Thầy giáo này còn thực hiện việc kiểm tra thường xuyên (kiểm tra miệng) cho học sinh rất kỳ, bất thường, hầu như cả lớp (41/43 em) đều dưới trung bình, trong đó rất nhiều em bị 0 hay 1 hay 2 điểm.
Theo phụ huynh, thầy V. có dạy thêm tại nhà, một tháng 600 ngàn đồng tiền học phí, tuần học có 1 ngày, chưa đến 2h một buổi học. Phụ huynh nói, trường ra đề thi thì thường con của vị phụ huynh này chưa bao giờ điểm dưới trung bình.
Trao đổi với báo chí, lãnh đạo Trường THCS Quang Trung thông tin nhà trường đã mời thầy V. lên để làm việc trực tiếp sau khi nghe phụ huynh phản ánh. Tại buổi chia sẻ, thầy giáo thừa nhận mình sai sót, sử dụng những từ ngữ trong giao tiếp với học sinh thiếu chuẩn mực. Thầy gửi lời xin lỗi đến học sinh và phụ huynh của lớp.
Về thông tin phụ huynh phản ánh, thầy V. dạy thêm tại nhà, nhiều phụ huynh không cho con theo học nên các em bị áp lực trên lớp, điểm kiểm tra thường xuyên (kiểm tra miệng) "có vấn đề" khi điểm học sinh của lớp rất thấp.
Lãnh đạo nhà trường không đề cập đến việc thầy giáo dạy tại nhà, chỉ khẳng định, Hiệu trưởng không ký cho phép bất cứ giáo viên nào dạy thêm ở nhà. Về điểm kiểm tra miệng, trường khẳng định, đây không phải là điểm cố định, chưa vào sổ điểm, các em sẽ còn được kiểm tra lấy điểm cao nhất. Nhà trường yêu cầu thầy V. làm kiểm điểm, nghiêm túc sửa sai, rút kinh nghiệm chung trong toàn thể hội đồng sư phạm.
Cô giáo tại TP.HCM đánh, mắng chửi hàng loạt học sinh trong lớp
Trước đó một năm - năm 2019, nghi ngờ cô giáo lớp 2/11, Trường Tiểu học Phan Chu Trinh (quận Tân Phú, TP.HCM) có hành vi bạo lực với học sinh, phụ huynh lớp này đã bí mật đặt camera ghi lại hình ảnh trong 4 ngày. Thời điểm đặt camera là từ ngày 27-30/8, lúc mới bắt đầu năm học mới.
Xem hình ảnh được ghi lại, nhiều phụ huynh sững sờ, tức giận khi thấy giáo viên liên tục đánh, tát tai, mắng chửi học sinh. Mỗi khi học sinh làm sai, không hiểu bài, cô giáo lại gọi các em lên véo tai, tát và chỉ tay vào mặt mắng chửi. Khi giảng bài, nữ giáo viên cũng lớn tiếng quát nạt học sinh. Trong suốt 4 ngày đặt camera, học sinh nam đầu bàn bên trái bị đánh, mắng nhiều nhất.
Tới sáng ngày 6/10, khi thông tin này tới báo chí, bà Đỗ Thị Sửu, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Phan Chu Trinh xác nhận có sự việc như trên tại lớp 2/11 của trường. Hiệu trưởng cho hay phụ huynh đã gửi video camera ghi lại sự việc và đơn thư phản ánh cho nhà trường từ ngày 9/9.
Đại diện nhà trường tôi đã xin lỗi và nhận trách nhiệm với phụ huynh về sự việc, đồng thời trường đổi giáo viên khác sang dạy lớp 2/11, đình chỉ công tác cô H. Ngay khi nắm bắt sự việc, nhà trường đã chuyển tới cơ quan chức năng có thẩm quyền xử lý.
Cô Nguyễn H. H., giáo viên chủ nhiệm lớp 2/11 - người đánh học sinh trong clip, đã thừa nhận mình sai và gọi điện thoại xin lỗi một số phụ huynh.
Tới ngày 21/10, UBND quận Tân Phú đã ra quyết định buộc thôi việc đối với giáo viên này do đã vi phạm các quy định pháp luật về Luật Giáo dục, Luật viên chức và Luật trẻ em năm 2016.
Thanh Hùng và nhóm PV, BTV" alt=""/>Từ vụ giáo viên mắng 'đầu trâu, đầu chó': Nhìn lại những vụ việc ầm ĩTheo quy định hiện hành, có hai hình thức thăng hạng chức danh nghề nghiệp cho viên chức là thông qua thi tuyển hoặc xét duyệt. Việc này thuộc thẩm quyền của các bộ quản lý chuyên ngành và cơ quan quản lý viên chức.
Hồi cuối tháng 5, Bộ Nội vụ cũng đưa ra đề xuất, viên chức đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện của hạng cao hơn liền kề sẽ được xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp mà không phải thi thăng hạng.
Theo Bộ Nội vụ, việc thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức thời gian qua gặp nhiều khó khăn. Các kỳ thi cũng chưa gắn với yêu cầu nâng cao chất lượng viên chức bởi nội dung còn hình thức, chưa sát vị trí việc làm và đặc thù công việc của từng chức danh nghề nghiệp.
“Trước mắt vẫn giữ hình thức xét thăng hạng theo tiêu chuẩn, điều kiện, nhưng chúng tôi đang tính toán một vài năm nữa sẽ đề xuất bỏ cả thi và xét thăng hạng viên chức để trả lương theo vị trí việc làm. Trên thế giới không có nước nào thi hay xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức”, Bộ trưởng Nội vụ thông tin.