
Xem clip, có người thấy chương trình đang “soi mói” dồn ép MC Phan Anh, có người lại cho rằng đó là chương trình hay, nó hơn hẳn những chương trình giải trí một chiều thiếu sự tương tác mà bấy lâu vẫn phát. Tuy nhiên, không hiểu lý do gì, những video chia sẻ trên mạng xã hội về chương trình này đã lần lượt bị xóa.
.jpg) |
MC Phan Anh trong chương trình 60 phút mở, chủ đề "chia sẻ trên mạng xã hội để làm gì" |
Có quan điểm khen vấn đề mà VTV đề cập tới. Nhà báo Chiến Văn chia sẻ trên facebook: “Tôi là người trực tiếp xem Chương trình 60 phút mở phát trên VTV1 và cảm giác đầu tiên là tôi thấy sự mới mẻ, hấp dẫn của format chương trình. Chủ đề của chương trình rất thời sự, hay, bổ ích, giúp khán giả có được cái nhìn nhiều chiều về sử dụng mạng xã hội và ảnh hưởng nhiều chiều của nó”.
“Tuy nhiên, tôi thấy chị Tạ Bích Loan dẫn chương trình có vẻ hơi thiếu độ trung tính cần thiết, nhiều lúc hơi để cảm xúc cá nhân chi phối. Khách mời thì tôi thấy các vị chuyên sâu về lĩnh vực nghiên cứu mạng xã hội, chuyên gia tâm lý chủ yếu đưa ra các lý thuyết, cung cấp kiến thức và con số thống kê”- Nhà báo Chiến Văn chia sẻ thêm.
Theo Nhà báo Chiến Văn, có 3 nhà báo đưa ra quan điểm riêng thì anh Hồng Thanh Quang hơi gay gắt, áp đặt, có thể do bị cắp cúp ý kiến nên phần đầu hơi khiên cưỡng. Còn anh Hoàng Minh Trí (Cu Trí), anh Na Sơn đều đưa ra quan điểm riêng một cách trách nhiệm, thận trọng. MC Phan Anh là người được các khách mời tập trung tranh luận nhiều nhất có lẽ do chương trình có quay đến thông tin sai mà anh chia sẻ.
Các ý kiến tranh luận đều thẳng thắn nên khiến mọi người nghĩ Phan Anh đang bị "quây hội đồng". Tôi thì thấy không hẳn như vậy. Trong tranh luận kiểu bàn tròn như vậy, ý kiến nào đưa ra mà không thuyết phục được người khác sẽ bị tập trung phản biện lại là đương nhiên. Còn tôi tin các nhà báo kia họ đủ bản lĩnh, danh dự của mình để khách quan khi tranh luận, không dễ gì bị ai áp đặt suy nghĩ cả.
Dù sao, tôi vẫn thấy thông điệp của chương trình là tốt, vì quả thật, nếu chúng ta cứ thoải mái chia sẻ những thông tin, vụ việc chưa rõ ràng, tính xác thực không cao sẽ gây ảnh hưởng rất xấu tới xã hội. Chúng ta không im lặng, nhưng chúng ta cũng nên tỉnh táo, thận trọng và trách nhiệm.
Nhà báo Chiến Văn nhấn mạnh: "Nếu người dẫn chương trình Tạ Bích Loan khéo léo hơn, trung tính hơn, thì chương trình đã thành công hơn".
 |
Nhà báo Lê Hồng Kỹ |
Phản bác lại những ý kiến đồng tình, nhà báo Lê Hồng Kỹ cho rằng: “Việc nghiên cứu, bàn luận về tâm lý, hành vi của người dùng mạng xã hội là một đề tài thú vị và rất "thời sự". Tuy nhiên, việc lựa chọn dẫn chứng như chương trình "60 phút mở" để gán với cái gọi là "tâm lý bầy đàn", "lên đồng tập thể" theo tôi là chưa thuyết phục”.
Thể hiện quan điểm gay gắt hơn, Nhà báo Lê Hồng Kỹ bày tỏ: “Clip mà MC Phan Anh chia sẻ là clip được phát trên một kênh truyền hình chính thống, tức là thông tin đã được sàng lọc, kiểm duyệt bởi các khâu biên tập của đài. Sau đó, thông tin có thể được chứng minh là không đúng sự thật, thì đó là trách nhiệm trước pháp luật của cơ quan xuất bản, phát sóng chứ không phải là trách nhiệm của người chia sẻ.
Nếu tư duy theo lối tự người chia sẻ phải chịu trách nhiệm, không được tin tưởng vào truyền hình, báo chí chính thống, thì tốt nhất là nên đóng cửa các đài, các báo và cũng nên chặn hết các mạng xã hội. Lúc đó, tự mỗi người sẽ đi xác minh mọi thông tin mà mình quan tâm trên đời, và giữ nó làm của riêng”.
Chia sẻ nhận xét về chương trình anh Lê Hồng Kỹ cho rằng: “Tôi đã xem nhiều chương trình đối thoại, tranh luận trên các đài truyền hình nước ngoài, và thấy rằng đó là cách làm ngày càng phổ biến. Các khách mời có thể tấn công nhau trực diện, đấy cũng là cách tạo nên sự hấp dẫn, cuốn hút cho chương trình. Những chương trình kiểu này có thể được hiểu như một show diễn, trong đó mỗi khách mời đều là diễn viên”.
Tuy nhiên, cũng theo nhà báo Lê Hồng Kỹ, ngoài cảm xúc của những người tham gia chương trình, tôi nghĩ cần quan tâm đến cảm xúc của công chúng. Bạn có thể tăng rating của chương trình bằng nhiều cách, trong đó cách làm tổn thương đến cảm xúc của người xem. Lựa chọn của bạn nói lên chính bạn. Một diễn viên có thể trở nên nổi tiếng nhờ những vai diễn đi vào lòng người, cũng có thể nổi tiếng nhờ "bán thịt".
 |
Nhà báo Thanh Hằng |
Nhà báo Thanh Hằng lại chỉ thẳng vào việc mổ xẻ một thông tin được kết luận “dàn dựng” ở đài truyền hình khác sẽ khiến người xem liên tưởng đến những “sự cố” không kém phần của VTV.
Nhà báo Thanh Hằng cho rằng: “Lẽ ra, MC Tạ Bích Loan phải là người có thái độ trung dung để dẫn dắt câu chuyện thì đằng này, cô ấy lại như người cầm mồi lửa hừng hực để tạo nên không khí muốn "thiêu sống" nhân vật và phỉ báng người chơi Facebook... ! Bởi hàng nghìn, thậm chí vài chục nghìn tài khoản không thể đại diện cho vài chục triệu người dùng Facebook được!”
Nhà báo Thanh Hằng gay gắt: “Chương trình mang tên "Chia sẻ trên mạng xã hội để làm gì", còn người xem thì có quyền đặt câu hỏi: Làm một chương trình (bằng tiền thuế của dân) phản cảm thế này để làm gì?
Clip cá của VTC với clip dùng chổi quét rau của VTV có khác gì nhau đâu mà công kích như thể trong sạch lắm ý”.
* Do đây là ý kiến cá nhân của các Nhà báo, Infonet xin phép không nêu tên cơ quan của các nhà báo.
" alt="Các nhà báo nói gì về chương trình “đấu tố' MC Phan Anh trên VTV?"/>
Các nhà báo nói gì về chương trình “đấu tố' MC Phan Anh trên VTV?
Với 3 nhà máy ở TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng chuyển sang khí gas tự nhiên, sử dụng hệ thống năng lượng mặt trời để đun nóng nước, Coca-Cola là ví dụ điển hình cho nỗ lực của DN hướng đến năng lượng xanh với những cam kết quý giá.
Năng lượng sạch giúp phát triển bền vững
Theo một báo cáo gần đây của WWF về “Tầm nhìn khí hậu đến 2050”, nếu được đầu tư và sử dụng công nghệ phù hợp, nguồn năng lượng tái tạo được sử dụng bền vững có thể đáp ứng tới 70% nhu cầu của nhân loại trên thế giới.
Trước tình trạng nguồn cung cấp năng lượng đang thu hẹp dần, WWF Việt Nam phối hợp cùng Hội đồng DN vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD), thuộc Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức buổi thảo luận về “Phát triển năng lượng bền vững - Cơ hội cho các DN Việt Nam” nhằm hỗ trợ DN các ngành nuôi trồng và chế biến thủy hải sản, lâm sản, dệt may, xây dựng, thực phẩm - đồ uống tìm kiếm giải pháp và dần chuyển đổi sang năng lượng sạch.
Khi năng lượng trở thành yếu tố không thể tách rời trong đời sống con người và nguy cơ tăng giá năng lượng truyền thống từ dầu, khí đốt, than làm ảnh hưởng đến sản xuất thì việc chuyển đổi sang mô hình năng lượng xanh, sạch không những giúp DN tiết kiệm chi phí về lâu dài mà còn thể hiện trách nhiệm với môi trường sống, là “bước chuẩn bị không thể thiếu trong mục tiêu phát triển bền vững của DN”.
Ông Jean-Phillippe Denruyter - Chuyên gia năng lượng từ WWF-Greater Mekong cho biết: “Những công ty như Coca-Cola, Google, Micrsoft, IKEA…là những ví dụ điển hình cho nỗ lực của DN hướng đến năng lượng xanh với những cam kết sử dụng 100% năng lượng tái tạo trong vòng 10-20 năm tiếp theo”.
Giải pháp giảm thiểu sử dụng năng lượng từ Coca-Cola

|
Jean-Phillippe Denruyter - Chuyên gia Năng lượng WWF-Greater Mekong nhấn mạnh: “Chính các DN phải chủ động trong việc đầu tư nguồn năng lượng tái tạo mới” |
Tuy nhiên, việc tiếp cận năng lượng tái tạo không phải là vấn đề đơn giản do chi phí đầu tư cao đang là rào cản chính của nhiều DN trên nhiều nước. Tại Việt Nam, khả năng thu hồi vốn lâu cùng vấn đề chi phí khiến nhiều DN còn e dè khi sử dụng năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Quyết, Giám đốc chuỗi cung ứng toàn quốc của Coca-Cola,các DN với quy mô sản xuất lớn phải tìm nhiều giải pháp để giảm chi phí sản xuất, hạn chế tác động đến môi trường, cho mục tiêu phát triển bền vững.
Hướng đến mục tiêu trở thành DN hàng đầu trong việc vận dụng hiệu quả nguồn năng lượng và bảo vệ môi trường - “Tăng trưởng hoạt động kinh doanh, không phải tăng lượng carbon” và đến năm 2020 sẽ giảm 25% carbon footprint trong toàn bộ chuỗi giá trị, Coca-Cola từ nhiều năm qua với 3 nhà máy ở TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng đã chuyển sang khí gas tự nhiên CNG và Biomass, giảm đến 10% năng lượng tiêu thụ; sử dụng hệ thống năng lượng mặt trời để đun nóng nước từ 25°C đến 70-75°C, cung cấp 80m³ nước/ ngày, tiết kiệm 6 triệu MJ mỗi năm.
Các nhà máy Coca-Cola sẽ được lắp đặt các tấm pin năng lượng mặt trời để cung cấp 20-25% tổng nhu cầu sử dụng điện tại đây.Không chỉ vậy, Coca-Cola cũng là công ty duy nhất hiện nay dùng hệ thống tấm pin năng lượng mặt trời tại các Trung tâm Hỗ trợ Cộng đồng EKOCENTER để cung cấp 100% điện duy trì các trung tâm hàng nghìn m², đảm bảo nguồn năng lượng xanh cho bà con ở những địa phươngkhó khăn trên cả nước. Với những giải pháp hiệu quả trên, Coca-Cola đã đạt chứng chỉ LEED do Hiệp hội Green Building (Mỹ) trao tặng cho những thiết kế và nhà máy đảm bảo tối ưu hóa sử dụng năng lượng, giảm thiểu tác động đến môi trường.

|
Ông Nguyễn Văn Quyết, Giám đốc chuỗi cung ứng toàn quốc Coca-Cola, cho biết: “Chúng tôi đã lắp đặt hệ thống đo đếm để kiểm soát thường xuyên mức độ tiêu thụ năng lượng tại các nhà máy và kết quả thu được từ 2014 đến nay là rất khả quan” |
Trong khi đó, nhiều DN trong các ngành nuôi trồng thủy hải sản, lâm sản, dệt may, xây dựng, thực phẩm… cũng đang thảo luận để tìm được giải pháp giảm thiểu việc sử dụng năng lượng nhưng vẫn mang đến những sản phẩm có chất lượng tốt nhất cho người dùng.
Thu Hằng
Ảnh: Hồ Hữu Huy/WWF-Việt Nam
" alt="Doanh nghiệp hiến kế sử dụng năng lượng bền vững ở VN"/>
Doanh nghiệp hiến kế sử dụng năng lượng bền vững ở VN

.jpg) |
Quân đội Mỹ dự định thành lập 133 đơn vị "thực thi các nhiệm vụ mạng" trước 2018. |
"Ngoài biển, đất, trên trời và không gian, giờ đây người ta có thêm một trận địa mới là mạng", người phát ngôn của Trung tâm chỉ huy không gian mạng (Quân đội Mỹ) Charlie Stadlander cho biết. "Mạng là một phần tất yếu của các chiến dịch quân sự và cần được coi như vậy".
Khi mà các nhà lãnh đạo của quân đội Mỹ ngày càng lo ngại trước sự nổi lên của Nga, Trung Quốc và Triều Tiên trên không gian mạng, Bộ Quốc phòng Mỹ đã công bố một chiến lược mạng mới vào tháng 4 năm ngoái, đồng thời tăng cường các hoạt động của mình kể từ sau đó.
Gây dựng một đội quân số
Trong chiến lược mạng của mình, quân đội Mỹ đề xuất thành lập 133 đơn vi thực thi "các nhiệm vụ mạng" trước năm 2018. 27 đơn vị trong đó được định hướng để hỗ trợ các nhiệm vụ có "giao chiến" bằng cách "tạo ra các tác động mạng để hậu thuẫn cho chiến dịch chung". Lực lượng chiến binh số này bao gồm khoảng 4300 binh sĩ, nhưng chỉ có khoảng 1600 người thuộc nhóm "nhiệm vụ giao chiến", tức là có thể tấn công vào các hệ thống mục tiêu. Các đối trọng chủ yếu của họ sẽ là "đội quân chiến tranh mạng đặc chủng" của Trung Quốc, đơn vị bí mật Bureau 121 của Triều Tiên, các nhóm hacker như Anonymous hoặc các băng nhóm tội phạm mạng lớn...
Một số nhiệm vụ khác mà họ được giao là xâm nhập vào mạng lưới của những tổ chức như ISIS, phá hủy các kênh liên lạc, chặn các thiết bị kích nổ từ xa thông qua điện thoại di động, hay thậm chí còn là "cố gắng thâm nhập vào đầu não của kẻ thù".
Những cuộc tấn công trên mạng hoàn toàn có thể tạo ra tác động lớn ngoài đời thực, và quân đội Mỹ thực sự nhận thức được điều này. Năm 2009, Mỹ và Israel được cho là đã lây nhiễm mã độc Stuxnet cho mạng máy tính tại Iran để phá hủy gần 1/5 các cơ sở hạ nhân của nước này. Mới đây nhất, hồi tháng 2, các hacker đã được huy động chống lại ISIS, trong lúc quân đội tiếp tục giao chiến ngoài trận địa.
"Ngoài đời, chúng ta ném bom thì trên không gian mạng, ta cũng có thể thả bom số tương tự", một vị tướng cấp cao tiết lộ trên NPR.
Việc Bộ Quốc phòng Mỹ thuê chuyên gia để phòng thủ trên không gian mạng chẳng có gì đáng ngạc nhiên, bởi các hệ thống mạng của chính phủ và quân đội nước này bị tấn công thường xuyên bởi tin tặc nước ngoài.
Tuy nhiên, khác với chiến sự thông thường, bí mật thông tin là tối thượng đối với chiến trường số. Kẻ thù nếu biết Mỹ đang phát triển một thế hệ máy bay chiến đấu mới thì phải mất vài năm để phát triển một vũ khí đáp trả tương ứng, nhưng đối với một cuộc tấn công mạng, miếng vá lỗi có thể được phát triển chỉ trong vài ngày.
Giáo trình đặc biệt
Dù vậy, quân đội Mỹ vẫn hé lộ phần nào năng lực của mình bên trong các tài liệu huấn luyện, các bài thuyết trình, cũng như số ít bài báo do chính các cây bút của họ viết ra. Có lẽ một trong những ấn phẩm quan trọng nhất về chiến tranh mạng của Mỹ đã được công bố hồi tháng 2/2014, nhưng rất ít người biết đến nó. Có tên gọi "Tài liệu hướng dẫn quân đội cho các hoạt động mạng điện tử 3-38", văn bản này tự nhận là "tài liệu huấn luyện đầu tiên" hợp nhất các kiến thức và kỹ năng quan trọng về hoạt động mạng lưới, chiến tranh điện tử và tình báo vào trong một tập hồ sơ dày 96 trang.
Trong FM3-38, Quân đội Mỹ định nghĩa các hoạt động an ninh mạng tấn công là "Những hành động nhằm khuếch trương sức mạnh bằng việc huy động lực lượng tham gia, hoặc thông qua không gian mạng", tuy nhiên được tiến hành trong khuôn khổ luật pháp cho phép.
Thế nhưng câu hỏi đặt ra là các chiến binh số có thể làm gì để tác động đến chiến trường đời thực? Câu trả lời là khá nhiều, theo như Tài liệu này. "Một cuộc tấn công mạng có thể được triển khai song song với các biện pháp tấn công khác, "nhằm đánh lừa, làm suy giảm hoặc phá hủy một hệ thống phòng thủ không quân của kẻ địch cụ thể, cũng như hầm trú an toàn của quân địch".
 |
Các nhiệm vụ mạng có thể tác động rất lớn đến chiến địa thực tế |
Lấy thí dụ, tài liệu này đưa ra một hệ thống radar cảnh báo sớm của kẻ địch như là một mục tiêu. Nếu như các binh sĩ có thể truy cập vào bên trong hệ thống này thì họ có thể phá hủy hoặc làm nó suy yếu. Đây là một bài tập thực tế đã được áp dụng hồi tháng 3 vừa qua, theo Fort Gordon Globe. Hành động như thể mình đang ở chiến trường thật, các chiến binh số phải hành quân đến mục tiêu - một hệ thống điều khiển phòng thủ không lưu mô phỏng của kẻ địch - sau đó tìm kiếm mạng không dây tại đó, tìm cách khai thác để xâm nhập.
Nếu như họ thành công trong việc vô hiệu hóa hệ thống radar này, quân đội sẽ chẳng cần phải huy động máy bay tàng hình nữa. Ngoài ra, tài liệu hướng dẫn cũng gợi ý một số hệ thống khác mà các hacker quân đội có thể "xem xét xâm nhập", chẳng hạn như mạng điện thoại, máy chủ, hay smartphone của kẻ địch.
(Còn tiếp)
" alt="Bí ẩn chưa từng công bố về đội 'Chiến binh số' của Mỹ"/>
Bí ẩn chưa từng công bố về đội 'Chiến binh số' của Mỹ