Theo báo cáo này, vào ngày 8/9, trong giờ sinh hoạt của lớp 3A4, cô giáo N.T.H.N nghe các bạn trong lớp nói em C.B. có nói chuyện và giờ ra chơi chạy nghịch gây thương tích ở lưng, không nghiêm túc trong giờ học.
Trong lúc nóng giận và không kìm chế được nên cô N. phạt vài roi với mong muốn em B. không tái phạm, thực hiện tốt các nhiệm vụ của học sinh.
Sau khi sự việc xảy ra, cô N. đã viết bản tường trình nộp lên ban lãnh đạo, đồng thời nhà trường đã tổ chức họp nghe báo cáo lại sự việc.
Cô N. nhận thấy sai sót trong xử lí đối với học sinh, trường chỉ đạo cô giáo làm việc, xin lỗi phụ huynh học sinh.
Cũng trong buổi họp này, nhà trường đã yêu cầu cô N. tự kiểm điểm và rút kinh nghiệm.
Trao đổi với PV VietNamNet, cô giáo N. cũng thừa nhận việc đánh học sinh là chưa phù hợp, tuy nhiên cô cũng vì thương học sinh, sợ các em nghịch rồi xảy ra những sự việc đáng tiếc.
Trước đó, theo phản ánh của chị C.T.V (phụ huynh của em C.B, 8 tuổi, học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Công Trứ), vào ngày 9/9, trong khi tắm cho con trai, chị bất ngờ phát hiện mông con bầm tím. Chị gặng hỏi, con trả lời bị cô giáo N. đánh.
Ngay sau đó, chị V. đã nói chuyện với cô N. và cô đã thừa nhận vụ việc đánh cháu C.B.
Chị V. cũng thông tin thêm, trong cuộc họp có sự tham gia của hơn 40 phụ huynh, cô N. đã nhận sai khi đánh học sinh. Tuy nhiên, cô N. nói chị V. làm mẹ đơn thân sao không hy sinh ở nhà dạy con mà đi làm ăn xa...
Theo chị V. những câu nói này của cô giáo N. đã làm tổn thương và hạ thấp danh dự của chị.
Xác minh vụ cô giáo bị tố đánh học sinh, xúc phạm phụ huynh 'mẹ đơn thân'Cơ quan chức năng tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) đang xác minh một cô giáo bị tố đánh học sinh và xúc phạm phụ huynh." alt=""/>Đánh học sinh, cô giáo giải thích 'chỉ vì thương'Bước vào năm thứ nhất đại học, anh nhận ra mình không thực sự hứng thú với ngành học này, kết quả học tập cũng không được như mong đợi. Muốn thử thách bản thân và thoả mãn ước mơ du học, anh quyết định đăng ký theo học ngành Kinh tế học của Đại học La Trobe (Australia), dù lúc đó được nhiều người đi trước tư vấn đây là một ngành học khó.
“Tôi nghĩ khó thì cứ thử thách, khi tuyển dụng có lẽ sẽ được ưu tiên. Thật may mắn vì khi học tôi lại thấy mình hợp, say mê với kinh tế hơn”, anh Đạt cho hay.
Không muốn tạo gánh nặng cho gia đình, ngay từ thời điểm đầu sang du học, anh tranh thủ thời gian học, làm thêm các công việc bưng bê, dọn dẹp, phục vụ bàn để trang trải cuộc sống.
“Tôi chỉ nghĩ người khác làm được, mình cũng làm được. Hồi đó, tôi chủ yếu là tự học. Tới năm thứ 3, tôi bắt đầu công việc trợ giảng, sau này làm thêm cả trợ lý nghiên cứu”, anh Đạt nhớ lại.
Tốt nghiệp với kết quả xuất sắc, là thủ khoa đầu ra của ngành, anh Đạt được xét thẳng nghiên cứu sinh. Năm 2015, anh hoàn thành chương trình tiến sĩ tại đây. Dù có nhiều cơ hội ở lại nước ngoài nhưng anh Nguyễn Thành Đạt chọn quay về Việt Nam.
Nói về quyết định về nước, anh Đạt chia sẻ, anh mong muốn được ở gần gia đình. Bên cạnh đó, trải qua thời gian sinh sống ở nước ngoài khá lâu, anh nhận thấy anh yêu thích cuộc sống và cống hiến tại Việt Nam hơn.
“Tôi thích ở Việt Nam cả về khí hậu, thời tiết, ẩm thực, con người, đặc biệt là Đà Nẵng, nơi tôi lớn lên. Lúc về và cho đến thời điểm hiện tại tôi cảm thấy phù hợp, môi trường và các điều kiện giúp tôi phát triển hơn”, anh Đạt cho hay.
Theo anh Đạt, trước đây bản thân chưa từng nghĩ sẽ trở thành giảng viên. Tuy nhiên, khi học năm thứ 2 Đại học La Trobe, anh gặp được người thầy là người đã truyền cho anh nhiều cảm hứng trong học tập, nghiên cứu. Lúc đó, anh đã mong muốn sau này cũng sẽ giống như thầy.
Một phần, gắn bó với công việc trợ giảng từ những năm thứ 3 đại học ở Australia cho đến lúc hoàn thành chương trình tiến sĩ, nhận được nhiều phản hồi tốt từ sinh viên đã giúp anh càng yêu thêm công việc giảng viên. Do đó, khi về nước, dù có một số lời đề nghị nhưng anh chọn dừng chân ở Trường Đại học Kinh Tế (Đại học Đà Nẵng).
Nói về việc được công nhận chuẩn chức danh phó giáo sư mới đây, anh Đạt cho biết, đó là cả một quá trình chuẩn bị lâu dài và cũng là dấu mốc quan trọng ghi nhận sự cố gắng của anh trong thời gian qua, là động lực để anh cố gắng hơn nữa trong quá trình nghiên cứu, giảng dạy.
Trong mắt sinh viên, TS Nguyễn Thành Đạt là người vui tính, cởi mở và say mê nghiên cứu khoa học. Tinh thần học tập không ngừng, sự nhiệt huyết trong công tác đoàn của anh đã tạo động lực cho nhiều sinh viên.
“Quan điểm của tôi là luôn tạo điều kiện cho sinh viên được bày tỏ chính kiến, trao đổi thẳng thắn, không phải thầy nói gì cũng đúng, tạo ra môi trường học tập năng động, sáng tạo”, anh Đạt cho hay.
Đối với việc nghiên cứu khoa học, anh mong muốn nghiên cứu của mình sẽ ứng dụng và góp phần giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Các hướng nghiên cứu hiện nay tập trung vào kinh tế vĩ mô, chính sách kinh tế, thị trường tài chính, hoạt động ngân hàng.
Đến nay, TS Đạt đã hoàn thành 3 đề tài nghiên cứu khoa học từ cấp cơ sở trở lên. Anh là tác giả chính và đồng tác giả của 32 bài trên các tạp chí uy tín trong nước và quốc tế, trong đó có 14 bài đăng trên tạp chí quốc tế. Ngoài ra, nam giảng viên còn hướng dẫn sinh viên trong nghiên cứu khoa học và hoàn thành luận văn cao học.
“Nghiên cứu khoa học không chỉ là nhiệm vụ bắt buộc, đó còn là cơ hội để cập nhật thêm kiến thức mới, hoàn thiện bản thân. Quá trình nghiên cứu giúp tôi luôn vận động, có thêm nhiều kiến thức để truyền đạt cho sinh viên. Tôi cũng mong thông qua việc nghiên cứu này, sẽ được lan tỏa tinh thần tự học đến các bạn sinh viên”, anh nói.
Không chỉ có nhiều đóng góp trong lĩnh vực nghiên cứu, giảng dạy, TS Nguyễn Thành Đạt còn là một Bí thư Đoàn năng nổ. Trong những năm qua, thầy giáo trẻ đã phát động nhiều phong trào tình nguyện, bảo vệ môi trường, khởi nghiệp, xây dựng các câu lạc bộ thu hút đông đảo sinh viên tham gia.
Năm 2022, anh là 1 trong 3 nhà giáo tại Đà Nẵng vinh dự nhận được giải thưởng Nhà giáo trẻ tiêu biểu cấp Trung ương lần III; hai năm liên tiếp 2021, 2022 được UBND TP Đà Nẵng tặng bằng khen trong hoạt động khoa học công nghệ.