|
Mặt ngoài giòn của chiếc bánh. Ảnh: Thảo Nguyên. |
Những ngày lễ, được nghỉ làm, hãy mua nguyên liệu, vào bếp trổ tài để cả gia đình được thưởng thức món bánh xèo đúng điệu vùng quê mình bạn nhé.
Nguyên liệu: Bột gạo (bột pha sẵn), tôm, thịt ba chỉ, mực, trứng, đậu xanh, nấm, rau sống, nước mắm, gia vị và bột nghệ. Các nguyên liệu này bạn chuẩn bị sao cho phù hợp với khẩu phần ăn của các thành viên trong gia đình.
Thực hiện: Hành, rau sống, nấm làm rửa sạch.
Chọ bột bánh vào cái tô lớn, thêm muối và bột nghệ đã chuẩn bị vào chung rồi trộn đều. Tiếp đó, bạn đổ khoảng 250ml nước cùng với 100ml bia, khuấy đều để làm lỏng bột. Khi bột đã hòa tan với nước và tạo thành hỗn hợp lỏng, bạn cho thêm nước cốt dừa, đập trứng và hành lá thái nhỏ vào khuấy đều. Để bột ngấm khoảng 15 - 20 phút.
|
Vị chua ngọt của nước chấm, béo ngậy của nhân và bột bánh cùng chút cay the của rau cải cay sẽ làm món ăn ngon hơn bao giờ hết. Ảnh: Thảo Nguyên. |
Sẽ có nhiều người thắc mắc, sao lại bỏ bia vào khi đánh bột, nhưng đó là bí quyết của các đầu bếp để vỏ bánh giòn hơn. Với bột nghệ, bạn cũng nên chỉ cho một lượng vừa đủ để bánh không bị đắng.
Thịt ba chỉ thái miếng mỏng. Tôm mua loại nhỏ, cắt râu và đầu, bỏ vỏ. Mực sửa sạch, bỏ mắt và phần mực đen. Các nguyên liệu rửa sạch. Đậu xanh bỏ vỏ, ngâm với nước khoảng 3-4 tiếng cho nở. Lưu ý: Các nguyên liệu này bạn có thể thay cho phù hợp với gia đình. Bạn có thể nấu chín trước để có thể rút ngắn khâu chiên bánh nhé.
Theo những người nghiền bánh xèo, món ăn này có ngon, đậm đà là nhờ bát nước chấm. Để làm nước mắm chấm, bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu sau: 1 muỗng nước cốt chanh tươi, 3 muỗng nước mắm ngon, 3 muỗng nước lọc, 1 muỗng đường, 1 muỗng tỏi + ớt băm nhuyễn. Tất cả trộn đều rồi nêm nếm cho vừa ăn.
|
Màu vàng của chiếc bánh được trình bày trên màu xanh của lá chuối trông rất hấp dẫn. Ảnh: Thảo Nguyên. |
Dùng chảo chống dính đổ bánh (chiên bánh). Lưu ý, bạn chỉ nên đổ một lượng dầu vừa đủ để chiên một chiếc bánh. Chiên xong đổ dầu lại để làm cái tiếp theo.
Bắc chảo lên bếp cho nóng, đổ dầu, rắc hành tây thái nhỏ phi thơm. Tiếp đến, cho bột ngậm cháo chiên cho chín. Để bên ngoài chiếc bánh thì giòn, bên trong bột vừa chín tới bạn nên cho bột nhiều một chút. Sau đó, cho nấm, thịt, tôm, mực, đậu xanh và giá vào. Gập chiếc bánh lại, trình bày ra đĩa. Làm tương tự với những chiếc bánh tiếp theo.
Món ăn này nên ăn lúc nóng cho ngon, vì thế, chiên đến đâu ăn đến đó. Bạn nên ăn với các loại rau sống đều được, nhưng để đậm đà hơn thì nên có rau cải, bẹ to nữa nhé.
5 món ngon cho du khách đến thăm Đền Hùng
Đến Phú Thọ dự lễ giỗ tổ Hùng Vương, du khách có thể trải nghiệm một số món đặc sản ở đây.
" alt=""/>Ngày giỗ tổ đổ bánh xèo đãi cả nhà
Ngày 21/3/2019, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Ninh nhận được công văn số 646/UBND của Ủy ban nhân dân thành phố Uông Bí 'Về việc đề nghị trao đổi thông tin liên quan đến hoạt động của chùa Ba Vàng'.Công văn nêu rõ, để có cơ sở, thông tin với các cơ quan báo chí, Ban Trị sự phải có ý kiến về hoạt động "thỉnh vong" và "cúng oan gia trái chủ" của phật tử Phạm Thị Yến, phật tử chùa Ba Vàng có phù hợp với truyền thống của Phật giáo hay không?
Việc phật tử Phạm Thị Yến thường xuyên tổ chức các hoạt động "thỉnh vong", "cúng oan gia trái chủ" và tổ chức giảng pháp tại Chính điện chùa Ba Vàng có phù hợp với Hiến chương và Nội quy Ban Tăng sự Trung ương Giáo hội Phật giáo hay không? Nghi thức "thỉnh vong" và "cúng oan gia trái chủ" có phải là giáo lý của Phật giáo hay không?
|
Theo Thượng toạ Thích Đạo Hiển, Phó Ban trị sự kiêm Chánh Thư ký Ban trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Ninh: Việc công dân Phạm Thị Yến có các hoạt động tại chùa Ba Vàng do trụ trì chùa Ba Vàng chịu trách nhiệm. |
Về việc này Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Ninh đã có công văn số 33/CV - BTS1 nêu rõ những vấn đề công văn số 646/UBND của Ủy ban nhân dân thành phố Uông Bí yêu cầu:
Trong nghi lễ truyền thống Phật giáo Bắc truyền tại Việt Nam, khi thực hiện nghi lễ cho vong linh người đã mất có các nghi thức: Tiếp Linh, Cúng Phật, Cúng Tổ, Triệu Linh, Tụng Kinh Cầu Siêu, Chúc Thực.
Hoạt động "thỉnh vong", "cúng oan gia trái chủ" tại chùa Ba Vàng, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Ninh không được chứng kiến nên chưa biết hình thức và nội dung thực hiện như thế nào. Điều quan trọng không phải là duy danh ngôn ngữ mà phải biết nghi lễ ấy được thực hiện với hình thức và nội dung như thế nào?
Hiến chương GHPGVN, nội quy Ban tăng sự Trung ương GHPGVN và các quy định khác của Giáo hội đều quy định các hoạt động Phật sự, hành đạo, tu đạo tại cơ sở thờ tự của Phật giáo do vị trụ trì cơ sở thờ tự đó chịu toàn bộ trách nhiệm. Việc công dân Phạm Thị Yến có các hoạt động tại chùa Ba Vàng do trụ trì chùa Ba Vàng chịu trách nhiệm.
Nghi thức "Thỉnh vong", "Cúng oan gia trái chủ" không có trong giáo lý Phật giáo. Trong nghi lễ Phật giáo Bắc truyền chỉ có nghi thức Triệu Linh và nghi thức “Lập đàn cúng giải oan thích kết”.
Theo Thượng toạ Thích Đạo Hiển, Phó Ban Trị sự kiêm Chánh Thư ký Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Ninh: "Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Ninh đã có văn bản báo cáo các cấp, các ngành và đề nghị phối hợp giải quyết các vấn đề nảy sinh tại chùa Ba Vàng tại công văn số 125/CV - BTS ngày 26/8/2015; tuy nhiên, rất tiếc từ đó đến nay Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Ninh không nhận được sự hồi âm và phối hợp.
Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Ninh lên án các hành vi lợi dụng niềm tin của Phật tử, nhân dân, núp bóng nghi lễ Phật giáo để trục lợi. Đề nghị các cấp, các ngành nghiên cứu, nếu bất cứ tổ chức, cá nhân nào vi phạm đều phải xử lý nghiêm trước quy định của pháp luật".
Trả lời về việc Đại đức Thích Thái Trúc Minh vẫn có một buổi thuyết pháp trả lời các phật tử và báo chí về việc có vong, vong nhập vào người sống trực tiếp tối ngày 21/3 được đăng tải trên facebook của chùa Ba Vàng, Thượng toạ Thích Đạo Hiển cho hay: "Rất tiếc tôi không được theo dõi buổi thỉnh pháp trực tiếp của thầy Trúc Minh đó, tuy nhiên Giáo hội Phật giáo Quảng Ninh có chỉ đạo những việc làm ảnh hưởng tới xã hội, dư luận đang bày tỏ bức xúc thì cần phải dừng lại ngay".
Theo Thượng toạ Thích Đạo Hiển, không chỉ có văn bản, mà rất nhiều lần, Ban Trị sự tỉnh góp ý, nhắc nhở về những vấn đề của chùa Ba Vàng, Đại đức Thích Trúc Thái Minh tiếp thu nhưng sau không thay đổi.
"Thầy Thích Trúc Thái Minh từng bị Thượng toạ Thích Thanh Quyết - Trưởng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Ninh gọi lên khuyên giải, còn bắt sám hối nhưng đâu lại vào đó", Thượng toạ Thích Đạo Hiển chia sẻ.
Công an vào cuộc vụ chùa Ba Vàng: Sắp mời bà Phạm Thị Yến làm việc
Trong buổi làm việc với Thanh tra Bộ VHTTDL, thầy trụ trì chùa Ba Vàng khẳng định việc cúng tiền khi làm lễ cúng oan gia trái chủ không phải là do chùa yêu cầu mà Phật tử tự nguyện cúng dường Tam Bảo và theo yêu cầu của vong…
" alt=""/>Trụ trì chùa Ba Vàng từng phải quỳ gối sám hối