"Dân công nghệ" Việt Nam đã thành công trong việc cắt nhỏ SIM điện thoại thường để biến thành microSIM (có thể gắn vào iPad) và chiếc iPad 3G đã có thể hoạt động trơn tru với mạng 3G Việt Nam.
Có thể sử dụng mạng 3G tại Việt Nam trên iPad 3G
Sáng 3/05, dân công nghệ tại Việt Nam bắt đầu xôn xao khi chiếc iPad 3G đầu tiên phiên bản 16GB xuất hiện tại Hà Nội. Chiếc iPad này sau đó đã xuất hiện trên một tờ báo điện tử trong nước và điều khiến mọi người chú ý là việc tờ báo này khẳng định có thể cắt sim điện thoại thường của nhà mạng trong nước như Mobifone, Vinaphone, thành kích thước nhỏ bằng microSIM gắn vào iPad là có thể truy cập 3G bình thường.
Đến trưa ngày 3/05, việc iPad 3G có thể sử dụng được mạng 3G trong nước được khẳng định chắc chắn hơn, khi những chiếc iPad 3G phiên bản 32GB đầu tiên tại Việt Nam xuất hiện tại quán cà phê Tinh Tế ở TPHCM. Nhìn chung, iPad 3G có thiết kế hoàn toàn giống với những chiếc iPad Wi-Fi đã xuất hiện tại thị trường trong nước trong thời gian qua. Điểm khác biệt là ở những chiếc máy mới này có thêm một miếng dán màu đen ở đỉnh mặt sau máy, nó được xem là có tác dụng để thu phát sóng 3G, ngoài ra ở cạnh bên của máy còn có thêm khe cắm microSIM để người dùng có thể gắn SIM điện thoại vào trong máy. Trong quá trình dùng thử chiếc iPad mới này, quản trị diễn đàn tinhte.com, cùng những người đam mê công nghệ trong nước đã tiến hành cắt SIM của nhà mạng Viettel bằng kích thước microSIM gắn vào chiếc iPad và kết quả cũng cho thấy, người dùng có thể truy cập vào 3G bình thường mà không phải dùng chương trình, hay thao tác nào để Unlock nó.
Như vậy, có thể khẳng định iPad 3G hoàn toàn có thể sử dụng được SIM của các nhà mạng Việt Nam và những ai đam mê, muốn sắm cho mình một chiếc iPad 3G để phục vụ cho công việc, cũng như học tập, hoàn toàn có thể an tâm về điều đó.
Không chỉ nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, những người yêu ảnh hẳn không còn xa lạ với loại máy DSLR. Đây là loại máy ảnh thông dụng cho ra những bức ảnh đẹp đầy tính nghệ thuật. Với giá thành không còn quá cao như trước đây, nhiều người yêu ảnh đã có khả năng mua được một chiếc máy DSLR.
Song để việc đầu tư là xứng đáng và hiệu quả, bạn cần biết một số điều về loại máy ảnh này.
Tại sao lại là máy DSLR?
Bạn quyết định mua một chiếc máy ảnh kỹ thuật số mới và xác định là máy DSLR. Nhưng chắc hẳn vô số dòng máy với những chức năng khó hiểu sẽ khiến bạn bối rối khi lựa chọn. Đừng hoảng sợ, bài viết này sẽ giúp bạn chọn một chiếc máy ảnh DSLR phù hợp, dù cho bạn là người đã từng chụp ảnh hay mới lần đầu tiên tìm hiểu về loại máy này.
Trước khi đề cập vào vấn đền chính, ta dừng lại một chút cho câu hỏi nhỏ mà quan trọng: tại sao bạn lại thích máy DSLR trong khi một chiếc máy kỹ thuật số thông dụng nhỏ gọn hơn nhiều mà giá thành rẻ? Câu trả lời có thể được gói gọn trong 2 cụm từ: tính đa năng và chất lượng ảnh.
Tính đa năng không chỉ là bạn có thể thay đổi ống kính và gắn vào các loại phụ kiện – từ những thứ căn bản như flashgun và thiết bị điều khiển từ xa cho đến những phụ kiện chuyên dụng cho phép máy SLR bắt được tất cả mọi vật, từ những con côn trùng bé tin hin cho đến những vì sao xa tít tắp. Tính đa năng còn là sự linh hoạt tiện dụng khi chụp ảnh có được nhờ vào điều khiển cao cấp và các chi tiết chất lượng vượt bậc.
Từ đó nảy sinh cụm từ thứ 2: chất lượng ảnh. Trong một ngày ánh sáng đẹp thì sự chênh lệch giữa một chiếc máy ảnh compact tốt và một chiếc DSLR là không đáng kể; cả hai đều cho ra những bức ảnh sắc nét, màu sắc rạng rỡ mà không cần quá nhiều kỹ năng chụp. Nhưng khi độ khó tăng lên một chút, như chụp ảnh trong ánh sáng yếu, chụp những cử động nhanh trong các môn thể thao hoặc động vật hoang dã, hay là khi bạn muốn thử nghiệm với độ sâu của anh thì rõ ràng máy DSLR với bộ cảm biến rộng và nhạy hơn có ưu thế hơn hẳn.
Hiện tại giá máy đã giảm đi khá nhiều nên việc sở hữu loại máy “cao cấp” này không còn quá khó nữa.
Máy SLR là gì?
Thiết kế kỹ thuật cơ bản của SLR về căn bản là không thay đổi qua nửa thế kỷ nay. “Single Lens Reflex” (phản xạ một ống kính) để chỉ tấm gương di chuyển được, đặt giữa ống kính và phim/sensor để chiếu hình ảnh thấy được qua ống kính lên màn ảnh mờ để người chụp lấy nét.
Như lược đồ trên, tấm gương bên trong SLR phản chiếu hình ảnh tạo thành bởi ống kính (lens) lên ống ngắm (qua màn ảnh và lăng kính). Khi bức ảnh được chụp, tấm kính hạ xuống để ánh sáng đi trực tiếp vào sensor/phim. Tấm kính sẽ được nhấc lên để ngắm.
Bạn cần gì?
Đứng trước rất nhiều dòng máy DSLR với đủ loại mức giá, bạn cần suy nghĩ nghiêm túc về việc mình thực sự cần gì ở một chiếc máy ảnh. Bạn muốn sự đơn giản dễ dùng giống như máy compact hay bạn thuộc loại nhiếp ảnh gia muốn tận dụng tất cả các chức năng của chiếc máy ảnh. Có nhiều dòng máy DLSR có các chế độ chụp nhanh trong khi các dòng khác thì không. Bạn có hay chụp ảnh thể thao hay thiên nhiên không? Nếu có thì bạn cần chiếc máy ảnh có tốc độ chụp nhanh và có thể là với khổ sensor nhỏ hơn.
Nếu bạn phải chụp trong ánh sáng rất yếu bạn sẽ cần tìm chiếc máy ảnh có thông số ISO cao và dễ ổn định. Nếu bạn thường xuyên chụp ảnh studio, chân dung hoặc macro, tốt hơn hết là chiếc máy có chức năng ngắm ảnh sống “live view” chất lượng.
Cuối cùng, có rất nhiều băn khoăn rất thực tế, thân máy có khả năng chống mưa chống nắng không? Kích thước và trọng lượng của máy có quan trọng đối với bạn? Bạn có cần các loại ống kính chuyên dụng và các loại phụ kiện khác? Không phải hệ thống máy ảnh nào cũng sử dụng chung một loại ống kính và không phải máy ảnh nào cũng tương thích với các loại phụ tùng chuyên dụng.
Cũng đừng quên rằng hầu hết các máy DSLR chấp nhận được nhiều loại ống kính và phụ kiện được thiết kế dành cho máy phim SLR (từ cùng một nhà sản xuất), vì thế nếu bạn có ý định đầu tư nghiêm túc vào một dòng máy phim, bạn cũng có thể tái sử dụng các loại phụ kiện đi kèm khi chuyển sang dùng máy kỹ thuật số.
Kích thước của bộ cảm biến
Trước hết là kích thước của bộ cảm biến (sensor) CCD hay CMOS được dùng để chụp ảnh. Mặc dù sự khác nhau là không nhiều, trên thực tế tất cả các sensor của DSLR đều vừa với 3 loại kích thước (thứ tự thấp dần): Full Frame, APS-C và Four-Thirds. Kích thước sensor không quan trọng như nhiều người nghĩ, nhưng cũng có một số điều cần lưu ý. Thứ nhất là “crop factor” (hệ số cúp nhỏ). Như lược đồ bên dưới, khi sensor nhỏ hơn thì khu vực nó chụp được cũng nhỏ hơn, kết quả là bức ảnh trông như được chụp với độ dài tiêu cự dài (hơn 1.5 hay 1.6 lần với APS-C, hơn 2 lần với Four-Thirds).
Hệ số cúp nhỏ không phải là vấn đề lớn đối với hầu hết người dùng, trừ một số trường hợp. Nếu bạn mua máy DSLR để thay thế cho dòng máy phim bởi bạn đã có rất nhiều loại ống kính, bạn cần chú ý rằng trừ phi bạn mua máy full frame, tất cả các loại ống kính sẽ cho ra kết quả rất khác nhau trên chiếc máy mới.
Với ảnh chụp từ xa, ống kính sẽ hoạt động hiệu quả hơn. Mặc khác, hệ số cúp nhỏ cũng làm cho ống kính góc rộng không còn có vẻ gì là cho ra góc rộng. Tuy nhiên, có rất nhiên dòng ống kính dành riêng cho máy kỹ thuật số với sensor nhỏ hơn.
3 loại kích cỡ sensor thông dụng nhất: full frame, APS-C và Four-thirdes. Sensor nhỏ hơn sẽ “cúp” cảnh và làm cho ống kính giống như là có tiêu cự dài hơn. |
Vậy thì loại nào phù hợp với bạn? Mỗi loại có một ưu điểm và khuyết điểm riêng. Và nếu bạn định xây dựng cả một hệ thống DLSR từ con số không thì bạn không cần phải quá quan trọng vấn đề này.
Trong chụp ảnh thể thao và thiên nhiên, sensor càng nhỏ thì zoom lại càng lớn. |
Khổ DSLR lớn nhất (và cũng đắt nhất) là full frame (được gọi như vậy vì sensor có cùng kích thước với khổ phim 35mm). DSLR với sensor full frame có ống ngắm lớn nhất, sáng nhất vì không có hệ số cúp nhỏ nên thường được chọn bởi các nhiếp ảnh gia nâng cấp từ máy phim SLR và đã có sẵn các loại ống kính góc rộng đắt tiền.
Với các điều kiện tương đồng, sensor càng lớn thì càng cho ra những bức ảnh đẹp trong điều kiện sáng yếu và nhạy cảm. Mặt khác, máy ảnh full frame lại khá to và đắt tiền, vì thế ta chỉ có thể lựa chọn được từ một vài dòng máy. Bạn cũng có thể không có độ dài tiêu cự giống như máy ảnh với sensor nhỏ hơn khi chụp ảnh từ xa.
Sensor càng lớn thì càng dễ làm nhỏ độ sâu trường ảnh. Nói chung, sensor lớn cho phép bạn điều chỉnh độ sâu trường ảnh mong muốn. |
APS-C hiện tại là khổ thường được dùng nhất, các dòng máy Canon, Nikon, Pentax và Sony đều dùng loại này. Với hệ số cúp nhỏ 1.5x hay 1.6x bạn cần sử dụng ống kính chuyên dụng để có hiệu ứng góc rộng đúng, nhưng nhìn chung thì khổ sensor này sẵn có và rẻ hơn so với full frame. Bộ ống kính dùng cho máy ảnh APS-C tương đối tốt, cho phép zoom xa gần và chụp góc rộng.
Sự khác nhau về kích thước, trọng lượng của Nikon D3 (full frame, trái) và Nikon D60 (phải). |
Four-thirds là khổ sensor “hoàn toàn kỹ thuật số” được phát triển bởi Olympus và hiện tại được sử dụng trong máy
Không giống các hệ thống khác, Four-thirds không dựa trên nền tảng máy phim SLR mà sử dụng một loại lens hoàn toàn mới, vì thế tất cả ống kính trong hệ thống đều được thiết kế cho máy kỹ thuật số, làm cho hệ số cúp nhỏ được nhắc đến ở trên không còn hoàn toàn đúng trong trường hợp này. Với khổ sensor nhỏ nhất, Four-thirds khiến cho máy ảnh và ống kính trở nên tiện dụng hơn. Mặc dù sensor nhỏ trên lý thuyết sẽ làm cho ảnh có nhiều noise (hạt) hơn khi chụp trong điều kiện thiếu sáng và nhạy cảm, trong nhiều trường hợp sự khác biệt không lớn.
" alt=""/>Những điều cần biết khi mua máy DSLR