Từ cơn sốt 'Anh trai', bàn cách đầu tư và tài trợ cho văn hoá hiệu quả

Khi nhìn lại hoạt động của ngành văn hóa trong năm 2024,ừcơnsốtAnhtraibàncáchđầutưvàtàitrợchovănhoáhiệuquảlinh miu lộ clip Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) nhận định, hai chương trình truyền hình thực tế về âm nhạc Anh trai say hiAnh trai vượt ngàn chông gai, đã tạo ra điểm sáng cho ngành nghệ thuật biểu diễn - lĩnh vực công nghiệp văn hóa trọng điểm của Việt Nam.

vanhoa2.jpg
Để công nghiệp văn hóa trở thành một ngành kinh tế quan trọng trong tương lai, ngay bây giờ phải tập trung đầu tư và hỗ trợ.

Cây muốn khoẻ thì phải vun trồng

Tại Hội thảo khoa học Đầu tư và tài trợ cho văn hóa: Kinh nghiệm quốc tế và bài học gợi mở cho Việt Namdo Viện Văn hóa nghệ thuật Quốc gia Việt Nam (Bộ VHTTDL) phối hợp cùng UBND quận Hoàn Kiếm, Hà Nội tổ chức ngày 9/12, các chuyên gia cùng nhận định: Để công nghiệp văn hóa trở thành một ngành kinh tế quan trọng trong tương lai, ngay bây giờ phải tập trung đầu tư, tài trợ và hỗ trợ. Nếu muốn có cây tương lai khỏe mạnh phải vun trồng, chăm chút từ hôm nay. 

TS. Nguyễn Thế Hùng, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ VHTTDL nêu thực tế hiện nay, các hoạt động văn hóa, nghệ thuật ngày càng đa dạng và chất lượng. Tuy nhiên, việc triển khai các dự án đầu tư và tài trợ cho văn hóa gặp nhiều khó khăn do thiếu khung pháp lý rõ ràng. Sự phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước và doanh nghiệp thiếu đồng bộ, dẫn đến khai thác nguồn lực không hiệu quả.

“Để văn hóa phát triển mạnh mẽ và bền vững, cần sự tham gia của nhiều nguồn lực. Việc đầu tư và tài trợ cho văn hóa không chỉ là nhiệm vụ của Nhà nước mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội, bao gồm các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân",  TS. Nguyễn Thế Hùng nhấn mạnh.

vanhoa1.jpg
 PGS.TS Nguyễn Thị Thu Phương, Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật Quốc gia Việt Nam.

Cùng quan điểm, PGS.TS Nguyễn Thị Thu Phương, Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật Quốc gia Việt Nam khẳng định, để văn hóa thực sự là một trong bốn trụ cột phát triển bền vững đất nước, cùng với kinh tế, chính trị, xã hội thì việc huy động các nguồn lực, thu hút đầu tư và tài trợ cho văn hóa trở thành một yếu tố quan trọng.

“Điều này không chỉ giúp bảo tồn và phát huy di sản văn hóa mà còn tạo ra động lực cho sự sáng tạo, đổi mới trong lĩnh vực văn hóa, góp phần nâng cao giá trị văn hóa Việt Nam trên trường quốc tế. Nhiều quốc gia đã áp dụng các mô hình đầu tư và tài trợ thành công trong lĩnh vực văn hóa, tạo ra giá trị bền vững cho cộng đồng”, bà Phương khẳng định.

Tuy nhiên, PGS.TS Nguyễn Thị Thu Phương thẳng thắn chỉ ra thực tế tại Việt Nam, việc triển khai các dự án đầu tư và tài trợ cho văn hóa vẫn gặp trở ngại, chính sách huy động nguồn lực cho văn hóa chưa thông thoáng. Hơn nữa, những nghiên cứu mang tính lý luận và thực tiễn về vấn đề này vẫn bỏ ngỏ.

vanhoa3.jpg
NSƯT Cao Ngọc Ánh, Phó Giám đốc Nhà hát Tuổi Trẻ.

NSƯT Cao Ngọc Ánh, Phó Giám đốc Nhà hát Tuổi Trẻ chia sẻ, trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn đang có nhiều bất cập, chưa đồng bộ từ thể chế đến hạ tầng và nhân lực.

Nghệ sĩ ví dụ, với nhạc kịch trên thế giới đã có 300 năm tại Anh, 100 năm ở Mỹ, 45 năm tại Nhật hoặc trên 30 năm tại Hàn Quốc, trở thành sản phẩm nghệ thuật đắt giá của ngành công nghiệp biểu diễn với doanh thu rất cao, diễn viên trở thành các ngôi sao sáng giá.

Theo NSƯT Cao Ngọc Ánh, một sản phẩm nhạc kịch được chuyên nghiệp hoá khâu sản xuất như ngành công nghiệp có công thức riêng từ đầu vào đến đầu ra - tạo nên một chuỗi kinh doanh bao gồm truyền thông, tài trợ, các sự kiện trước, trong và sau biểu diễn...

Để đạt chuẩn là diễn viên nhạc kịch cần được đào tạo bài bản với 3 kỹ năng trong 1 (diễn xuất, thanh nhạc, nhảy múa) nhưng hiện nay ở Việt Nam, chưa có trường nghệ thuật chuyên nghiệp nào có khoa đào tạo diễn viên nhạc kịch chuyên biệt.

"Thể loại nhạc kịch dần tăng lên về số lượng vở diễn và chất lượng, tiến gần đến thị trường thế giới. Tuy nhiên, lực lượng diễn viên đang được đào tạo 'mỳ ăn liền' thông qua các vở diễn hoặc những dự án hợp tác quốc tế. Hệ thống ê-kíp sáng tạo cũng chưa có nhiều đạo diễn, kỹ thuật viên được đào tạo chuyên sâu về thể loại này. Do đó, các tác phẩm vẫn ở giai đoạn khám phá tìm hiểu", NSƯT Cao Ngọc Ánh chia sẻ.

Vì thế, theo bà Ánh, mô hình hợp tác công-tư trong lĩnh vực văn hóa có thể giúp tạo ra những dự án mang lại lợi ích cho xã hội và nền kinh tế. Các doanh nghiệp lớn, đặc biệt là lĩnh vực truyền thông, giải trí, công nghệ, có thể đóng vai trò quan trọng trong việc tài trợ và phát triển những dự án văn hóa.

Xây dựng các không gian văn hóa mới

Chia sẻ kinh nghiệm thực hiện công nghiệp văn hoá bằng đầu tư vào điện ảnh, TS.Jérémy Segay - Tuỳ viên nghe nhìn Khu vực của Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam đưa ra những con số ấn tượng, mỗi năm điện ảnh Pháp có hơn 700 bộ phim ra đời, tương đương mỗi ngày nền điện ảnh Pháp sẽ cung cấp 2 bộ phim cho công chúng với giá vé trung bình 200.000 đồng.

Để có được kết quả khả quan như vậy ở Pháp có 4 hệ thống cơ chế hỗ trợ cho điện ảnh, từ cơ chế công đến các quỹ hỗ trợ và sự đầu tư của doanh nghiệp. Đặc biệt, các hãng truyền hình ở Pháp phải đầu tư ngược trở lại cho việc sản xuất phim truyền hình cũng như phim điện ảnh.

Ông Emmanuel Cerise, Giám đốc Cơ quan hỗ trợ hợp tác quốc tế Vùng Paris tại Việt Nam phân tích từ những dự án đã và đang phối hợp thực hiện tại Việt Nam và đưa ra một số gợi ý: Xây dựng các không gian văn hóa mới, kết nối mạng lưới giữa các không gian sáng tạo; Đề xuất tổ chức các sự kiện như lễ hội, hoạt động nghệ thuật, phát triển những dịch vụ sáng tạo bao gồm khu lưu trú cho nghệ sĩ, cho thuê không gian phục vụ các hoạt động sáng tạo hoặc tổ chức sự kiện; Phát triển các khu vực đa chức năng và hỗ trợ cho nghệ sĩ, người sáng tạo...

Ở góc độ quản lý Nhà nước, ông Đỗ Quang Minh, Vụ Kế hoạch Tài chính (Bộ VHTTDL) cho rằng, các nhà hoạch định chính sách trước tiên cần xác định các mục tiêu ưu tiên, căn cứ nhu cầu và đặc thù của quốc gia hoặc địa phương, từ đó lựa chọn và xây dựng các công cụ đầu tư và tài trợ phù hợp.

“Chính sách văn hóa toàn diện cần kết hợp hài hòa các mục tiêu văn hóa xã hội, chính trị và kinh tế để đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững. Đối với Việt Nam, việc mở rộng những mục tiêu kinh tế trong chính sách văn hóa không chỉ là điều cần thiết mà còn là một bước đi chiến lược trong quá trình hội nhập và chuyển đổi kinh tế. Điều này sẽ giúp Nhà nước xây dựng các công cụ đầu tư hiệu quả hơn, đáp ứng cả nhu cầu bảo tồn văn hóa lẫn phát triển kinh tế trong kỷ nguyên mới”, ông Minh chia sẻ.

Trống cơm - NSND Tự Long, Soobin và Cường Seven

Ảnh: Viện Văn hoá nghệ thuật Quốc gia Việt Nam

Hai pianist Nguyễn Việt Trung và Eric Lu lần đầu hội ngộ trong đêm nhạc ChopinLần đầu tiên, hai pianist Nguyễn Việt Trung và Eric Lu chơi 2 concerto của nhà soạn nhạc Frédéric Chopin, cùng Dàn nhạc Giao hưởng Mặt Trời, dưới sự chỉ huy của Nhạc trưởng Olivier Ochanine.
Công nghệ
上一篇:Nhận định, soi kèo DPMM vs Lion City Sailors, 19h15 ngày 13/1: Cửa trên ‘ghi điểm’
下一篇:Nhận định, soi kèo U19 Sông Lam Nghệ An vs U19 PVF Việt Nam, 14h30 ngày 14/1: Đánh chiếm ngôi đầu