Gặp một chút trục trặc ngay trước trận đấu khi tuyển Việt Nam không thể có sự phục vụ của Tuấn Anh, Tấn Trường vì chấn thương buộc HLV Park Hang Seo phải tính lại với đội hình xuất phát.
Cùng với những yêu cầu về sự thay đổi, thuyền trưởng người Hàn Quốc điều chỉnh tương đối lớn ở đội hình xuất phát khi thay tới 4 cái tên so với các trận đấu trước đó.
![]() |
Tuyển Việt Nam chơi nỗ lực và vượt lên dẫn trước bằng pha lập công của Tiến Linh |
Những thay đổi của thầy Park thực sự hiệu quả để góp phần vào một trận đấu tương đối thành công về mặt chiến thuật cho tuyển Việt Nam trước một chủ nhà Oman được đánh giá mạnh hơn.
Rất rõ ràng nhìn vào thế trận, đoàn quân của HLV Park Hang Seo không hề lép vế trước Oman, thậm chí nhiều thời điểm tuyển Việt Nam còn tổ chức tốt hơn so với đội chủ nhà trong các pha lên bóng, hay dàn xếp phòng ngự.
Một thế trận như vậy, rõ ràng việc tuyển Việt Nam thất bại với tỉ số 1-3 trước Oman thực sự khá đáng tiếc. Và kể cả khi có thua, đoàn quân của HLV Park Hang Seo lẽ ra cũng phải nhận kết quả khác, nếu cú dứt điểm vô cùng xuất sắc từ Công Phượng ở cuối trận không bị cột dọc từ chối.
Thua vì đá với... 12, 13 cầu thủ Oman
Tuyển Việt Nam chơi nỗ lực nhưng thất bại. Tuy nhiên điều khiến người hâm mộ và cả thầy trò HLV Park Hang Seo nổi giận vẫn là những quyết định từ VAR lẫn trọng tài Adham Makhadmeh.
Vị vua áo đen người Jordan cho thấy sự khắt khe trong những pha thổi phạt đền đối với tuyển Việt Nam, sau khi Tấn Tài, Duy Mạnh để động tác thừa.
![]() |
và chỉ thua vì những quyết định đầy tranh cãi từ trọng tài chính, tổ VAR |
Về luật rõ ràng ông Adham Makhadmeh không hẳn sai, nhưng xét trên nhiều yếu tố khác thì rõ ràng có cảm giác tuyển Việt Nam thực sự phải đá với 12-13 cầu thủ tại Oman.
Hãy đặt ra vấn đề: trọng tài Adham Makhadmeh và tổ VAR nhiệt tình lật đi lật lại tìm lỗi và thổi penalty trong tình huống của Duy Mạnh, nhưng vô cungf "quả quyết" và coi như... không có gì khi từ chối xem VAR trong tình huống Quang Hải bị hậu vệ Oman ngăn cản trong vòng cấm (phút 26).
Đỉnh điểm làm tuyển Việt Nam cảm thất bất phục cũng nằm ở quyết định từ trọng tài với pha xem lại VAR khi Tiến Linh mở tỉ số.
Chuỗi pha bóng hợp lệ vô cùng rõ ràng, nhưng rốt cuộc ông Adham Makhadmeh “kỹ tính” tới mức kéo cả tình huống Công Phượng việt vị hay chưa mới đưa ra quyết định công nhận bàn thắng cho tuyển Việt Nam. Nó tạo ra sự ức chế khủng khiếp với học trò thầy Park, bởi có vẻ VAR và trọng tài cố tìm "vết" hòng huỷ đi bàn thắng của Tiến Linh.
Trên thực tế, nếu tình huống Quang Hải bị kéo ngã được xem kỹ như pha lập công của Tiến Linh rất có thể tuyển Việt Nam đã sớm có bàn thắng, nhưng xem chừng cũng khó đẩy trận đấu theo một chiều hướng khác có lợi hơn hay chiến thắng.
Bởi hàng loạt quyết định sau đó của trọng tài Adham Makhadmeh và VAR vẫn đủ làm tuyển Việt Nam khó giữ được cái đầu lạnh. Vì vậy, 3 bàn thua ở Muscat trước tiên do lỗi từ tuyển Việt Nam, nhưng cũng có tác động không nhỏ từ sự ức chế mà trọng tài, VAR tạo ra.
Tuyển Việt Nam có thể thua vì trình độ chưa bằng các đối thủ tại vòng loại thứ 3 World Cup 2022, nhưng nếu tiếp tục thất bại bởi những trận cầu nhuốm màu bất công từ trọng tài, VAR như thế này thực sự... khó tiêu hoá.
Video Oman 3-1 Việt Nam (nguồn: FPT Play)
M.A
Dẫu thúc thủ 1-3 trước Oman nhưng đội bóng của HLV Park Hang Seo vẫn có những khoảnh khắc tạo dấu ấn, gọi tên Tiến Linh, Công Phượng.
" alt=""/>Tuyển Việt Nam 1Viện Tim mạch Quốc gia mỗi năm điều trị trên 20.000 bệnh nhân. Nếu trước đây các bệnh lý tim mạch do nhiễm trùng như thấp tim, van tim do thấp hay tim bẩm sinh chiếm tỷ lệ lớn thì nay các bệnh lý tim mạch do yếu tố nguy cơ như mạch vành, nhồi máu cơ tim... tăng lên rất nhanh.
"30 năm trước, bệnh lý mạch vành chỉ chiếm 10-15% bệnh nhân điều trị nội trú tại Viện Tim mạch thì năm 2023, trong 4.000 ca can thiệp động mạch vành có hơn một nửa là nhồi máu cơ tim cấp", Giáo sư Hùng cho hay, trong đó có nhiều người trẻ, cá biệt có những ca 24-26 tuổi.
Điều đáng chú ý, các bệnh nhân trẻ bị nhồi máu cơ tim có điểm chung về các yếu tố nguy cơ caonhư nam giới, béo phì, hút thuốc lá và tiền sử gia đình có người mắc bệnh lý tim mạch sớm.
Tại Bệnh viện 19-8, mỗi ngày khoa Nội tim mạch tiếp nhận khám tới 300 bệnh nhân. Các bác sĩ cũng thường xuyên tiếp nhận bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp (nhồi máu cơ tim), trong đó có nhiều người trẻ tuổi, được cứu sống nhờ áp dụng kỹ thuật cao.
Bên cạnh các nguy cơ truyền thống gây ra bệnh không lây nhiễm như lười vận động, hút thuốc lá, uống rượu, chế độ ăn uống, theo Giáo sư Hùng, sự gia tăng và trẻ hoá bệnh lý tim mạch còn do các yếu tố nguy cơ mới nổi liên quan đến môi trường, stress. Theo đó, stress làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch sớm hoặc tăng biến chứng trên người đã mắc bệnh lý tim mạch.
Người mắc bệnh lý tim mạch ở Việt Nam không còn phải ra nước ngoài điều trị
Đánh giá về những tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý tim mạch tại Việt Nam hiện nay, GS Phạm Mạnh Hùng cho biết hiện cả nước có 142 trung tâm thực hiện can thiệp tim mạch. Năng lực của thầy thuốc dù đã được nâng cao dù khoảng cách trình độ giữa tuyến trên - tuyến dưới vẫn là điều cần cố gắng. Tuy nhiên, ông khẳng định người mắc bệnh lý tim mạch ở Việt Nam không phải ra nước ngoài điều trị.
PGS.TS Hoàng Thanh Tuyền, Giám đốc Bệnh viện 19-8, cho hay khoa Nội tim mạch của đơn vị này hiện cơ bản thực hiện được các kỹ thuật cao trong chuyên ngành, cứu sống nhiều bệnh nhân nguy kịch. Bệnh viện cập nhật các kỹ thuật cao hàng đầu từ các trung tâm y khoa lớn tại Việt Nam và thế giới như đốt RS điều trị rối loạn nhịp tim, lập bản đồ 3D điều trị rối loạn nhịp phức tạp... Năm 2024, bệnh viện triển khai kỹ thuật đặt stent graff động mạch chủ cấp, đây là bệnh lý rất nguy hiểm.
PGS Tuyền thông tin mới đây bệnh viện cấp cứu thành công nam bệnh nhân nhồi máu cơ tim, vào viện với tình trạng ngừng tim. Các bác sĩ trực cấp cứu lập tức bật báo động đỏ, tiến hành hồi sức tim mạch, khi bệnh nhân có nhịp tim trở lại liền được đẩy vào phòng can thiệp đặt 2 stent. Sau 5 ngày điều trị, bệnh nhân ra viện, tiếp tục tái khám theo hẹn.
Theo PGS Tuyền, bên cạnh việc tuyển dụng, đào tạo, bổ sung nguồn nhân lực chất lượng cao, đề xuất các trang thiết bị hiện đại, sự hỗ trợ chuyên môn của các chuyên gia rất quan trọng với các tuyến y tế trong lực lượng CAND. Giám đốc Bệnh viện 19-8 đánh giá buổi hội thảo có ý nghĩa không chỉ đối với đơn vị này mà còn là dịp y tế CAND được cập nhật kiến thức, kỹ thuật mới, được trao đổi học hỏi từ các chuyên gia đầu ngành, từ đó ứng dụng trong thực hành điều trị cho cán bộ chiến sĩ và phục vụ nhân dân.
Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần giai đoạn 2022-2025đặt mục tiêu tăng cường kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây bệnh, đẩy mạnh các biện pháp dự phòng, phát hiện sớm và quản lý điều trị để hạn chế sự gia tăng tỷ lệ người tiền bệnh, mắc bệnh, tàn tật và tử vong sớm do các bệnh không lây nhiễm (trong đó có tim mạch) và các rối loạn sức khỏe tâm thần khác, nhằm góp phần bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe của nhân dân.
" alt=""/>Điều 'đáng sợ' về căn bệnh khiến người Việt tử vong nhiều hơn cả ung thưHãng Reuters dẫn thông báo của phát ngôn viên Lior Haiat viết: "Khoảng 1.200 là con số nạn nhân chính thức trong vụ tấn công ngày 7/10". Theo ông Haiat, số liệu trên được cập nhật vào ngày 9/11 song không nêu lý do.
Theo phát ngôn viên này, số nạn nhân trên bao gồm cả người nước ngoài và không phải là con số cuối cùng. "Đó là ước tính cập nhật, nó có thể thay đổi khi tất cả các thi thể được nhận diện".
10 phút lại có một trẻ em thiệt mạng ở Gaza
Theo The Guardian, người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus đã mô tả tình hình thực tế ở Gaza, từ việc bệnh viện phải phẫu thuật mà không có thuốc gây mê tới việc cứ 10 phút lại có một đứa trẻ thiệt mạng.
"Không nơi nào và không có ai được an toàn", ông Tedros Adhanom Ghebreyesus phát biểu trước Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc hôm qua (10/11).
Theo quan chức này, hệ thống y tế ở Gaza đang bên bờ sụp đổ, hơn 250 cuộc tấn công nhằm vào các trung tâm y tế ở Gaza và 25 cơ sở y tế ở Israel đã diễn ra kể từ khi xung đột bùng phát vào tháng trước.
Hơn 100 nhân viên Liên Hợp Quốc đã thiệt mạng. 1/2 trong số 36 bệnh viện ở Gaza và 2/3 số trung tâm chăm sóc sức khỏe ban đầu ở Gaza không còn hoạt động, trong khi những nơi còn hoạt động đang bị quá tải.
Tổng thống Pháp kêu gọi Israel ngừng bắn
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã kêu gọi Israel đồng ý ngừng bắn ở Gaza. Nhà lãnh đạo này nói rằng không có lý do chính đáng nào cho việc ném bom vào dân thường tại vùng lãnh thổ bị bao vây.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn với BBC, ông Macron cho biết Israel có quyền tự bảo vệ mình sau cuộc tấn công của Hamas nhưng “trẻ em, người già, phụ nữ đã bị trúng bom và thiệt mạng. Vì thế, không có lý do và sự hợp pháp nào cho việc đó. Do đó, chúng tôi kêu gọi Israel dừng lại".