Giải trí

TP.HCM cấp hơn 1.100 giấy chứng nhận nhà đất trong 1 tháng

字号+ 作者:NEWS 来源:Kinh doanh 2025-04-07 05:41:47 我要评论(0)

Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) TP.HCM vừa báo cáo kmón ngonmón ngon、、

Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) TP.HCM vừa báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực trong tháng 2/2023. 

Trong đó,ấphơngiấychứngnhậnnhàđấttrongthámón ngon có tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở (gọi chung là giấy chứng nhận); công tác đấu giá các lô đất tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm và đấu giá 3.790 căn hộ tãi TP.Thủ Đức. 

1.099 giấy chứng nhận nhà đất được Sở TN&MT TP cấp cho các cá nhân trong tháng 2/2023. (Ảnh: Anh Phương)

Về cấp giấy chứng nhận, trong tháng 2/2023, Sở TN&MT TP đã cấp 1.101 giấy chứng nhận lần đầu cho các tổ chức và cá nhân. 

Trong đó, 1.099 giấy chứng nhận được cấp cho cá nhân. Tổng số giấy chứng nhận đã cấp cho cá nhân đến nay đạt 1.574.937, đạt 98,9% kế hoạch. 

Ngoài ra, Sở TN&MT TP còn giải quyết hồ sơ đăng ký biến động nhà đất cho 46.948 trường hợp. Phần lớn là cho các cá nhân với hơn 45.000 giấy chứng nhận. 

Đối với công tác đấu giá quyền sử dụng đất, Sở TN&MT TP đã đề xuất kế hoạch đấu giá các khu đất thuộc Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Bên cạnh đó, sở này còn báo cáo UBND TP kế hoạch chi tiết và thủ tục để đấu giá 3.790 căn hộ. 

Về 3.790 căn hộ sắp bán đấu giá, đây là số căn hộ thuộc 12.500 căn hộ TP có chủ trương xây dựng để phục vụ nhu cầu tái định cư cho các hộ dân bị giải toả tại dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Đến nay, 80% số căn hộ xây dựng hoàn tất. 

Vì không còn nhu cầu bố trí tái định cư nên TP đã đề xuất và được bộ, ngành Trung ương chấp thuận cho chuyển sang bán đấu giá 2.790 căn hộ này. Phương án đấu giá giao cho Trung tâm phát triển quỹ đất thuộc Sở TN&MT triển khai.

TP.HCM chia hai trường hợp để rà soát, cấp sổ hồng cho người mua nhà

Bên cạnh việc rà soát để xác định nghĩa vụ tài chính bổ sung, UBND TP.HCM chỉ đạo xử lý dứt điểm vi phạm xây dựng tại các dự án nhà ở, từ đó làm cơ sở giải quyết việc cấp sổ hồng cho người mua nhà. 

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
Vụ gian lận thi cử THPT quốc gia 2018 đến nay đã có kết quả bước đầu: 222 thí sinh của 3 địa phương Hà Giang, Sơn La, Hoà Bình đã được trả về điểm thật. Trong số này, các trường của Bộ Công an đã trả 28 thí sinh về địa phương, một số trường (như ĐH Y Hà Nội) sẽ tiếp tục "trao trả thí sinh". Còn nhiều trong số đó vẫn đang trong hành trình "trở về quê nhà". Nhưng vẫn còn những trường hợp, dù được nâng điểm, vẫn đang theo học các trường đại học bình thường.

Theo công văn của Bộ GD-ĐT gửi, các trường ĐH và các sở GD-ĐT địa phương căn cứ vào kết quả chấm thẩm định để xử lý vấn đề về tốt nghiệp THPT và xét ĐH.

Hiện tại, một số trường đại học có sự băn khoăn trong cách xử lý đối với thí sinh được nâng điểm nhưng khi trả về điểm thật vẫn đủ điểm trúng tuyển vào trường.

Chia sẻ với VietNamNet, ông Lê Đình Tùng, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Y Hà Nội - nơi đã phát hiện có 3 thí sinh được nâng điểm trúng tuyển vào trường - phân tích: Theo Quy chế Tuyển sinh, với những trường hợp sau thẩm định không đủ điểm trúng tuyển nhà trường phải ra quyết định buộc ngừng học. Trong trường hợp có gian lận thi cử mới quyết định buộc thôi học, còn lại thì chỉ là quyết định hủy quyết định nhập học vì chưa xác định được có yếu tố gian lận hay không.

Vì vậy, nếu sử dụng kết quả chấm thẩm định để tiến hành xử lý thì có nhiều tình huống xảy ra mà trong quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ không đề cập tới.

Cụ thể, có 3 khả năng:

“Thứ nhất là có những thí sinh trúng tuyển theo tổ hợp xét tuyển nhưng điểm các môn để xét tốt nghiệp THPT lại không đạt, hướng xử lý là không đỗ tốt nghiệp thì cũng hủy kết quả trúng tuyển đại học.

Thứ hai là điểm sau chấm thẩm định đỗ tốt nghiệp nhưng tổ hợp xét tuyển ĐH không đạt mức điểm chuẩn thì cũng phải hủy kết quả trúng tuyển.

Hai trường hợp này thì hội đồng tuyển sinh của nhà trường hoàn toàn đủ cơ sở để kết luận buộc ngừng học.

Nhưng trường hợp thứ 3 là với điểm sau chấm thẩm định (tức điểm thật của thí sinh) vẫn đủ đỗ tốt nghiệp, đỗ đại học song thực tế là những thí sinh này vốn có điểm thi bị tác động. Như vậy xử lý như thế nào?".

Vị này đặt tình huống, giả sử từ 7 điểm qua chấm thẩm định xuống chỉ còn 5 điểm một môn nhưng vẫn đỗ tốt nghiệp và trúng tuyển ĐH thì sao?

“Trong quy chế tuyển sinh ghi rõ nếu thí sinh có “gian lận” trong kỳ thi THPT quốc gia thì cơ sở đào tạo sẽ hủy kết quả trúng tuyển và ra quyết định buộc thôi học. Nhưng trong công văn của Bộ GD-ĐT gửi đến các trường thì không có từ nào liên quan đến kết luận “gian lận” mà chỉ nói “điểm không chính xác”.

Không dùng để xét tuyển đại học, nâng điểm thi THPT quốc gia để làm gì?

Nếu xảy ra trường hợp thí sinh vẫn trúng tuyển sau khi được trả về điểm thật, thì một vấn đề khác tiếp tục được đưa ra là “tự nhiên” nâng điểm để làm gì?

Lý giải cho việc này, Trường phòng Đào tạo một trường ĐH nhận định có thể nâng để “đảm bảo an toàn” cho việc xét tốt nghiệp, hoặc thí sinh đó thay đổi nguyện vọng xét tuyển vào những phút chót.

Ví dụ, trường hợp này xảy đến khi thí sinh ban đầu muốn xét tuyển bằng tổ hợp C03 (Toán, Văn, Sử) để vào các trường khối công an thì cần nâng điểm Toán. Nhưng sau vì một lý do nào đó mà đổi ý, đăng ký nguyện vọng vào Trường ĐH Luật Hà Nội với tổ hợp C00 (Văn, Sử, Địa), thì chỉ cần mức tổng điểm thấp hơn, thậm chí có thể đỗ bằng chính điểm thật của thí sinh.

Chẳng hạn như ở Sơn La, nhiều em đăng ký nguyện vọng 1 vào các trường công an, quân đội. Nhưng khi vụ việc bị phát giát và Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an điều tra vụ án gian lận điểm thi, một số thí sinh đã lẳng lặng chuyển hướng nguyện vọng.

Xử lý thế nào nếu điểm thật vẫn đỗ đại học?

Với những trường hợp được thông báo điểm số bị thay đổi (được nâng điểm) nhưng vẫn đỗ tốt nghiệp, đủ đạt điểm chuẩn trúng tuyển đại học, đại diện Bộ GD-ĐT cho hay, việc tuyển sinh yêu cầu các yếu tố điểm chuẩn kết hợp phẩm chất, đạo đức, chính trị thí sinh.

“Trong trường hợp này, chắc chắn phải xét về yếu tố phẩm chất, đạo đức, chính trị. Thí sinh mặc dù điểm đủ nhưng có biết và chủ ý việc nâng điểm thi thì đuổi học là không có gì phải bàn.

Với khối công an, quân đội thì chắc chắn danh sách có sự tác động điểm số, thí sinh sẽ bị buộc thôi học dù cố ý hay vô ý, bởi không thể chấp nhận trong lực lượng có những người có liên quan việc đó. Với các trường đại học dân sự thì hoàn toàn được tự chủ, vẫn có thể cho học tiếp. Nhưng sau này khi kết quả điều tra các thí sinh này có liên quan thì đương nhiên các em vẫn sẽ bị đuổi học”.

Tuy nhiên, theo đại diện Bộ GD-ĐT, khi cơ quan công an đã gửi danh sách về các địa phương thì đã có những xác minh, căn cứ nhất định.

Trao đổi với VietNamNet ngày 12/4, lãnh đạo Trường ĐH Luật Hà Nội khẳng định những sinh viên nào lọt vào trường nhưng điểm chấm thẩm định thấp hơn chuẩn đầu vào thì trường sẽ kiên quyết xử lý loại bỏ.

“Chỉ cần khi các địa phương gửi danh sách cụ thể thì chúng tôi sẽ ngay lập tức xử lý. Nhà trường sẽ làm rất nghiêm túc việc này”, ông Huy nói.

Tuy nhiên, theo ông Huy, với những thí sinh mà điểm sau thẩm định vẫn đủ chuẩn thì trước mắt vẫn phải công nhận trúng tuyển cho các em này. Bởi không có căn cứ gì để buộc thôi học đối với sinh viên khi chưa xác định được do thí sinh hay do phụ huynh chạy điểm, gian lận hoặc thí sinh có biết đến việc chạy điểm này hay không.

“Chuyện bố mẹ hay gia đình chạy điểm, gian lận thì lại là việc của địa phương, cơ quan công an. Nhà trường không thể tự quy kết chuyện thí sinh có đồng lõa với phụ huynh chạy điểm hay không”, ông Huy nói.

Thanh Hùng

ĐH Y Hà Nội sẽ hủy kết quả trúng tuyển của thí sinh gian lận điểm thi

ĐH Y Hà Nội sẽ hủy kết quả trúng tuyển của thí sinh gian lận điểm thi

Theo đại diện Trường ĐH Y Hà Nội, những thí sinh đã trúng tuyển vào trường nhưng có tên trong danh sách gian lận điểm thi của Hòa Bình, Sơn La... sẽ bị hủy kết quả này.

" alt="Xử lý thế nào với thí sinh được nâng điểm về lại điểm thật vẫn đủ đỗ đại học?" width="90" height="59"/>

Xử lý thế nào với thí sinh được nâng điểm về lại điểm thật vẫn đủ đỗ đại học?

Luật sư Đặng Văn Cường (Trưởng văn phòng Luật sư Chính Pháp, Đoàn Luật sư Hà Nội) phân tích: Trong vụ án gian lận thi cử tại Hòa Bình, có đối tượng thừa nhận đã nhận 550 triệu đồng để sửa điểm. Điều này đồng nghĩa với việc có dấu hiệu của hành vi đưa hối lộ và nhận hối lộ. Do đó, cần làm rõ hành vi này để xử lý theo quy định pháp luật tất cả các đối tượng có liên quan.

Mới khởi tố tội danh "lợi dụng chức vụ, quyền hạn..." là chưa đủ

Theo ông Cường, hiện nay cơ quan điều tra mới chỉ khởi tố các đối tượng nâng điểm thi tại Hòa Bình, Sơn La về một tội danh là lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ theo quy định tại Điều 356, Bộ luật Hình sự năm 2015 mà chưa làm rõ được động cơ, mục đích nâng điểm và những quyền lợi mà những đối tượng này có được khi thực hiện hành vi nâng điểm cho một loạt thí sinh ở nhiều địa phương như vậy.

“Nếu các đối tượng trên nâng điểm vì thành tích của trường, của địa phương mà không vì lợi ích cá nhân thì phải có chỉ đạo của lãnh đạo nhà trường, lãnh đạo địa phương và ngành giáo dục... Cách thức và kết quả nâng điểm cũng sẽ khác với những trường hợp ở các tỉnh này, và nếu như vậy thì phải xử lý tất cả những người có liên quan. Còn nếu nâng điểm cho một số em như vậy thì cũng cần làm rõ những thí sinh đó là con em của các gia đình nào? Có phải là con em nông dân, công nhân, đồng bào dân tộc thiểu số hay là con em của các gia đình có điều kiện kinh tế khá giả, nhà quan chức?”.

{keywords}
Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã khám nhà ông Đỗ Mạnh Tuấn, Phó hiệu trưởng trường Phổ thông dân tộc nội trú huyện Lạc Thủy, ủy viên tổ chấm thi trắc nghiệm Hội đồng thi Hòa Bình - cán bộ liên quan đến gian lận thi cử ở Hòa Bình

Ông Cường cho rằng, đối với việc đối tượng được nhận hơn 500 triệu đồng để nâng điểm, trường hợp này có căn cứ để khởi tố về tội nhận hối lộ theo quy định tại Điều 354 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017.

Khi đó, những phụ huynh, người thân của các học sinh này là những người đưa tiền, lợi ích vật chất để các đối tượng đó sửa điểm cũng phải bị xử lý về tội đưa hối lộ theo quy định trên. Tùy vào mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

“Cần xem xét có hành vi đưa hối lộ hay không? Chẳng hạn nhận sửa điểm để cầu lợi… từ một ai đó thì cũng là tội nhận hối lộ, không chỉ là vật chất nhìn thấy được. Muốn vậy, phải xác định nhân thân đối tượng được nâng điểm, như thế mới có cơ sở để nhận xét, phán đoán nâng điểm vì thành tích chung hay vì lợi ích cá nhân. Phải làm rõ động cơ mục đích để xác định cho đúng tội danh”.

Còn nếu kết quả điều tra cho thấy các đối tượng đã sửa điểm cho các thí sinh từ một điểm số rất thấp đến một kết quả từ 28 điểm trở lên và các thí sinh phần lớn đều đăng ký vào các trường thuộc lực lượng vũ trang như công an, quân đội, thì theo ông Cường, như vậy là có dấu hiệu của hành vi chạy trường, chạy điểm chứ không phải là nâng điểm để cho thành tích của nhà trường.

Cần làm rõ danh tính phụ huynh và trách nhiệm của thí sinh

Ông Cường cho rằng cần phải làm rõ danh tính các phụ huynh đã tác động để sửa điểm, nâng điểm đồng thời cũng làm rõ trách nhiệm của từng thí sinh. Trong trường hợp những thí sinh đó xúi giục hoặc giúp sức cha mẹ, người thân tác động để sửa điểm thì các em này cũng phải liên đới chịu trách nhiệm, nếu khởi tố hình sự thì phải là đồng phạm trong vụ án đó.

“Trước sự nghi ngờ của cả cộng đồng và để thực hiện việc công khai, minh bạch thông tin và xử lý vụ việc một cách công bằng, đúng pháp luật thì không có lý do gì để không công khai danh tính những đối tượng được sửa điểm và những đối tượng đã tác động để sửa điểm. Đồng thời, phải xem xét trách nhiệm pháp lý của những đối tượng này theo quy định pháp luật và công khai để nhân dân được biết, giám sát hoạt động tư pháp.

Nếu chứng minh được những người đó có tác động vật chất để sửa điểm thì phải khởi tố những người này vì tội đưa hối lộ, đồng thời những người nhận được lợi ích vật chất kể cả là hứa hẹn thăng chức, tăng lương, hoặc các lợi ích vật chất khác thì đều là nhận hối lộ.

Còn khi cơ quan điều tra không chứng minh được là có sự tác động của các phụ huynh thì không thể xử lý họ được. Nói cách khác, nếu họ không tác động mà tự bị sửa điểm của con thì họ vô can”, ông Cường nói.

Đưa hối lộ được hiểu là hành vi đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác (của hối lộ) dưới bất kỳ hình thức nào cho người có chức vụ, quyền hạn để họ làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ.

Việc đưa của hối lộ có thể là do người phạm tội chủ động đưa cho người có chức vụ, quyền hạn nhưng cũng có thể đưa của hối lộ theo gợi ý, đòi hỏi của người có chức vụ, quyền hạn.

Việc đưa hối lộ có thể thực hiện một cách trực tiếp, nhưng cũng có thể thực hiện một cách gián tiếp (qua người môi giới).

Thời điểm hoàn thành tội phạm này được tính từ thời điểm một bên chấp nhận đề nghị hoặc yêu cầu của bên kia. Trên thực tế có trường hợp bên đưa hối lộ không có thỏa thuận trước với người có chức vụ, quyền hạn nhưng thực hiện việc đưa của hối lộ đồng thời với việc đưa ra yêu cầu đối với người có chức vụ, quyền hạn và người đó đã chấp nhận (tức vừa nhận của hối lộ vừa chấp nhận đề nghị của người đưa hối lộ), thì thời điểm hoàn thành tội phạm này tính từ thời điểm người có chức vụ, quyền hạn chấp nhận đề nghị của bên đưa hối lộ, đây cũng đồng thời là thời điểm hoàn thành tội nhận hối lộ.

 

Tội đưa hối lộ được quy định tại Điều 364 Bộ luật hình sự 2015 như sau:

1. Người nào trực tiếp hay qua trung gian đã đưa hoặc sẽ đưa cho người có chức vụ, quyền hạn hoặc người khác hoặc tổ chức khác bất kỳ lợi ích nào sau đây để người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm:

a) Tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

b) Lợi ích phi vật chất.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 2 đến 7 năm:

a) Có tổ chức;

b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

c) Dùng tài sản của Nhà nước để đưa hối lộ;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

đ) Phạm tội 2 lần trở lên;

e) Của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

3. Phạm tội trong trường hợp của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 7 đến 12 năm.

4. Phạm tội trong trường hợp của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá 1 tỷ đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 đến 20 năm.

Thanh Hùng

 

Nâng điểm như con bí thư Triệu Tài Vinh: 3 câu hỏi cần trả lời

Nâng điểm như con bí thư Triệu Tài Vinh: 3 câu hỏi cần trả lời

- Việc con lãnh đạo, công chức ở Hà Giang, Hòa Bình, Sơn La được nâng điểm liên quan tới uy tín cán bộ, nên cơ quan chức năng phải tìm hiểu thật kỹ để xử lý nghiêm minh.

" alt="Cần xem xét xử lý tội đưa hối lộ với người thân của những thí sinh được sửa điểm" width="90" height="59"/>

Cần xem xét xử lý tội đưa hối lộ với người thân của những thí sinh được sửa điểm