Nam ở rất nhiều lĩnh vực như Fintech (công nghệ tài chính), Healthtech (công nghệ y tế), Agritech (công nghệ nông nghiệp),…
Việt Nam đã rất thành công trong việc thu hút FDI, đặc biệt trong ngành điện tử. Đây là điều mà Ấn Độ rất mong muốn học hỏi.
Theo bà Mini Kumam, các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang đạt tiến bộ rất nhanh về đổi mới sáng tạo. Trong bản báo cáo của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO), thứ hạng Việt Nam thăng tiến rất nhanh. Bên cạnh đổi mới sáng tạo, Ấn Độ cũng muốn học tập kinh nghiệm Việt Nam trong việc phát triển ngành nông nghiệp.
Trọng Đạt
" alt=""/>Ấn Độ ấn tượng về khả năng đổi mới sáng tạo, hút vốn đầu tư FDI của Việt NamĐối tượng mà startup iZi hướng đến là thế hệ Millennials, có độ tuổi từ 25-40 tuổi. Đó là những người có mong muốn chia sẻ hiểu biết của họ ở một phạm vi chuyên môn nhất định.
Ngoài ra, iZi còn hướng đến cộng đồng của tập người dùng trên, những người thuộc thế hệ Gen Z (từ 16 đến 25 tuổi), có mong muốn, nhu cầu và sức chi cho việc phát triển bản thân.
Hai đối tượng mục tiêu này giúp định vị iZi là một sản phẩm công nghệ giáo dục tại thị trường Out of school (thị trường ngoài trường học). Đây là thị trường có quy mô khoảng gần 7 tỷ USD tại Việt Nam và 1.600 tỷ USD trên bình diện toàn cầu.
Theo nhà sáng lập Đào Phan, sản phẩm của startup đang ở giai đoạn beta, chưa hoàn thiện và dự định đến tháng 7/2022 sẽ có bản hoàn chỉnh. Đến với Shark Tank, cô mong muốn kêu gọi được 200.000 USD cho 4% cổ phần của startup.
Doanh thu của iZi đến từ 2 nguồn chính. Thứ nhất là số tiền thu hằng tháng đối với các host (người chủ trì buổi học). Nguồn thứ hai đến từ việc chia sẻ doanh thu giữa iZi với host khi họ tạo ra những phòng học mà người dùng sẽ trả phí trực tiếp.
Đào Phan cho biết, iZi sẽ có một đội ngũ kiểm tra hồ sơ và tiểu sử của những host khi tham gia, còn chất lượng trong quá trình triển khai sẽ theo cơ chế mở và để cho cộng đồng tự đánh giá. Trong tương lai, với quy mô bài giảng lớn, iZi sẽ dùng công nghệ AI để xem xét, đánh giá thông tin như thế nào là phù hợp.
Trước câu hỏi của Shark Phú về việc tại sao lại định giá công ty lên đến 5 triệu USD khi chưa có doanh thu, Đào Phan cho biết cô có 2 lý do.
“Thứ nhất là dựa vào các startup gần với mô hình của iZi trên thế giới, đó là theo phương pháp so sánh. Cách thứ hai là dựa vào mức độ tăng trưởng của iZi từ vòng gọi vốn trước cho tới vòng này. Hiện tại mức độ tăng trưởng của chúng tôi là 12 lần”, Đào Phan chia sẻ.
Về mặt doanh thu, iZi có doanh thu thí nghiệm, nhưng cô chưa dám chia sẻ thẳng thắn doanh thu thực tế hiện tại mà startup có.
Khi được Shark Linh hỏi iZi khác với phần mềm Kahoot! (một startup nổi tiếng có mô hình tương tự) như thế nào, Đào Phan cho rằng bản thân Kahoot! khi mới thành lập thì chỉ định vị họ là công cụ, không quan tâm tới cộng đồng cũng không quan tâm tới nội dung.
Theo nhà sáng lập này: “iZi cũng sử dụng gamification (trò chơi điện tử ứng dụng hóa) nhưng đó chỉ là phần kỹ thuật, quan trọng nhất vẫn là nội dung và cộng đồng. Kahoot không thể chia sẻ hình của host, phải ngồi một chỗ chứ không thể ngồi ở 4 châu lục khác nhau để cùng chơi. Trong khi đó, iZi là phòng học và người host có thể dùng công nghệ để phát trực tiếp hình ảnh và âm thanh đến người học”.
Trước chia sẻ của startup, phần lớn “cá mập” đều tuyên bố rời cuộc chơi khi cho rằng giá trị định giá mà Đào Phan mong muốn quá cao và startup vẫn còn nhiều việc cần phải làm để phát triển.
Tuy vậy, Shark Hưng vẫn hào hứng với thương vụ khi đưa ra lời đề nghị 200.000 USD đổi lấy 35% cổ phần. Trước mức định giá thấp hơn khá nhiều so với kỳ vọng, nhà sáng lập Đào Phan của iZi đã quyết định từ chối lời đề nghị này, chấp nhận ra về dù không đạt được thỏa thuận nào.
Trọng Đạt
" alt=""/>Biến bài giảng thành game, startup app chơi mà học từ chối bán mình giá rẻTại Việt Nam, dù đã có nhiều thành tựu trong công tác phòng chống suy dinh dưỡng, nhưng tỷ lệ suy dinh dưỡng vẫn còn ở mức cao.
Cụ thể, tỷ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng ở nông thôn là 10,7% và thành thị là 3,9%. Tại TP.HCM, tỷ lệ biếng ăn ở trẻ từ 1 - 6 tuổi là 54,58% và 20,8% ở trẻ dưới 5 tuổi. Theo số liệu thống kê của Viện Dinh Dưỡng quốc gia, hơn 47% tổng số trẻ tới tư vấn và khám bệnh tại đây có biểu hiện rối loạn tiêu hóa.
Tình trạng biếng ăn, rối loạn tiêu hóa kéo dài nếu không được cải thiện, về lâu dài sẽ gây thiếu hụt vi chất cần thiết, gây suy dinh dưỡng, chậm phát triển thể chất, trí tuệ như: Trí nhớ kém, giảm khả năng học tập, sức đề kháng giảm, hay ốm vặt, tăng nguy cơ mắc các bệnh mạn tính...
![]() |
Biếng ăn nếu không được xử trí sớm sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ |
Mặc dù có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ biếng ăn, rối loạn tiêu hóa, chậm tăng cân, suy dinh dưỡng,... tuy nhiên, căn nguyên sâu xa được cho là do 3 tác nhân chính: Thiếu hụt vi chất dinh dưỡng, mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giảm bài tiết men tiêu hóa, gây ra các triệu chứng: Đau bụng, khó tiêu, biếng ăn, táo bón, tiêu chảy, chậm tăng cân, suy dinh dưỡng, sức đề kháng kém, hay ốm vặt,...
Cốm Bebugold hỗ trợ tiêu hóa, giúp ăn ngon
Vài năm trở lại đây, trên thị trường xuất hiện một số sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe cải thiện rối loạn tiêu hóa, biếng ăn, thiếu dinh dưỡng. Trong đó, Thực phẩm bảo vệ sức khỏe - cốm vi sinh Bebugold nổi bật với việc vừa hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, giúp ăn ngon đồng thời bổ sung lợi khuẩn, vitamin và khoáng chất.
Tháng 4/2021, GS.TS Lê Thị Hợp - Chủ tịch Hội làm chủ nhiệm đề tài, đã hoàn thành nghiên cứu “Đánh giá tác dụng của Cốm vi sinh Bebugold với tình trạng biếng ăn, rối loạn tiêu hóa, suy dinh dưỡng ở trẻ em tại Trường Mầm non Đồng Kỳ, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang”.
![]() |
GS.TS Lê Thị Hợp công bố kết quả nghiên cứu lâm sàng |
Theo GS.TS Lê Thị Hợp, sau 2 tháng nghiên cứu lâm sàng, kết quả sử dụng cốm vi sinh Bebugold cho thấy Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng (cân nặng/chiều cao) ở nhóm sử dụng Bebugold giảm từ 6% xuống còn 0%, tương ứng cải thiện 100%, trong khi nhóm không sử dụng Bebugold giảm 25%.
Tỷ lệ trẻ biếng ăn ở nhóm sử dụng Bebugold đã được cải thiện, giảm từ 46% xuống 6%, tương ứng cải thiện 87%. Nhóm không sử dụng Bebugold tăng lên 2%. Kết quả so sánh tỷ lệ biếng ăn giữa 2 nhóm sau nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ trẻ biếng ăn của nhóm không sử dụng Bebugold (34%) cao hơn nhóm được sử dụng Bebugold (6%) một cách có ý nghĩa (p<0,05).
Tỷ lệ trẻ ăn nhanh ≤30 phút ở nhóm sử dụng Bebugold tăng từ 50% lên 92%, trong khi nhóm không sử dụng Bebugold chỉ tăng lên 4%. Tỷ lệ táo bón (rối loạn tiêu hóa) của trẻ đã giảm từ 54% xuống 4%, tương ứng cải thiện 93% ở nhóm sử dụng Bebugold. Nhóm không sử dụng Bebugold tăng lên 4%.
GS.TS Lê Thị Hợp cũng cho biết không thấy tác dụng phụ của cốm vi sinh Bebugold trong thời gian nghiên cứu.
![]() |
Kết quả nghiên cứu lâm sàng cốm vi sinh Bebugold của Hội Dinh Dưỡng Việt Nam |
Tại buổi Hội thảo, GS.TS Lê Thị Hợp nói: “Các bậc phụ huynh nên sử dụng cốm vi sinh Bebugold cho trẻ bị biếng ăn, táo bón, rối loạn tiêu hóa và suy dinh dưỡng (chậm tăng trưởng cân nặng, chiều cao) càng sớm càng tốt”.
![]() |
GS.TS Lê Thị Hợp đánh giá cao về hiệu quả của cốm vi sinh Bebugold đối với trẻ biếng ăn, rối loạn tiêu hóa, suy dinh dưỡng |
GS.TS Lê Thị Hợp giải đáp trực tiếp trong hội thảo vướng mắc của một số phụ huynh về tình trạng biếng ăn, rối loạn tiêu hóa, thiếu dinh dưỡng của con mình.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cốm vi sinh Bebugold
Cốm vi sinh Bebugold là sản phẩm cốm chứa lợi khuẩn Bacillus subtilis giúp bổ sung vi khuẩn có ích, ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại, giúp tăng cường hệ vi sinh đường ruột. Sản phẩm còn bổ sung thêm các vi chất dinh dưỡng (Vitamin nhóm B, L-Lysine, Taurine, Magne, Zinc, Calci,...) giúp nâng cao sức đề kháng; làm trẻ ăn ngon và tăng cường hấp thu dưỡng chất. Với các thành phần này, Bebugold vừa giúp bổ sung trực tiếp các vi chất dinh dưỡng cho cơ thể, vừa cung cấp lợi khuẩn và môi trường cho lợi khuẩn phát triển. Từ đó giúp bảo vệ tăng cường hệ vi sinh đường ruột, mang lại hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho sự hấp thu các vi chất cũng như sự phát triển ở trẻ nhỏ.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe cốm vi sinh Bebugold là sản phẩm giúp hệ tiêu hóa trẻ khỏe mạnh, có thể hấp thu tốt các vi chất dinh dưỡng. Nên dùng cốm pha với nước nguội, nước ấm, khuấy đều cho tan và uống ngay. Có thể trộn chung với sữa, thức ăn. Nên dùng sau khi ăn 30 phút để có hiệu quả tốt nhất. Số GPQC: 01769/2019/ATTP-XNQC Sản phẩm được tiếp thị bởi Công ty TNHH Dược phẩm Á Âu Địa chỉ:171 Phố Chùa Láng - Láng Thượng - Đống Đa - Hà Nội. ĐT:024.38461530 - 028.62647169. *Thực phẩm này không phải là thuốc không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh |
Thu Hương
" alt=""/>Công bố kết quả nghiên cứu lâm sàng cốm vi sinh Bebugold