当前位置:首页 > Công nghệ

9X Việt ở Google bật mí cách xin việc khi còn đi học

{ keywords}
Phan Minh Hoàng làm kỹ sư thực tập ở Google từ năm thứ 2 đại học. Ảnh: NVCC

Trước đó,ệtởGooglebậtmícáchxinviệckhicònđihọmu vs crystal palace Hoàng từng nhiều lần thành công khi ứng tuyển vào các vị trí tương tự ở Yahoo cùng nhiều công ty tài chính, công nghệ tại Việt Nam và Mỹ.

Từ những trải nghiệm của mình, Hoàng chia sẻ cách chuẩn bị hồ sơ và kỹ năng cần phát triển để chinh phục công việc mong muốn khi còn là sinh viên.

Nắm bắt thời gian tuyển thực tập

Các bạn du học sinh nên nghĩ đến việc xin đi thực tập sớm để có thêm nhiều cơ hội học hỏi, nâng cao năng lực bản thân. Điều quan trọng đầu tiên là cần tìm hiểu thời gian các công ty tuyển dụng nhiều nhất, theo dõi và cập nhật để tìm vị trí thực tập phù hợp. Tuy nhiên, mỗi ngành sẽ khác nhau chứ không cố định trong một khoảng thời gian nào đó. Tuy nhiên, thời điểm tuyển dụng nhiều sẽ có nhiều cơ hội để gửi hồ sơ và tăng khả năng trúng tuyển hơn.

Về thông tin tuyển dụng, sinh viên có thể theo dõi trên các nhóm thông tin về chuyên ngành hoặc mạng xã hội như GitHub, LinkedIn, Facebook,… Qua những bình luận, chia sẻ để biết mọi người đang nộp công ty nào và công ty nào tốt. Đặc biệt, nên kết nối, nói chuyện với các anh chị đi trước để nhờ tư vấn, chia sẻ cách chuẩn bị thi tuyển như thế nào.

Xây dựng hồ sơ cá nhân ấn tượng

Hồ sơ cá nhân luôn là bước quan trọng đầu tiên quyết định nhà tuyển dụng có gặp ứng viên hay không. Chính vì vậy, hồ sơ phải tạo ấn tượng, tăng cơ hội được tiếp cận với người tuyển dụng. Mỗi ngành sẽ có một yêu cầu riêng nên cần nắm rõ để thể hiện được kinh nghiệm, năng lực trong hồ sơ.

Bây giờ việc xây dựng hồ sơ cá nhân trên các nền tảng trực tuyến khá dễ và đa dạng, người tuyển dụng không thể đọc được hết. Một số công ty sẽ chọn giữ hàng trăm hồ sơ thông qua lọc bằng các kỹ năng phù hợp nhu cầu tuyển dụng. Do đó, khi xây dựng hồ sơ, phải hiểu vị trí mình ứng tuyển cần những kỹ năng gì, bản thân mạnh về những kỹ năng gì. Từ đó chọn những từ khoá để thể hiện được sự phù hợp của bạn với công việc.

Ngoài ra, có thể đề cập thêm về những gì mình có thể làm cho công ty, mang lại giá trị gì. Tập trung vào những nội dung cụ thể, về các kỹ năng của bản thân tránh viết dàn trải, dài dòng.

Chuẩn bị kỹ cho vòng phỏng vấn

Sau khi hồ sơ được lựa chọn, tuỳ vào yêu cầu công việc mà mỗi công ty sẽ đưa ra những vòng phỏng vấn khác nhau. Thông thường là 1 tới 2 vòng nhưng có nơi tới 6 lần phỏng vấn.

Riêng ngành công nghệ thông tin thì đa số sẽ liên quan đến nội dung kỹ thuật, có thể là giải một bài toán nhỏ liên quan tới lập trình. Do đó, ứng viên nên để ý để nắm được nội dung câu hỏi và trả lời vào trọng tâm.

Ví dụ, họ sẽ đưa ra một thông tin đầu vào, yêu cầu ứng viên phải viết chương trình để nhập ra đúng đáp án họ cần và phải phân tích được code mà mình làm có ưu nhược như thế nào, tại sao đưa ra phương án đó....

Khi thi tuyển vào Google, mình phải trải qua hai vòng phỏng vấn về kỹ thuật rồi mới tiếp tục kết nối và vào phỏng vấn với người điều hành dự án. Qua đó, họ kiểm tra những kỹ năng của mình có phù hợp với vị trí dự án, có đáp ứng được công việc trong nhóm hay không rồi mới quyết định nhận chính thức.

Luôn sẵn sàng trong tâm thế bị từ chối

Để xin được việc, bạn phải nộp hồ sơ hàng chục công ty khác thì mới có cơ hội đỗ, lựa chọn. Do đó, cần chuẩn bị tâm lý khi bị trượt bởi không phải ai cũng may mắn được nhận ngay. Có những người bạn của mình bị hàng chục công ty từ chối.

Thay vì chán nản, buồn bực thì nên xem lại hồ sơ của mình trượt vì điều gì. Bạn nộp đúng thời điểm chưa? Những yêu cầu nào của công ty bạn chưa có? Ngành đó có phù hợp với bạn không? Bạn cần bổ sung thêm những kỹ năng gì? Từ đó khắc phục điểm yếu của hồ sơ, tìm thêm cơ hội ở công ty khác.

Hai kỹ năng quan trọng cần phát triển khi đi thực tập

Theo mình, đi làm trong một môi trường mới có hai kỹ năng quan trọng bạn cần phát triển. Thứ nhất là kỹ năng kết nối trong công việc, với đồng nghiệp và quản lý. Ở vị trí thực tập sinh, bạn không thể biết hết về công ty và các dự án trước đây. Do đó, khi gặp việc gì không làm được hãy hỏi trực tiếp, thẳng thắn trao đổi với mọi người để nhận được sự hỗ trợ và phát huy năng lực tốt nhất. Đôi khi bạn không làm được do không đủ nền tảng hoặc kiến thức, vì vậy hãy hỏi người quản lý để tìm cách bổ sung, khắc phục. Đừng im lặng, nhận việc nhưng không làm được, mọi người sẽ nghĩ bạn lười nhác hoặc yếu kém.

Thứ hai là không ngừng mở rộng quan hệ trong công việc. Bên cạnh kết nối tốt với dự án, đồng nghiệp mình làm việc cùng thì nên kết nối thêm những đồng nghiệp của dự án khác, làm quen với các bộ phận khác để nắm được bức tranh toàn cảnh của công ty. Ngoài ra, mở rộng mạng lưới quan hệ trong công việc giúp mọi người nhìn nhận sự cố gắng trong công việc của bạn, đánh giá một cách khách quan hơn.

Phan Minh Hoàng

Thực tập ở Yahoo, Google khi là sinh viên năm thứ 2

Thực tập ở Yahoo, Google khi là sinh viên năm thứ 2

Phan Minh Hoàng giành suất thực tập ở Google, Yahoo khi đang là sinh viên ngành Khoa học Máy tính của Đại học Waterloo tại Canada.

分享到: