Đổi đầu số không đáng ngại
Ngày 29/05 vừa qua bộ Thông tin và Truyền thông đã thông báo về kế hoạch chuyển đổi thuê bao di động từ 11 số về 10 số. Việc chuyển đổi đầu số này nhằm mục đích đáp ứng xu thế phát triển lâu dài của thị trường viễn thông và yêu cầu phát triển nền kinh tế số như hệ thống điện lực thông minh, y tế thông minh, giao thông thông minh… phục vụ cách mạng công nghiệp 4.0.
Theo báo cáo của các nhà mạng di động, tỉ lệ thuê bao 10 số rời mạng ít hơn thuê bao 11 số. Vì vậy, việc thu hồi lại các thuê bao 11 số sẽ hạn chế được một lượng sim rác nhất định, tăng độ linh hoạt trong kho số của nhà mạng. Tính toán của Cục Viễn thông cho thấy rằng, sau khi chuyển đổi, ta sẽ có thêm được 1 tỷ thuê bao phục vụ quy hoạch phát triển lâu dài và kỳ vọng đáp ứng được nhu cầu phát triển đến năm 2050.
Liên quan đến thông tin các nhà mạng bắt đầu thực hiện đổi đầu số từ tháng 9/2018 và sẽ có khoảng 60 triệu thuê bao 11 số được chuyển sang 10 số. Nhiều người băn khoăn, không biết được rằng cần bao lâu mới có thể thay đổi, chỉnh sửa hết các dịch vụ đã đăng ký bằng số thuê bao 11 số trước đó. Chị Thanh Huyền ở Cầu Giấy (Hà Nội) cho biết: “Tôi dùng sim 11 số được 6 năm nay, tất cả các dịch vụ tôi đều dùng số điện thoại để đăng kí thay cho tên đăng nhập. Giờ chuyển từ 11 số về 10 số thì các tin nhắn dịch vụ ấy báo về đâu? Có quá lộn xộn và rắc rối không?”.
![]() |
Phần lớn người dùng đang tỏ ra e ngại với những bất tiện khi đổi số di động từ 11 sang 10 số, nhưng cũng có những thuê bao có khả năng “trở thành số đẹp” tỏ ra vui mừng với quyết định này. Chị Nguyệt Ánh - một nhân viên kinh doanh tại Vĩnh Phúc chia sẻ: “Ngày trước tôi mua sim này với giá vài triệu đồng, đuôi số rất đẹp, tiếc là 11 số nhưng giờ đã trở thành 10 số thì giá trị của nó sẽ tăng lên 10 lần. Nếu đổi đầu số từ 11 số sang 10 số thì sim đẹp của tôi sẽ có giá trị hơn nhiều”.
Trao đổi với đại diện Tổng công ty Viễn thông MobiFone, nhà mạng này khẳng định việc chuyển đổi đầu số không có gì phức tạp hay gây ảnh hưởng đến liên lạc của chủ thuê bao di động. Thực tế cho thấy, việc chuyển đổi này sẽ giúp người dùng có số điện thoại ngắn hơn, dễ nhớ và tiện lợi hơn. Từ đó góp phần vào việc quy hoạch kho số khi toàn bộ các đầu số 01 sẽ được thu hồi để phục vụ cho các thiết bị Internet vạn vật (IoT) giúp phát triển các loại hạ tầng thông minh.
Hơn nữa, với tâm lý người dùng xưa nay các thuê bao 11 số luôn bị hiểu nhầm là sim rác, các cuộc gọi lạ từ sim 11 số đa phần đều không được nghe máy từ chủ thuê bao. Điều này vô hình chung tạo ra sự bất tiện trong quá trình liên lạc.
Theo thống kê của thị trường mua bán sim tại Việt Nam, sim 10 số và 11 số giống nhau ở 7 số cuối đang có mức chênh giá từ 15 triệu đế 30 triệu đồng. Trong khi sim 11 số có giá từ 3 triệu đến 10 triệu đồng thì sim 10 số tương tự lại ở mức từ 15 triệu đến 50 triệu đồng. Như vậy, giá trị của sim 10 số vẫn luôn có phần nhỉnh hơn sim 11 số.
Nhà mạng nỗ lực vì người dùng
Hiểu được tâm lí khách hàng, các nhà mạng luôn tìm ra những phương án và lên kế hoạch để giúp việc chuyển đổi đầu số của khách hàng diễn ra nhanh gọn và tiện lợi nhất. Đại diện MobiFone cho biết: “Ngày 08/08/2018, MobiFone đã thử nghiệm thành công chuyển đổi mã mạng thuê bao 11 số sang 10 số. Chúng tôi vẫn đang tiếp tục tiến hành thử nghiệm kĩ thuật nội bộ đảm bảo chắc chắn nhất, dự kiến quá trình này kết thúc vào ngày 15/08. Trên cở sở kết quả thử nghiệm thành công, việc chuyển đổi đầu số sẽ được áp dụng chính thức cho khách hàng từ 0h00 ngày 15/09”.
Trong đó, các đầu số của MobiFone sẽ chuyển đổi như sau: các đầu số 0120, 0121, 0122, 0126, 0128 sẽ chuyển lần lượt thành 070, 079, 077, 076, 078. Khi tiến hành chuyển đổi, các nhà mạng như MobiFone sẽ quay số song song (duy trì cả số cũ và số mới) từ ngày 15/09/2018 đến 14/11/2018 và duy trì âm báo bằng tiếng Việt lẫn tiếng Anh.
Việc chuyển từ 11 số sang 10 số được thực hiện theo quy định của Bộ TT&TT nên các nhà mạng sẽ tự động chuyển, chia ra làm nhiều đợt với từng tập thuê bao khác nhau. Các nhà mạng sẽ gửi tin nhắn đến cho khách hàng thông báo số điện thoại mới của mình. Khách hàng không cần thực hiện thêm bất cứ thao tác nào khác.
Đại diện MobiFone cũng chia sẻ: “Sau thời gian thử nghiệm thành công, chúng tôi đã sẵn sàng cho việc chuyển sang đầu số mới. Kế hoạch khai báo, các bước và thứ tự thực hiện, phối hợp giữa các đơn bị trên hệ thống MobiFone toàn quốc sẽ luôn được đảm bảo phối hợp nhịp nhàng và ăn ý. Với những nỗ lực này, chúng tôi tin tưởng sẽ đảm bảo quyền lợi và thông suốt liên lạc cho khách hàng, giúp cho kế hoạch đầu số diễn ra tốt đẹp”.
Ngoài ra, để đáp khách hàng không mất nhiều thời gian chỉnh sửa danh bạ, MobiFone áp dụng đổi đầu số trong danh bạ bằng ứng dụng My MobiFone. Chỉ cần dùng ứng dụng này, khách hàng sẽ đổi được 11 số thành 10 số thay vì ngồi sửa số theo cách thủ công, cả danh bạ hàng trăm số sẽ được đổi hàng loạt. Điều này gần như giải quyết được khó khăn lớn nhất đối với các chủ thuê bao có số điện thoại phải chuyển đổi. Anh Bùi Mạnh Trí (Quận Thanh Xuân) cho biết: “Vấn đề lớn nhất của tôi khi chuyển đổi đầu số chính là làm sao kéo danh bạ từ số cũ sang số mới, rất may đã có app My MobiFone, lo ngại của tôi đã được giải quyết”.
Vũ Minh
" alt=""/>1001 thắc mắc trước khi chuyển thành SIM 10 sốCamera giám sát giao thông
Ngày 8/11, UBND thành phố Nha Trang đã họp về lập đề án xây dựng hệ thống camera thông minh đô thị thành phố Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) đến năm 2025.
Tại buổi họp, đơn vị tư vấn đề xuất trang bị hệ thống camera chủ yếu phục vụ lĩnh vực giao thông (hỗ trợ cho việc áp dụng chế tài vi phạm, xử lý tai nạn, chống ùn tắc, an ninh trật tự).
Lãnh đạo thành phố yêu cầu đơn vị tư vấn khảo sát lại tại các phòng, ban liên quan và một số xã, phường nắm hiện trạng hệ thống camera, từ đó, đề xuất giải pháp tổng thể, phù hợp để có thể khai thác dữ liệu từ hệ thống camera phục vụ cho nhiều lĩnh vực.
Hiện nay, công an thành phố đang quản lý hệ thống camera an ninh với 12 camera ở các giao lộ chính, 22 camera ở các tuyến phố, các khu vực phức tạp về an ninh trật tự và 30 camera giao thông; một số xã, phường cũng đã có hệ thống camera.
" alt=""/>Nha Trang lập đề án xây dựng hệ thống camera thông minhNhà mạng sắp thử nghiệm 5G và triển khai chuyển mạng giữ nguyên số
Việt Nam sẽ sớm triển khai 5G, đưa tốc độ mạng lên 10Gbps
Muốn trở thành cường quốc kinh tế, Việt Nam phải là cường quốc an ninh mạng
Ngày 5/11, tại thành phố Dubai (Các tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất - UAE), Hội nghị Toàn quyền (PP-18) của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) đã tiến hành phiên bầu cử thành viên Ủy ban Thể lệ vô tuyến (RRB) nhiệm kỳ 2019 - 2022.
Ứng cử viên của Việt Nam, ông Đoàn Quang Hoan, Nguyên Cục trưởng Cục Tần số VTĐ (Bộ TT&TT) đã xuất sắc tái trúng cử vào Ủy ban này với số phiếu 167/179.
Đây là lần thứ 2 Việt Nam có đại diện trong Ủy ban Thể lệ vô tuyến của ITU. RRB là cơ quan quan trọng của ITU, chịu trách nhiệm đưa ra hướng dẫn thực thi Thể lệ thông tin vô tuyến và xử lý các tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng tần số/quỹ đạo vệ tinh giữa các quốc gia.
![]() |
Ông Đoàn Quang Hoan - Nguyên Cục trưởng Cục Tần số VTĐ (Bộ TT&TT) đã xuất sắc tái trúng cử vào Ủy ban Thể lệ vô tuyến (RRB) của ITU nhiệm kỳ 2019 - 2022. |
Ủy ban Thể lệ thông tin vô tuyến là cơ quan chuyên môn quan trọng, có tiếng nói ảnh hưởng đến quyền lợi của các nước trong quá trình giải quyết các nghiệp vụ vô tuyến như đăng ký quỹ đạo vệ tinh, phối hợp tần số.
Theo quy định của Hiến chương ITU, Ủy ban Thể lệ Thông tin vô tuyến gồm 12 thành viên được bầu từ các ứng cử viên do các quốc gia thành viên đề cử. Việc đề cử này được thực hiện theo nguyên tắc phân bổ công bằng dựa trên địa lý giữa các vùng trên thế giới và được bầu trực tiếp tại hội nghị Toàn quyền của ITU.
Việc bầu chọn thành viên của RRB nhiệm kỳ 2019 - 2022 được tiến hành theo hình thức bỏ phiếu kín bởi các nước thành viên của ITU. Tham gia vòng bỏ phiếu trong phiên toàn thể ngày 5/11/2018 có 179 quốc gia tiến hành bỏ phiếu. Đoàn Việt Nam cũng tham dự hội nghị với ông Phan Tâm - Thứ trưởng Bộ TT&TT làm trưởng đoàn.
![]() |
Đoàn Việt Nam tham dự hội nghị Toàn quyền (PP-18) của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) với ông Phan Tâm - Thứ trưởng Bộ TT&TT làm trưởng đoàn. |
Trong nhiệm kỳ 2015-2018, dù mới chỉ là lần đầu tiên tham gia RRB, đại diện của Việt Nam đã để lại nhiều dấu ấn với việc giúp nâng cao hiệu quả hoạt động và chất lượng các quyết định của RRB.
Ông Đoàn Quang Hoan, đại diện Việt Nam tại RRB cũng tham gia vào việc giải quyết các yêu cầu mở rộng thời hạn phóng vệ tinh, tranh chấp về tần số/quỹ đạo không được sử dụng theo quy định hay vấn đề can nhiễu giữa các quốc gia.
Các đóng góp của ông Đoàn Quang Hoan được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao. Việc trúng cử vào RRB chứng minh định hướng đúng đắn của Việt Nam khi tham gia tích cực vào ITU và hiện thực hóa mục tiêu tham gia sâu rộng tại các tổ chức quốc tế.
Trọng Đạt
Những chiếc vệ tinh Made in VietNam sẽ lần lượt được phóng lên quỹ đạo vào cuối năm 2018 và đầu năm 2020. Nhiều vệ tinh khác cũng đang được Trung tâm Vũ trụ Việt Nam phát triển nhằm hiện thực hóa giấc mơ làm chủ không gian.
" alt=""/>Việt Nam tái cử ủy ban Thể lệ vô tuyến của Liên minh Viễn thông Quốc tế