Chúng tôi lấy nhau đã 15 năm chạy chữa nhiều nơi vẫn không thể sinh con được. Tiền bạc cũng cạn kiệt, nên mãi tới năm vợ chồng 45 tuổi, chúng tôi mới quyết định xin con nuôi. Nay cháu đã được 7 tuổi, mà vợ chồng tôi đang gặp khó khăn về kinh tế làm ăn thua lỗ, nợ nần chồng chất. Hai vợ chồng lại hay bệnh tật nữa. Việc tiếp tục nuôi con rất khó, nên chúng tôi có thể trả lại con nuôi cho trại mồ côi được không?Chúng tôi hiểu rằng khi xác định xin con nuôi, anh chị mong muốn được nuôi con khôn lớn và dựa dẫm khi về già. Tuy nhiên, cháu bé mới chỉ 7 tuổi, theo như anh/chị phản ánh là không đủ điều kiện để nuôi con. Suốt 7 năm gắn bó với cháu, chúng tôi nghĩ đã có tình cảm gắn bó. Vậy nên, anh chị hãy suy nghĩ về quyết định của mình. Bởi vì bé chưa đủ tuổi thành niên chưa thể chấm dứt nuôi con thời điểm này.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2019/07/15/16/tra-lai-con-nuoi-cho-tre-mo-coi-duoc-khong.jpg) |
Ảnh chỉ có tính chất minh họa. |
Cơ sở pháp lý: Theo quy định tại điều 25 Luật Nuôi con nuôi 2010, việc nuôi con nuôi có thể bị chấm dứt trong các trường hợp sau:
Con nuôi đã thành niên và cha mẹ nuôi tự nguyện chấm dứt việc nuôi con nuôi; Con nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của cha mẹ nuôi; ngược đãi, hành hạ cha mẹ nuôi hoặc con nuôi có hành vi phá tán tài sản của cha mẹ nuôi; Cha mẹ nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con nuôi; ngược đãi, hành hạ con nuôi; Vi phạm quy định tại điều 13 của luật này”.
Theo như bạn trình bày thì cũng không có dấu hiệu nào cho rằng bạn và chồng vi phạm quy định đến nuôi con nuôi làm căn cứ chấm dứt quan hệ này.
Như việc lợi dụng nuôi con nuôi để trục lợi, bóc lột sức lao động, xâm hại tình dục; bắt cóc, mua bán trẻ em; Giả mạo giấy tờ để giải quyết việc nuôi con nuôi; Phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi; Lợi dụng việc cho con nuôi để vi phạm pháp luật về dân số; Lợi dụng việc làm con nuôi của thương binh, người có công với cách mạng, người thuộc dân tộc thiểu số để hưởng chế độ, chính sách ưu đãi của Nhà nước; Ông, bà nhận cháu làm con nuôi hoặc anh, chị, em nhận nhau làm con nuôi; Lợi dụng việc nuôi con nuôi để vi phạm pháp luật, phong tục tập quán…
Tư vấn bởi luật sư Nguyễn Thị Thanh
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)
Ban Bạn đọc
![Con chưa đủ 18 tuổi mang bầu cha mẹ cuống cuồng gả cưới lại vướng luật](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2019/07/09/16/con-chua-du-18-tuoi-mang-bau-cha-me-cuong-cuong-ga-cuoi-lai-vuong-luat.jpeg?w=145&h=101)
Con chưa đủ 18 tuổi mang bầu cha mẹ cuống cuồng gả cưới lại vướng luật
Cả gia đình tôi đang xào xáo hết cả lên vì chuyện này. Con gái tôi đến tháng 10/2019 mới đủ 18 tuổi mà cháu đã mang bầu được gần 4 tháng.
" alt=""/>Trả lại con nuôi cho trẻ mồ côi được không?
Sáng ngày 5/8, sau khi mang đồ ăn sáng lên cho ba đang cách ly điều trị Covid-19 tại nhà, Phúc quay xuống nói với cô út Thy rằng em nhìn thấy ba rất mệt, mắt đỏ như khóc.Mọi người trong nhà vội gọi xe cấp cứu đưa anh Nho vào viện, nhưng chỉ hai ngày sau anh qua đời. Buổi sáng ngày 5/8 đó là lần cuối cùng Phúc nhìn thấy cha.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2021/09/27/22/noi-buon-chua-nguoi-ngoai-cua-cau-hoc-tro-mo-coi-vi-covid-1.jpg) |
Phúc nhiều lần ôm ảnh cha khóc nức nở |
Nhưng cơn ác mộng Covid-19 chưa dừng lại ở đó với cậu bé 11 tuổi và với cả gia đình trong căn nhà nằm trong con hẻm nhỏ ở đường Đoàn Văn Bơ, Phường 9, Quận 4 TP.HCM.
"Sau khi anh Nho qua đời, cả nhà chúng tôi đều phát hiện nhiễm Covid - ba mẹ tôi, anh chị hai, tôi và con gái, và Phúc nữa. Trong đó, Phúc chỉ bị nhẹ, những người khác cũng dần khỏi bệnh, nhưng ba mẹ tôi đã không qua khỏi.
Sau khi anh Nho mất, ba má tôi gượng được vài ngày thì má phải vào viện. Má tôi nằm viện khoảng một tháng rồi đi. Còn ba tôi sau khoảng 10 ngày phát bệnh ở nhà cũng đã qua đời. Đến giờ, tôi vẫn còn chưa thể hình dung nổi tại sao cơn ác mộng này lại ập xuống gia đình chúng tôi" - chị Thy, cô của Phúc buồn bã kể lại.
Trong hơn một tháng đó, Phúc - trong cơn bấn loạn của gia đình - đã khóc rất nhiều.
Ba Phúc là bảo vệ của một siêu thị ở Nhà Bè, 40 tuổi mới có con và cũng chỉ có mình Phúc, nên cậu bé được ba rất thương yêu. Cứ đi làm về là ba con quấn quít, anh Nho cũng hay đưa . Ông bà nội là người chăm bẵm cho em từ nhỏ, dạy dỗ kèm cặp em học khi ba mẹ bận đi làm kiếm sống. Đột ngột mất đi 3 người gắn bó nhất, Phúc chới với.
"Mẹ của Phúc trước làm thợ may, về quê ở Tiền Giang từ trước khi dịch bùng phát và kẹt ở dưới đó đến giờ chưa lên lại được. Phúc hiện sống với mẹ con tôi.
Trước có ba, có ông bà, lắm khi Phúc còn mè nheo, nhõng nhẽo nhưng từ ngày ba mất rồi ông bà qua đời, cháu tôi như ý thức được hoàn cảnh của mình, rất ngoan và cũng lặng lẽ hơn" - chị Thy nói.
Khi hỏi Phúc về ba, cậu bé chỉ khẽ khàng trả lời "Con nhớ ba" rồi bần thần không nói gì nữa. Nhưng chị Thy kể rằng thời gian trước đây, Phúc thường xuyên xem ảnh hai ba con được lưu trong điện thoại rồi khóc. Chị Thy phải “dọa” xóa hết ảnh đi, cậu bé năn nỉ xin để lại một cái để xem cho đỡ nhớ, và nay lấy hình ảnh đó để cài màn hình.
“Phúc còn nhỏ vậy mà cùng lúc mất đi những người vốn gắn bó nhất với mình nên buồn lắm. Bản thân tôi ngần này tuổi rồi mà đột ngột mất đi ba má, mất đi anh trai, tôi đã bình thường lại được đâu.
Tôi còn phải ẩn cả trang cá nhân của anh tôi trên Facebook, Zalo để cháu không vào xem được nữa. Nhiều đêm Phúc trằn trọc khó ngủ rồi khóc, tôi biết là bé đang rất nhớ ba, nhớ ông bà nhưng đôi khi tôi cũng phải ngó lơ đi, để con giải tỏa được cảm xúc và tự trấn tĩnh lại".
Biết Phúc còn buồn nhiều, vào năm học, chị Thy trao đổi trước với cô giáo chủ nhiệm về hoàn cảnh của em.
"Hàng ngày tôi vẫn kèm Phúc học buổi sáng và làm bài buổi tối, nhưng trình độ của tôi cũng chỉ giúp con được phần nào. Tôi có đề nghị cô chủ nhiệm nếu có vấn đề gì thì nói với tôi để tìm cách giúp cho con vượt qua được quãng thời gian đau buồn này".
Cô giáo Trần Thị Duyên, chủ nhiệm lớp 6A4 Trường THCS Chi Lăng (Quận 4, TP.HCM) cho biết cô cũng rất nóng ruột về hoàn cảnh của cậu trò nhỏ.
"Đây là năm học đầu cấp, cô trò chúng tôi còn chưa được gặp nhau. Hoàn cảnh của Phúc rất buồn và khó khăn bởi mẹ thì ở xa, chị Thy là cô ruột đang chăm sóc em cũng đã thất nghiệp từ đầu đợt dịch và cũng có con đang học lớp 12. Hai vợ chồng bác cả của Phúc cũng đã không có thu nhập từ 4 tháng nay.
Phúc vẫn tham gia học online cùng các bạn nhưng thỉnh thoảng cũng nghỉ, tôi biết em còn chưa thể bình tâm để tập trung học.
Phụ huynh trong lớp cũng đều là người lao động nghèo, không thể hỗ trợ được cho Phúc cũng như một số bạn có hoàn cảnh khó khăn khác trong lớp. Lúc này, tôi cũng chỉ có thể động viên Phúc và gia đình, chỉ mong tới lúc cô trò được trở lại trường, Phúc được gặp gỡ giao lưu với bạn bè, thầy cô thì tâm lý và việc học tập của em sẽ tốt hơn. Và cũng mong các nhà hảo tâm giúp em và gia đình vượt qua giai đoạn gian khó này".
Phương Chi
![Hơn 1.500 học sinh ở TP.HCM mồ côi vì Covid-19](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2021/09/14/14/hon-1-500-hoc-sinh-tp-hcm-roi-vao-canh-mo-coi-do-dich-covid-19.jpg?w=145&h=101)
Hơn 1.500 học sinh ở TP.HCM mồ côi vì Covid-19
Dịch Covid-19 ở TP.HCM, 1.517 học sinh rơi vào cảnh mồ côi. Trong đó, có gần 500 em là học sinh tiểu học.
" alt=""/>Nỗi buồn chưa nguôi ngoai của cậu học trò mồ côi vì Covid