Trần Hà Bảo Phương và Ngô Mỹ Linh đều là học sinh lớp 9 trường Quốc tế Liên Hợp Quốc UNIS Hà Nội. Sau một chuyến đi thiện nguyện, hai em đã nảy ra ý tưởng làm dự án “Speak your dream” (Hãy nói ước mơ của bạn).Dự án là tâm huyết của hai nữ sinh và các bạn với mong muốn thay đổi cách nhìn của phụ huynh về lứa tuổi học trò - lứa tuổi đầy ước mơ và hoài bão.
|
Trần Hà Bảo Phương với dự án thiện nguyện mong muốn các bậc cha mẹ thay đổi cách nhìn về mơ ước của con trẻ. |
“Nghỉ hè, em cùng nhóm thiện nguyện lên Hoà Bình để tặng sách cho các em nhỏ. Bởi, làng của các em quá nghèo, sách giáo khoa còn phải mượn các trường khác, không có sách để đọc. Khi tiếp xúc với các em nhỏ, có một cô bé nói với em thích làm nhà báo, nhưng cũng không dám ước mơ. Cô bé đó bảo, nhà nghèo, bố mẹ không ủng hộ, không có cơ hội đi học thì ước mơ làm gì”, Bảo Phương kể.
Sau chuyến đi đó, Bảo Phương về lại trường nhưng lòng đầy trăn trở, Phương nhớ tới nụ cười, ánh mắt rạng ngời khi nghĩ tới ước mơ nhưng lại trầm buồn trở về thực tại nghèo khó của cô bé đó.
“Thực sự em thấy thương các em nhỏ ở đó vô cùng, em đã hứa với chúng năm sau sẽ tới. Đúng lời hứa năm sau em tới Hoà Bình thật nhưng cũng là năm cuối cùng cô bé đó được tới trường, em ấy chỉ được học hết lớp 5”, Bảo Phương chia sẻ.
Tháng 5 vừa qua, Phương đã lên ý tưởng dự án "Hãy nói ước mơ của bạn" như một lời hứa hoàn thành ước nguyện cho em nhỏ ở Hoà Bình, cũng là để lan toả sức mạnh của ước mơ tới nhiều người, nhất là những bậc phụ huynh. Bởi phụ huynh chính là rào cản để các em nhỏ không dám ước mơ, không dám phát triển tự nhiên.
“Thay vì cho các em phát triển tự nhiên, thì phụ huynh lại quá bao bọc con cái, cố gắng định hướng giúp đỡ con cái nhưng theo cách mà họ muốn. Chính vì thế chúng em nghĩ rằng, cuối năm nay sẽ tổ chức một buổi hội thảo với giáo sư người Malaysia và chuyên gia tâm lý để chia sẻ với các phụ huynh, làm thế nào để họ vừa làm cha, làm mẹ nhưng cũng nên làm bạn với con cái và giúp đỡ chúng, thay vì áp đặt mong muốn bản thân mình lên con trẻ”, Bảo Phương chia sẻ.
|
Trần Hà Bảo Phương và các bạn cùng thực hiện dự án. |
Bảo Phương cũng cho biết, một số bạn mà em từng gặp thường tâm sự rằng: “Tớ thích làm nghề này nhưng bố mẹ tớ không ủng hộ vì không thể làm được”.
Bảo Phương cho rằng, thành công không chỉ gói gọn trong một chữ “tiền”, mà đó có thể là những suy nghĩ, kinh nghiệm các em có thể tích luỹ được, không chỉ là làm nghề này vì bố mẹ bắt buộc mà phải có sự đam mê mới bền vững được. Làm nghề gì cũng phải có tâm mình trong đó.
Trong khi đó, Ngô Mỹ Linh chia sẻ, em cũng là người mà chính bố mẹ từng không ủng hộ ước mơ của mình - trở thành chuyên gia tâm lý.
"Khi em nói chuyện với mẹ, mẹ hơi buồn vì nghĩ nghề đó không thể kiếm ra tiền. Khi bạn Phương đưa ra ý tưởng cho dự án này, em ủng hộ nhiệt tình và hối thúc bạn làm nhanh vì em hiểu tâm lý đứa trẻ khi bố mẹ không thích điều chúng muốn", Linh tâm sự về câu chuyện của mình.
Trần Hà Bảo Phương và bạn bè thân thiết của mình quyết định tổ chức dự án “Speak your dream” tại Hà Nội thay vì chỉ đi ra vùng ngoại ô, xa xôi.
Về kinh phí, Bảo Phương cho biết, ban tổ chức sẽ đi bán nước, vòng tay, bánh kẹo. Những thành viên và cộng tác viên của dự án sẽ cùng tham gia và hỗ trợ những buổi đi bán như vậy.
Chi tiền triệu thuê sinh viên ngắt nụ hoa
Mỗi nhà vườn trồng hoa cúc ở Đà Nẵng chi khoảng 2 triệu đồng một ngày để thuê người ngắt bớt nụ hoa để kịp bán dịp Tết Kỷ Hợi 2019.
" alt=""/>2 nữ sinh lớp 9 với dự án thiện nguyện đáng nể
|
Hẻm nhỏ dẫn vào căn nhà nơi nghệ sĩ Trấn Thành sử dụng để làm bối cảnh chính trong phim Bố già. |
Mang tiếng cười, thu nhập đến cho người dân
Thấy người lạ dừng xe phía trước con hẻm cũ kỹ, nhà hoang rách nát, cô Tâm (70 tuổi, ngụ cù lao Nguyễn Kiệu, Quận 4, TP.HCM) dừng bán nước, chạy ra hỏi thăm, chỉ đường. Cô Tâm nói, mấy ngày nay, con hẻm tại cù lao này trở nên nổi tiếng, được nhiều người đến tham quan.
“Hẻm này, Trấn Thành, Ngô Thanh Vân mới đến đóng phim. Căn nhà của Ba Sang (nhân vật chính trong phim Bố già) sâu trong hẻm. Trấn Thành đóng ở đó cả tháng. Đoàn làm phim cũng thuê quán tôi để quay nữa”, cô Tâm chia sẻ.
Cũng theo bà, nơi đây đang được giải toả, không còn mấy hộ ở lại. Cả hẻm hơn phần nửa là nhà nát, không cửa, không mái, tường gạch vỡ nát. Thế nhưng, hẻm lại trở thành “phim trường” lý tưởng của nhiều đoàn làm phim.
“Đoàn phim đến, họ mang theo sự tấp nập, náo nhiệt và cả thu nhập nữa. Như phim Bố giàvừa rồi, họ thuê quán của tôi làm bối cảnh chợ, trả tiền rất sòng phẳng và tình cảm. Đã thế, tôi còn bán nước được nhiều hơn mọi ngày nên có thêm thu nhập”, bà Tâm nói.
|
Bà Mai cho biết, cù lao Nguyễn Kiệu được nhiều đoàn phim tìm đến để đóng phim. |
Cách đó không xa, bà Mai cũng hồ hởi khi nghe có khách đến tìm hiện trường các cảnh quay phim Bố già. Bà nói, những ngày đoàn phim lưu lại đây vui lắm, không ai thấy phiền hà gì cả.
“Xóm cù lao thường bị ngập nước vào thời điểm triều cường. Đợt Trấn Thành quay phim, triều cường lên, họ quay cảnh ngập nước thực tế. Đoàn làm phim cũng mượn, thuê nhà người dân ở đây để quay phim nữa”, bà Mai nhớ lại.
Ngồi trước hiên nhà, bà Hai tự hào khoe rằng, bà được nghệ sĩ Trấn Thành cùng ê-kíp mượn căn nhà đơn sơ, bé nhỏ của mình đóng cảnh đứa trẻ từ trong nhà chạy ùa ra hẻm. Bà nói rằng, đoàn làm phim còn mượn mấy cái lu nước để dựng bối cảnh nhà của ông Ba Sang.
|
Cận cảnh căn nhà của Ba Sang trong phim Bố già. |
Càng gần khu vực được chọn làm bối cảnh nhà nhân vật Ba Sang, người dân hẻm “Bố Già” càng háo hức khi có người hỏi thăm. Người dân tại đây cho biết, một số người dân trong hẻm đã có những đóng góp nho nhỏ vào các phân đoạn của bộ phim. Sau khi hoàn tất công việc, họ đều được đoàn làm phim trả công, gửi quà.
Cô Nguyệt, người được nghệ sĩ Trấn Thành cùng ê-kíp thuê chiếc xe máy, mũ bảo hiểm để hoá thân vào nhân vật Ba Sang kể: “Các nghệ sĩ hoà đồng lắm. Họ cần gì đều hỏi thuê, mượn và trả phí đầy đủ. Nhờ vậy, chúng tôi có thêm được thu nhập…”.
Ngoài ra, một số người dân tại đây cũng được đoàn làm phim chọn làm diễn viên quần chúng, thuê hỗ trợ các công việc khác với mức thù lao xứng đáng. Thế nên, khi có thông tin nghệ sĩ Trấn Thành và ê-kíp hờ hững, không gần gũi với người dân tại hẻm, họ rất bức xúc.
“Ở đây người đàng hoàng mới được quay phim”
Người dân tại đây cho biết, các thông tin nói Trấn Thành lạnh lùng, không quan tâm, không gửi lời cám ơn bà con trong hẻm khiến họ cảm thấy bị tổn thương. Bởi, những ngày đoàn phim lưu lại, người dân không chỉ có niềm vui mà còn có thêm thu nhập.
|
Cô Giang, người được ê-kíp phim Bố Già thuê dàn karaoke để đóng phim. Cô Giang nói, đoàn phim rất thân thiệt, chuyên nghiệp. |
“Các thông tin nói Trấn Thành không gần gũi người dân là không đúng, ảnh hưởng đến chúng tôi rất nhiều. Tôi không hiểu sao lại có người nói như thế bởi trên thực tế, chúng tôi rất quý mến Trấn Thành và các nghệ sĩ, diễn viên trong ê-kíp phim Bố già. Ngược lại, họ cũng rất thân thiện, dễ mến. Dân ở cù lao này hiền không hiền, dữ không dữ nhưng người đàng hoàng mới được vào đây quay phim”, một người phụ nữ bức xúc cho biết.
Cùng quan điểm, cô Thủy, người được đoàn phim chọn làm diễn viên quần chúng kể: “Tôi được mời đóng vai quần chúng, chỉ việc ngồi nói chuyện bình thường như mọi ngày mà được trả 200 nghìn đồng. Đã thế, tôi còn được đối xử như người trong đoàn, diễn viên ăn uống cơm nước thế nào, tôi cũng được như thế. Quay xong, tôi còn được họ tặng quà nữa”.
Đứng bên cạnh người hàng xóm, cô Hà cũng tự hào khoe được tham gia đóng vai quần chúng và nhận định, đoàn phim Bố giàrất chuyên nghiệp, tình cảm. Bà cũng dành nhiều tình cảm cho diễn viên Trấn Thành và cho biết, nam nghệ sĩ thực sự rất gần gũi, vui tính.
|
Chiếc xe và mũ bảo hiểm của Ba Sang sử dụng được đoàn phim thuê của người phụ nữ này. Bà cho biết, ê-kíp phim “rất dễ thương và sòng phẳng”. |
Nghe cô Hà khen nam nghệ sĩ, bà Giang, người được đoàn phim thuê dàn karaoke gia đình cũng gật gù đồng ý. Bà kể: “Nói Trấn Thành không tình cảm là không đúng. Không kể chuyện Trấn Thành cùng ê-kíp sòng phẳng trong việc thuê nhà, vật dụng đóng phim, ngay cả những việc rất nhỏ, Thành cũng quan tâm”.
Bà Hà kể thêm rằng, lúc thuê nhà người dân để đóng phim, thấy nhà bên cạnh có con chó bị bệnh, Trấn Thành cũng cho tiền để người nhà đem đi chữa, thuốc thang.
“Hôm dựng hàng rào sắt cho nhà ông Ba Sang, ông được thuê không may đứt tay, Thành và ê-kíp cũng hỏi han, lo tiền thuốc thang… Đóng phim đầu tắt mặt tối, chưa biết lỗ lãi thế nào nhưng Thành và đoàn làm phim vẫn rất vui vẻ và lo lắng cho người dân”, bà nói thêm.
|
Cô Hà, người được đoàn phim mời làm diễn viên quần chúng, được đoàn phim đối đãi tử tế. |
“Mỗi khi các đoàn phim đến, họ không chỉ mang lại niềm vui, sôi động cho chúng tôi mà còn giúp tôi có thêm ít thu nhập. Thế nên không có chuyện chúng tôi khó chịu, cảm thấy phiền hà”, một người dân nói thêm.
Cô Mai khẳng định: “90% người dân ở đây rất yêu quý đoàn phim Trấn Thành nhưng 9 người 10 ý, sẽ có người không thích. Tôi thấy họ cư xử đàng hoàng, chuyên nghiệp nhất trong các đoàn phim đến đây. Nếu phim Trấn Thành lỗ, chắc không có ai biết đến xóm tôi, cũng không có những thông tin tiêu cực”.
Xem thêm video: Cuộc sống ở hẻm nhỏ, nơi Trấn Thành và đoàn phim Bố già 'đóng đô'
Bài, ảnh:Nguyễn Sơn
Cuộc sống ở hẻm nhỏ, nơi Trấn Thành và đoàn phim Bố già 'đóng đô'
Con hẻm cũ kỹ với những căn nhà đổ nát, bỏ hoang trở nên nổi tiếng khi trở thành bối cảnh chính của bộ phim Bố Già do Trấn Thành và ekip sản xuất.
" alt=""/>Dân 'hẻm Bố Già': Người đàng hoàng mới vào được đây quay phim
Chúng tôi là cặp vợ chồng trẻ, mới lấy nhau và chưa có con. Hiện tại, cả tuần nay, hai đứa không nói với nhau câu nào, tất cả bắt nguồn từ chứng nghiện mua sắm của vợ tôi.Khi về chung một nhà, bắt đầu làm nội thất, cô ấy đã yêu cầu đóng riêng 3 cái tủ cao ngất để chứa đồ cá nhân: Quần áo hàng trăm bộ (tôi nói không ngoa chút nào), tủ giày của chúng tôi thì cô ấy chiếm gần hết, tôi chỉ có 3 đôi khiêm tốn xếp một góc. Nước hoa và mỹ phẩm, túi xách... cũng chất nguyên một tủ.
|
Ảnh: Đức Liên |
Với lượng quần áo như vậy, cô ấy không thể sử dụng hết. Tôi thấy rất nhiều thứ còn nguyên mác xếp trong tủ. Ấy vậy mà có lúc, vợ tôi vẫn đứng ngẩn người ra rồi bảo: Chẳng biết mặc cái gì.
Tuần nào, cô ấy cũng mua ít nhất 1 cái áo, váy mới, không thì lại thỏi son hay kem dưỡng... Tôi không phải là người để ý và không hề biết nếu như cô ấy không có sở thích khoe đồ mới. Khi có quần hay áo mới, hôm sau, cô ấy sẽ mặc và hỏi tôi có đẹp không. Thật ra, đó là việc rất đáng yêu nhưng tần suất quá nhiều khi tuần nào ít thì 1 lần, nhiều thì vài ba lần vợ tôi lại khoe đồ mới.
Tôi không khắt khe chuyện chi tiêu, nhưng với cách tiêu tiền như vậy, thấy rất lãng phí. Mọi lần tôi cũng không nói gì, nhưng hôm qua, cô ấy mang về một chiếc túi, hỏi ra thì cô ấy bảo 10 triệu đồng. Tôi thấy xót tiền vì cả một tủ toàn túi và mỹ phẩm cô ấy dùng bao giờ cho hết.
Thu nhập của chúng tôi không tệ, nhưng cũng cần tích lũy, nhất là trong thời điểm dịch Covid-19, ảnh hưởng kinh tế cũng không phải là nhỏ. Tôi thấy không thoải mái đã hơi nặng lời, bảo cô ấy bớt mua sắm đi, túi 10 triệu đồng rất tốn tiền, tiêu pha hoang phí.
Thế là cô ấy nổi nóng và bảo: "Giờ trẻ không đẹp, không diện, để đến lúc già xấu thì cần gì?". Cô ấy cho rằng tôi hẹp hòi, ích kỷ. Thật lòng, tôi không soi xét về tiền bạc, nhưng tiêu gì thì nên hợp lý. Tôi không thể đồng tình với thói mua sắm điên cuồng của cô ấy. Liệu tôi có quá khắt khe không? Các anh chồng cho tôi hỏi, vợ các anh có nghiện mua sắm như vợ tôi không?
Độc giả giấu tên(Hà Nội)
Người thứ ba ghen ngược và chiêu đối phó của vợ
Lâu lâu tôi lại lén kiểm tra điện thoại chồng, tôi không còn thấy tiểu tam nhắn tin và tên cô ta cũng không còn trong danh sách bạn bè của chồng nữa.
" alt=""/>Làm thế nào để 'cai' chứng nghiện mua sắm của vợ?