8 rủi ro với đất nền sân bay Long Thành
作者:Bóng đá 来源:Bóng đá 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-18 11:42:52 评论数:
Đất nền xung quanh sân bay Long Thành,ủirovớiđấtnềnsânbayLongThàvòng loại world cup Nhơn Trạch lên cơn sốt ngay sau khi dự án sân bay quốc tế Long Thành vừa được Quốc hội thông qua chủ trương. Đội ngũ cò đất tung chiêu đẩy khách hàng đến những rủi ro khó lường.
1. Chủ đầu tư “vô danh”
Khác với những thị trường lớn như Hà Nội hay TP.HCM, thị trường các tỉnh có nhiều chủ đầu tư mới, ít người biết. Uy tín và năng lực của các doanh nghiệp này là dấu chấm hỏi cần kiểm tra kỹ lưỡng. Thông thường, khi doanh nghiệp có thương hiệu đã được nhiều người biết đến thì bằng mọi giá họ phải giữ vững uy tín, cam kết. Nhưng, với một thương hiệu lạ thì lấy gì làm đảm bảo về tiến độ triển khai dự án hay cam kết về pháp lý!
Nhà xây dang dở bỏ hoang bạt ngàn tại Nhơn Trạch |
2. Nguồn cung không giới hạn
Bên cạnh vị trí, tính khan hiếm là yếu tố quan trọng để giữ vững và tăng giá trị bất động sản. Các đô thị lớn, quỹ đất không còn nhiều, nhưng với những địa phương như Đồng Nai, Bình Dương, đất rừng cao su bạt ngàn thì chuyện khan hiếm đất nền là điều không tưởng. Nguồn cung quá lớn, nhà đầu tư cá nhân mua vào dễ nhưng bán lỗ cũng khó vì có quá nhiều sản phẩm cạnh tranh về giá, phương thức bán hàng, tiếp thị…
3. Giá bị đẩy lên quá cao
Phân khúc đất nền vùng ven sân bay Long Thành hay Nhơn Trạch… là nơi được nhiều công ty kinh doanh bất động sản chú ý bởi lợi nhuận hấp dẫn. Nhiều môi giới tiết lộ, với quỹ đất rẻ, làm dự án giá thành mỗi m2 đất chỉ khoảng 1,8 triệu nhưng có thể bán ra đến 3 triệu m2, chưa nói sốt giá, đẩy giá. Đây là rủi ro lớn cho nhà đầu tư mua dễ mà bán ra thì khó cạnh tranh với dự án mới. Chỉ cần chủ đầu tư giảm giá xuống 2,8 triệu/m2 (vẫn còn siêu lời vì giá thành chỉ 1,8 triệu/m2) thì người mua trước chỉ còn cách bán lỗ.
4. Không có người ở thực
Đây là tình trạng khá phổ biến với những dự án gần khu công nghiệp. Với nhu cầu sử dụng lao động trong khu công nghiệp hiện nay, công nhân thường chiếm đa số. Họ là những người có nhu cầu nhà ở nhưng thu nhập quá thấp để tích lũy mua nhà. Như vậy, nhà đầu tư sẽ rất khó tìm người mua lại sản phẩm của mình.
5. Gần khu công nghiệp ô nhiễm
Nhà đầu tư từ nơi khác đến đôi khi không đủ thời gian để cảm nhận mức độ ô nhiễm từ không khí, nguồn nước trong khu vực gần khu công nghiệp. Có những dự án còn vẽ ra viễn cảnh khu du lịch sinh thái hay phố chuyên gia ngay cạnh khu công nghiệp. Đây chỉ là câu chuyện để bán hàng, còn thực tế điều này là bất khả thi. Đất cạnh khu công nghiệp ô nhiễm rất khó khai thác cho nhu cầu ở thực, nếu có cũng chỉ phục vụ cho người thu nhập thấp.
6. Đón không đúng chỗ
Câu chuyện đã từng xảy ra trước đây khi những tuyến cao tốc đầu tiên được khởi công. Nhiều nhà đầu tư kỳ vọng bất động sản sẽ “ăn theo” nhưng thực tế chỉ một số ít khu dân cư có vị trí có thể kết nối trực tiếp lên đường cao tốc mới được hưởng lợi. Những vị trí nhìn thấy đường cao tốc nhưng không kết nối được thậm chí còn giảm giá trị.
Nhiều dự án quảng cáo ăn theo sân bay quốc tế Long Thành, nhưng sân bay sẽ là khu dịch vụ khép kín, khách ra khỏi sân bay thường đi thẳng về thành phố và chẳng mua bán gì. Điều này đã thấy rõ từ các sân bay Nội Bài (Hà Nội), Liên Khương (Lâm Đồng)… ngoài sân bay vẫn chỉ là đất nông nghiệp hoặc bỏ hoang.
7. Quy hoạch, tiến độ xây dựng chưa rõ
Việc đền bù giải tỏa xây sân bay Long Thành dự kiến đến năm 2018 mới cơ bản hoàn thành những khu vực chính. Do vậy, thông tin quy hoạch hiện nay vẫn chưa rõ ràng. Người mua trúng khu vực không được phép xây dựng, hạn chế xây dựng thì rủi ro gần như mất trắng.Chính vì vậy người dân khi mua đất nên tìm hiểu quy hoạch xây dựng đã được công bố. Chưa kể với một dự án lớn, thời gian kéo dài, việc điều chỉnh quy hoạch, việc chậm trễ đầu tư là rủi ro thường thấy.
8. Vẽ hoàng tráng xung quanh để bán đất
Nhiều dự án ở vùng sâu vùng xa, xung quanh toàn đất hoang nhưng môi giới vẽ nên hình ảnh hoàng tráng, xung quanh toàn cao ốc, dịch vụ… như trung tâm thành phố để thu hút. Thực chất đây chỉ là chiêu lừa thị giác để khách hàng quên đi thực tế về dự án. Khi đại đa số khách hàng đều mua để đầu tư thì không thể có người ở thực. Như vậy, hình ảnh sinh động về một đô thị tương lai chỉ là viễn cảnh hư ảo.
Quốc Tuấn
Cuộc giằng co giữa cơ hội - rủi ro của thị trường địa ốc