Lê Hồng Linh, Kỹ sư Phòng Kỹ thuật

时间:2025-01-21 08:52:27 来源:NEWS

Ăng ten định hướng tín hiệu là một trong nhiều chủng loại thiết bị đặc thù Cục Tần số vô tuyến điện sử dụng để kiểm soát,êHồngLinhKỹsưPhòngKỹthuậket qua bong da định hướng, định vị các nguồn phát xạ vô tuyến điện, một trong những nhiệm vụ chính của Cục. Hỏng hóc, sự cố là điều không thể tránh khỏi khi vận hành những loại thiết bị này.

Chiếc ăng ten HE309 được nhập từ Đức do Công ty R&S cung cấp. Mỗi khi hỏng hóc, Cục Tần số bắt buộc phải gửi sang Đức sửa chữa với chi phí không hề nhỏ, hơn 100 triệu đồng.

Hệ thống ăng ten định hướng ADD190 R&S cũng vậy. Thời gian chờ đợi mất 3-6 tháng và tổng chi phí sửa chữa vô cùng lớn, mất 400-500 triệu đồng.

Hàng chục tỷ đồng đã phải bỏ ra cho công tác sửa chữa để Cục Tần số vô tuyên điện đảm bảo sự hoạt động liên tục của hệ thống thiết bị kiểm soát tần số. Những loại thiết bị này đều phải nhập từ nước ngoài, có độ tích hợp cao, không phổ biến, không có sơ đồ mạch do các hãng giữ bí mật về công nghệ nên việc sửa chữa là bị phụ thuộc.

Thế nhưng, đó là câu chuyện của giai đoạn 6 năm trước. Cục Tần số vô tuyến điện giờ đây đã hoàn toàn khác, tự lực, tự chủ hơn về công nghệ và việc sửa chữa chỉ còn tiêu tốn 10% số kinh phí trước đây.

Một trong những người khởi đầu làm nên sự thay đổi ngoạn mục đó là chàng kỹ sư trẻ Lê Hồng Linh, kỹ sư Phòng Kỹ thuật thiết bị, Trung tâm Kỹ thuật. Năm 2012, chiếc ăng ten HE309 đầu tiên được anh sửa thành công với chi phí chỉ 10 triệu đồng. Bộ chấn tử ăng ten định hướng ADD190 hỏng hóc được anh khôi phục với chi phí chỉ 20-30 triệu đồng.

Gần đây nhất, sự cố ở những thiết bị Card CPU, Card Downconverter, Card Synthesizer của hãng TCI - Mỹ đã được anh giải quyết chỉ với 20-30 triệu, thay vì số tiền 300 triệu đồng gửi về Mỹ để sửa.

6 năm qua, mày mò khám phá, hăng say sáng tạo, đến nay, anh Linh đã tự sửa chữa thành công hơn 30 chủng loại thiết bị đặc thù mà Cục Tần số vô tuyến điện sử dụng, giúp Cục tiết kiệm 80-90 % chi phí sửa chữa, tương đương nhiều tỷ đồng. Đồng thời, rút ngắn thời gian sửa chữa xuống chỉ còn vài tuần so với thời gian có thể kéo dài tới 6 tháng, hàng năm như trước.

“Thiết bị ít phổ biến, mình là người hiểu về nó nhất thì phải là người đi đầu làm chủ nó”, suy nghĩ giản dị nhưng chính là khát vọng vươn lên, là động lực mạnh mẽ để Linh và đội ngũ các kỹ sư Cục Tần số vô tuyến điện làm việc mỗi ngày. Nội lực đang ngày càng phát huy, hàng loạt các thiết bị, công cụ “made in Việt Nam” phục vụ cho công tác sửa chữa như các bộ mô phỏng tín hiệu, máy phát tín hiệu… đã lần lượt ra đời tại đây, từ tình yêu và khát vọng bứt phá đó.

Video: Phạm Huyền- Đức Huy

推荐内容