Kinh doanh

Tuyển Việt Nam “vồ hụt” Filip Nguyễn, thầy Park nên buồn hay vui

字号+ 作者:NEWS 来源:Thời sự 2025-04-07 06:48:18 我要评论(0)

Filip Nguyễn xa tuyển Việt NamSau một thời gian chờ đợi hoàn tất thủ tục nhập tịch,ểnViệtNamvồhụtFillich bonglich bong、、

Filip Nguyễn xa tuyển Việt Nam

Sau một thời gian chờ đợi hoàn tất thủ tục nhập tịch,ểnViệtNamvồhụtFilipNguyễnthầyParknênbuồlich bong thủ môn mang 2 dòng máu Czech – Việt Filip Nguyễn bất ngờ được triệu tập bổ sung vào tuyển Czech chuẩn bị đấu Scotland.

Thông tin này khiến nhiều người hâm mộ cảm thấy “choáng váng”, bởi với thiện chí cùng khả năng chuyên môn rất cao, Filip Nguyễn được kỳ vọng là bổ sung tốt cho khung thành tuyển Việt Nam trong thời gian tới khi nhập tịch thành công.

{ keywords}
Filip Nguyễn đang rất xa tuyển Việt Nam khi được gọi lên tuyển CH Czech

Thế nhưng, do tuyển Czech có một số ca dương tính với COVID-19 sau trận thắng Slovakia 3-1, buộc phải cách ly toàn đội đã tạo cơ hội cho thủ thành đang khoác áo CLB Slovan Liberec được triệu tập cho trận gặp Scotland vào ngày 7/9.

Đương nhiên, nếu Filip Nguyễn được ra sân khi đấu Scotland, cơ hội khoác áo tuyển Việt Nam của thủ thành này chấm hết, kể cả khi nhập quốc tịch thành công.

Thầy Park có tiếc?

Như đã nói, việc Filip Nguyễn có khả năng ra sân và không thể quay trở lại tuyển Việt Nam đang khiến nhiều người tiếc nuối khi đội bóng của HLV Park Hang Seo mất một sự lựa chọn tốt trong khung gỗ.

Hẳn nhiên để “xổng” một thủ môn tốt như Filip Nguyễn rõ ràng cũng làm thầy Park buồn đôi chút. Sự có mặt của Filip Nguyễn tạo nên cuộc cạnh tranh chất lượng với Đặng Văn Lâm – người mà suốt 2 năm qua được mặc định cho vị trí số một tại tuyển Việt Nam.

{ keywords}
nhiều người tiếc cho tuyển Việt Nam, nhưng dường như tin Filip Nguyễn khó quay về không làm ông Park quá bận tâm

Nhưng để nói chiến lược gia người Hàn Quốc tiếc nuối thì có lẽ hơi quá, bởi ngay từ đầu có vẻ như ông Park không thật mặn mà lắm với trường hợp của Filip Nguyễn. 

Có thể chuyên môn của Filip Nguyễn được coi rất giỏi, nhưng có hoà nhập với tuyển Việt Nam cùng các đồng đội mới hay không mới là điều mà thuyền trưởng người Hàn Quốc cần nhất khi xây dựng đội bóng.

Minh chứng cho điều này là việc thầy Park sẵn sàng gạch nhiều cầu thủ xuất sắc ra khỏi danh sách tuyển Việt Nam vì khó hoà nhập từ sinh hoạt, đến chuyên môn, trong đó Văn Quyết, Minh Vương là những ví dụ rõ nhất.

Càng khó khi thủ môn cần sự giao tiếp bằng lời nói nhiều hơn so với các vị trí thi đấu khác, trong khi Filip Nguyễn nói tiếng Việt chưa sõi thì gần như “bít” cửa, kể cả khi chưa khoác áo tuyển Czech.

{ keywords}
Đặng Văn Lâm vô cùng vất vả mới có được chỗ đứng như hiện tại

Cứ nhìn Đặng Văn Lâm được coi tiềm năng ra sao, nhưng cũng vất vả như thế nào trong giai đoạn đầu tiên trở về Việt Nam. Thời điểm đó, thủ thành số 1 của HLV Park Hang Seo mới chỉ giao tiếp sơ sơ để không hoà nhập được tại HAGL và suýt phải giải nghệ chẳng hạn.

Ngoài lý do kể trên, sự ổn định trong đội hình (đặc biệt với vị trí thủ môn) luôn được HLV Park Hang Seo đề cao. Trên thực tế, trong 2 năm qua bộ khung chính ở tuyển Việt Nam gần như ít thay đổi, thuyền trưởng người Hàn Quốc không dám dùng người mới trừ khi vào thế bí.

Tuyển Việt Nam cần thủ môn giỏi là đương nhiên, nhưng nếu Văn Lâm ổn và những Văn Toản, Tuấn Mạnh, Nguyên Mạnh... tiếp tục giữ được phong độ thì có thêm Filip Nguyễn là tốt mà không cũng... chẳng sao.

Đấy là chưa nói thủ thành này cũng chỉ trở về thi đấu cho tuyển Việt Nam ở vòng loại World Cup 2022, hay các giải đấu FIFA, AFC tổ chức, trong khi những người còn lại luôn sẵn sàng trong mọi trường hợp thì có lẽ ông Park cũng trôi nhanh nỗi buồn.

Video tuyển Việt Nam 0-0 Thái Lan:

Xuân Mơ

 

 

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
Ngày 10/1, tạp chí Physical Review Letters chính thức công bố bài báo tiêu đề “Simultaneous microscopic description of nuclear level densities and radiative strength functions” của nhóm tác giả gồm hoàn toàn người Việt Nam, trong đó 2/3 đang làm nghiên cứu trong nước.

Nhóm tác giả gồm có PGS. TS. Nguyễn Quang Hưng (Trường ĐH Duy Tân), TSKH. Nguyễn Đình Đăng (Viện nghiên cứu Vật lý và Hoá học RIKEN, Nhật Bản), và ThS. Lê Thị Quỳnh Hương (Trường ĐH Khánh Hoà, Nha Trang).

Về nội dung bài báo “Simultaneous microscopic description of nuclear level densities and radiative strength functions”, PGS. Nguyễn Quang Hưng cho biết mật độ mức của hạt nhân nguyên tử (nuclear level density) (MĐM) và hàm lực phát xạ tia gamma (radiative gamma-ray strength function) (HLPX) là một trong những chủ đề nghiên cứu rất quan trọng trong ngành vật lý nói chung và vật lý hạt nhân nói riêng.

Theo ông Hưng, thực tế, khái niệm về MĐM đã được đưa ra từ 80 năm trước bởi Hans Bethe (giải Nobel Vật lý năm 1967), trong khi đó khái niệm về HLPX cũng đã được đề xuất bởi John Blatt và Victor Weisskopf từ năm 1952.

Từ đó tới nay, chủ đề nghiên cứu về MĐM và HLPX là một trong những chủ đề được nghiên cứu rất sôi động trong cộng đồng các nhà vật lý hạt nhân lý thuyết và thực nghiệm. Đặc biệt là từ năm 2000 trở lại đây, nhờ những tiến bộ vượt bậc trong kỹ thuật thực nghiệm, nhóm nghiên cứu vật lý hạt nhân của 2 trường ĐH, ĐH Oslo (Na Uy) và ĐH Ohio (Hoa Kỳ) đã lần đầu tiên trích xuất được cùng một lúc MĐM và HLPX từ phổ phân rã tia gamma của các hạt nhân hợp phần được tạo ra trong cùng một thí nghiệm.

Tuy nhiên, cho tới nay chưa hề có một mô hình lý thuyết vi mô nào có thể mô tả được đồng thời cả MĐM và HLPX.

“Trong công trình nghiên cứu này, lần đầu tiên chúng tôi đã đề xuất một cách tiếp cận vi mô cho phép mô tả đồng thời cả MĐM và HLPX. Kết quả chúng tôi thu được khá phù hợp với số liệu thực nghiệm của nhóm Oslo cho các hạt nhân ytterbium với số khối (tức tổng số hạt neutrons và protons tạo nên hạt nhân) lần lượt là 170, 171, và 172.

Ưu điểm nổi bật trong phương pháp của chúng tôi so với các mô hình lý thuyết trước kia là sự đơn giản, không điều chỉnh các tham số để khớp kết quả tính toán lý thuyết với số đo của thực nghiệm, cũng như thời gian tính toán rất nhanh (chỉ mất khoảng dưới 5 phút cho một lần chạy trên máy tính cá nhân)” – ông Hưng cho biết.

Theo PGS. Nguyễn Quang Hưng, bài báo này có ý nghĩa đặc biệt đối với nghiên cứu vật lý hạt nhân ở Việt Nam bởi chúng ta hoàn toàn có thể thực hiện được các phản ứng tạo hạt nhân hợp phần để từ đó rút ra được thông tin về MĐM và HLPX tương tự như các phản ứng của nhóm Oslo bằng cách sử dụng hai máy gia tốc đã được nhà nước trang bị cho trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐHQG Hà Nội (máy gia tốc tĩnh điện Tandem Pelletron 5SDH-2) và Bệnh viện Trung ương Quân Đội 108 (máy gia tốc vòng Cyclotron IBA 30MeV).

“Bên cạnh những nghiên cứu thực nghiệm hạt nhân này, một nhóm lý thuyết sẽ được phát triển dựa trên mô hình lý thuyết chúng tôi đã đề xuất và có thể sẽ được cải tiến nhiều hơn nữa. Từ đó ở Việt Nam sẽ hình thành một nhóm nghiên cứu vật lý hạt nhân mạnh, bao gồm cả nghiên cứu lý thuyết lẫn thực nghiệm và đặt biệt là hoàn toàn do nội lực” – ông Hưng cho biết thêm.

Tạp chí Physical Review Letters (PRL) được xuất bản từ năm 1958 bởi Hội Vật lý Hoa Kỳ (APS) với hệ số ảnh hưởng (impact factor) 7.654. Theo thông tin giới thiệu về tạp chí, PRL là tạp chí được xếp hạng cao nhất trong ngành Vật lý thế giới.

PRL chuyên đăng tải những công trình nghiên cứu ngắn gọn nhưng chất lượng cao với những kết quả gây được nhiều chú ý với cộng đồng các nhà nghiên cứu về Vật lý. Các công trình công bố trên PRL cung cấp cho người đọc những ý tưởng đột phá cũng như những bước phát triển có tầm ảnh hưởng mạnh nhất trong ngành Vật lý.

Trong lịch sử ngành Vật lý Việt Nam, mới chỉ có duy nhất một bài báo nội lực (tác giả hoàn toàn Việt Nam và đang làm việc trong nước) được công bố trên tạp chí Physical Review Letters năm 2002.

Ngân Anh

" alt="Công trình vật lý hạt nhân của người Việt được đăng ở tạp chí danh tiếng" width="90" height="59"/>

Công trình vật lý hạt nhân của người Việt được đăng ở tạp chí danh tiếng

Sinh ngày 18/10/1950, Terry Gou là một ngôi sao sáng chói của Đài Loan, song tên tuổi của ông trên thế giới lại không nổi tiếng bằng công ty do mình sáng lập, Hon Hai Precision (Foxconn). Đế chế điện tử này dang tuyển dụng hơn 1 triệu người tại Trung Quốc và hàng trăm ngàn lao động khắp nơi, từ Mỹ, Cộng hòa Séc tới Brazil. Foxconn chuyên lắp ráp điên thoại, thiết bị, bao gồm iPhone của Apple. Nếu đang sở hữu một chiếc máy chơi game Sony PlayStation hay máy đọc sách Amazon Kindle, khả năng cao nó đến từ một trong các nhà máy của ông Gou.

Khởi nghiệp bằng 7.500 USD vay của mẹ

Với thành công mà Foxconn đạt được, ông Gou là một trong các doanh nhân Đài Loan được trọng vọng nhất. Ông là một lãnh đạo mạnh mẽ, có thể đàm phán với cả phía Mỹ và Trung Quốc. Năm 1974, ông bắt đầu sự nghiệp của mình bằng 7.500 USD vay của mẹ ở tuổi 23. Cựu thủy thủ sử dụng khoản tiền này để mua máy ép nhựa cho Hon Hai, sản xuất núm vặn để đổi kênh trên các tivi đen trắng của các thương hiệu Mỹ, châu Âu. 

{keywords}
 

Các cuộc khủng hoảng kinh tế cuối thập niên 70, đầu thập niên 80 khiến ông chuyển hướng chú ý sang điện tử. Năm 1980, ông nhận được đơn hàng sản xuất tay cầm game từ Atari, đánh dấu bước ngoặt lớn trong sự nghiệp. Dù vậy, ông biết mình cần học hỏi thêm nhiều nữa và tiến đến các linh kiện công nghệ cao hơn. Hon Hai bắt đầu sản xuất đầu nối và đế tấm mạch in cho máy tính cá nhân vào khoảng năm 1983 nhưng phải vật lộn kiểm soát chất lượng. Khi một nhà sản xuất đầu nối Nhật Bản lâm vào khó khăn tài chính, ông Gou đã tuyển một số nhân viên của họ và học cách làm tốt hơn. Ông thể hiện sự khiêm nhường và chú ý đến từng chi tiết, hoàn toàn không màng đến cái tôi khi yêu cầu sự giúp đỡ từ mọi người.

Để mở rộng hoạt động kinh doanh, đầu những năm 1980, ông thực hiện một chuyến đi kéo dài 11 tháng đến Mỹ. Ông rong ruổi trên chiếc Cadillac đi thuê, ghé thăm các công ty mà không báo trước và cho họ xem đầu nối mà Hong Hai sản xuất giống như một nhân viên tiếp thị tại nhà tận tụy. Không ít lần ông được đón tiếp bằng thái độ thờ ơ, thậm chí bị nhân viên bảo vệ tống ra ngoài cửa song ông không hề nản chí. Tại Raleigh, Bắc Carolina, ông thuê một nhà nghỉ gần nhà máy IBM. Sau 3 ngày quanh quẩn ở đây, ông cũng có được một cuộc hẹn cùng đơn hàng sản xuất đầu nối.

Khiêm nhường, không ngại hỏi

Năng lực của ông trong việc kết hợp nhu cầu thiết bị của người Mỹ với nhân công giá rẻ châu Á thăng hoa cùng với sự mở cửa của Trung Quốc. Trong khi nhiều nhà sản xuất Đài Loan e ngại chuyển sản xuất ra nước ngoài, ông Gou lại mở nhà máy đầu tiên tại Thâm Quyến vào năm 1988. Việc kinh doanh từ đó cũng bùng nổ. Từng nhà máy nối tiếp nhau khai trương, ông Gou trở thành ông chủ lớn nhất cả nước. Những nhà máy của ông lấp đầy lao động trẻ đến từ tỉnh lẻ, có đầy đủ nhà ở, bếp ăn, phòng khám sức khỏe… Ban đầu đặt gần Hong Kong, các nhà máy sau đó trải dài khắp đất nước, bao gồm cả tỉnh Sơn Tây, quê hương của cha mẹ ông.

Foxconn bắt đầu sản xuất khung máy tính để bàn Compaq vào năm 1996. Theo một bài báo trên Nikkei, ông Gou xem đơn hàng của Compaq là một cơ hội đưa công ty đến với mô hình kinh doanh mới. Ông đã mua máy móc từ Nhật Bản nhưng từ đây, những thiếu sót của ông trong lĩnh vực này cũng được bộc lộ. Máy móc đắt hơn số tiên mà Compaq trả, ông đối mặt với viễn cảnh không thể hoàn vốn đầu tư. Chính điều đó thúc đẩy ông mở rộng dịch vụ và bắt đầu bán mô-đun Compaq với đầu nối và linh kiện giá rẻ nhưng không có bộ vi xử lý hay ổ đĩa cứng đắt tiền. Ý tưởng nhanh chóng nhận được sự chú ý từ các hãng khác như HP, IBM và Apple. Cách này giúp các hãng loại bỏ một số bước trong quá trình lắp ráp và giảm chi phí hiệu quả.

Một đột phá công nghệ khác mà Foxconn đạt được đến vào đầu những năm 2000, khi Apple muốn tìm cách sản xuất khung hợp kim nhôm cho máy tính Power Mac. Công ty của ông Gou sẵn sàng làm công việc phát triển để tìm ra giải pháp và giành được lòng tin của Apple. Nhờ vậy, ngày nay Foxconn là đối tác lắp ráp iPhone chính, cùng với hàng loạt sản phẩm khác của “táo khuyết”.

Rộng lượng, nghiêm trang

Là con cả trong gia đình có 3 con trai, ông Gou nổi tiếng vì những hành động vừa rộng lượng, vừa nghiêm túc. Ông từng buộc một giám đốc cấp cao phải đứng yên 10 phút vì câu trả lời không thỏa đáng tại một cộc họp có hàng trăm người, theo một người có mặt. Ông cũng thường tổ chức các cuộc họp kéo dài hàng tiếng đồng hồ và luôn yêu cầu sẵn sàng 24/7, 7 ngày/tuần. Mặt khác, ông lại thưởng lớn nhân viên và giám đốc bằng tiền túi của mình, sử dụng cổ tức từ cổ phiếu ông nắm giữ. 

Ông Gou không còn là người đứng sau cánh gà nữa. Khi cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump kêu gọi đầu tư nhiều hơn vào sản xuất tại Mỹ, ông Gou là một trong những người đầu tiên đáp lại với cam kết xây dựng một nhà máy quy mô 13.000 lao động tại Wisconsin để đổi lấy ưu đãi hơn 4,5 tỷ USD của chính phủ. Được ông Trump gọi là “một trong những thương vụ vĩ đại nhất”, dự án Wisconsin nhận chỉ trích vì trả lương thấp, sa thải đột ngột và môi trường hỗn loạn với các mục tiêu luôn thay đổi.

Năm 2019, ông Gou gây bất ngờ khi thông báo từ chức sau 45 năm tại nhiệm để tranh cử lãnh đạo Đài Loan. Dù vậy, giấc mơ chính trị của ông không thành công ngay vòng bầu cử sơ bộ. Điều khiến ông tự tin như vậy là vì không chỉ là một doanh nhân lớn, ông còn là nhà thiện nguyện hàng đầu Đài Loan. Ông cống hiến phần lớn tài sản để tìm ra phương thuốc chữa bệnh ung thư và một một bệnh viện ung thư tại Đài Bắc năm 2018. Vợ đầu của ông mất vì ung thư vú năm 2005, trong khi em trai qua đời sau khi chiến đấu với bệnh bạch cầu năm 2007.

Ông cho biết đã mơ thấy “nữ thần biển”, người động viên ông tranh cử. Đức tin của ông len lỏi vào các nhà máy, tất cả đều đặt tượng của Tudi Gong, thần đất của Trung Quốc. 

Tuy nhiên, những gì diễn ra tại nhà máy Foxconn đã được đưa ra ánh sáng vào năm 2010, khi hơn 10 công nhân Foxconn tự sát, đặt ra dấu hỏi về cuộc sống tại đây. Trả lời Bloomberg trong năm này, ông thừa nhận ban đầu không xem đây là vấn đề lớn do họ có khoảng 800.000 nhân viên vào thời điểm ấy. “Lúc đó, tôi thấy tội lỗi, nhưng tôi cũng không nghĩ tôi là người chịu trách nhiệm hoàn toàn”, ông Gou nói.

Dù thế nào đi nữa, rất ít nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn đến lĩnh vực sản xuất điện tử như ông Gou. Ông đã xây dựng một đế chế điện tử từ xuất phát khiêm tốn, không ngừng học hỏi và gạt bỏ cái tôi để chạm đến những thành tựu mà ít người có được.

Du Lam

Công ty Trung Quốc tham vọng ‘khuấy đảo’ chuỗi cung ứng Apple

Công ty Trung Quốc tham vọng ‘khuấy đảo’ chuỗi cung ứng Apple

Nằm cách Côn Minh, thủ phủ của tỉnh Vân Nam, 40km, các nhà tuyển dụng đang tranh nhau tìm kiếm hàng chục ngàn công nhân cho nhà máy của Wingtech Technology. 

" alt="Chân dung ông chủ nhà thầu sản xuất iPhone lớn nhất thế giới" width="90" height="59"/>

Chân dung ông chủ nhà thầu sản xuất iPhone lớn nhất thế giới

Hồ Hoài Anh - Lưu Hương Giang là một trong những cặp vợ chồng ca-nhạc sĩ hạnh phúc nhất nhì showbiz Việt. Cả hai kết hôn năm 2009 và có “quả ngọt” với 2 cô con gái là Hồ Khánh An (Mina) và Hồ Tú Anh (Misu). Trong đó, cô con gái lớn Mina nhận được sự chú ý từ công chúng khi thường xuyên xuất hiện cùng bố mẹ trong các sự kiện giải trí từ nhỏ.

{keywords}
 

Mina sinh năm 2011, là con gái đầu lòng của vợ chồng Lưu Hương Giang - Hồ Hoài Anh. Cô bé thừa hưởng nhan sắc từ mẹ với gương mặt bầu bĩnh, mái tóc đen dài cùng sự tự tin, hoạt bát khi giao tiếp.

Do nhạy bén với ngoại nữ nên từ nhỏ Mina có khả năng nói tiếng Anh trôi chảy, phát âm tự nhiên. Những đoạn clip ghi lại khoảnh khắc trò chuyện cùng mẹ hay hát các ca khúc tiếng Anh của cô bé nhận được nhiều lời khen ngợi khen từ cư dân mạng.

Lưu Hương Giang cho biết con gái sống tình cảm, luôn quan tâm bố mẹ bằng những hành động đáng yêu. Những khi phải xa bố mẹ, con gái thường nhờ người nhà quay clip để nói những lời yêu thương hay hỏi thăm, khiến 2 vợ chồng cô xúc động.

Mina giống mẹ Giang nên rất thích thời trang. Mới đây, Lưu Hương Giang tếu táo khoe con gái phối đồ của mẹ như một tín đồ thời trang dù còn nhỏ tuổi. Những hình ảnh Lưu Hương Giang đăng tải ghi lại khoảnh khắc con gái diện những bộ đồ hiệu khiến các đồng nghiệp, khán giả không khỏi bất ngờ. 

Ngoài Mina, vợ chồng nam nhạc sĩ còn có cô con gái út là Misu, tên thật là Tú Anh, sinh năm 2016. Là chị cả nên Mina lúc nào cũng tỏ ra chững chạc và nhường nhịn,chiều chuộng em. Do tiếp xúc với môi trường âm nhạc từ nhỏ nên cả Mina lẫn em gái đều sớm bộc lộ năng khiếu ca hát, nhảy múa. Dẫu vậy, 2 vợ chồng không hướng con theo nghệ thuật mà để các bé phát triển tự nhiên.

Cũng như nhiều bà mẹ, nữ ca sĩ dạy con nghiêm khắc và cứng rắn nhưng đồng thời chú trọng nuôi dưỡng tâm hồn con thông qua việc cùng chơi đùa, trò chuyện, ca hát hay dạy con cách cảm nhận yêu thương.

Những ngày giãn cách xã hội, Hồ Hoài Anh - Lưu Hương Giang cùng các con gắn kết tình cảm. Nữ ca sĩ cùng chồng xem đây là thời gian quý báu để ở bên, vui chơi cùng 2 thiên thần nhỏ.

"Giang và ông xã dù công việc có bận rộn thế nào, cũng dành thời gian bên 2 cô tiên nhỏ Misu và Mina. Đặc biệt là trong giai đoạn 5 năm đầu đời của các bé vì theo các nghiên cứu cho thấy, đây là giai đoạn vàng để có thể giúp con phát triển tối ưu tiềm năng tăng trưởng của mình", nữ ca sĩ chia sẻ cách dạy con.

Clip con gái Lưu Hương Giang - Hồ Hoài Anh nói tiếng anh lưu loát

 

Thúy Ngọc

Con gái 16 tuổi xinh đẹp của 'sao cải lương' Ngọc Huyền

Con gái 16 tuổi xinh đẹp của 'sao cải lương' Ngọc Huyền

Hà Tiên – con gái nghệ sĩ cải lương Ngọc Huyền nhận nhiều lời khen với nhan sắc nhẹ nhàng cùng giọng hát trong trẻo thừa hưởng từ mẹ.

" alt="Gu thời trang sành điệu, nói tiếng anh lưu loát của con gái Lưu Hương Giang" width="90" height="59"/>

Gu thời trang sành điệu, nói tiếng anh lưu loát của con gái Lưu Hương Giang