Siêu máy tính dự đoán Alaves vs Real Madrid, 21h15 ngày 13/4
Nguyễn Quang Hải - 13/04/2025 08:48 Máy tính ngày mình hôm nayngày mình hôm nay、、
1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

-
Nhận định, soi kèo Al
2025-04-17 00:02
-
Khám phá bộ sách "Làm chủ cảm xúc" để hiểu trẻ em hơn
2025-04-16 23:25
-
Hy hữu cánh máy bay va phải người phụ nữ đang cắt cỏ gây tử vong
2025-04-16 22:05
-
Ảnh minh hoạ: Pexels May mắn thì được các thành viên bên gia đình chồng thương yêu đùm bọc, còn ngược lại thì cay đắng trăm bề. Ngoảnh đi ngoảnh lại cũng chỉ có chồng là chỗ dựa.
Nếu người chồng tốt tính, tốt nết, cương trực, thẳng thắn và biết thương vợ thì không sao còn ngược lại thì sống ở cái nơi được gọi là nhà ấy cũng chẳng khác gì địa ngục.
Nói như vậy, có lẽ sẽ khiến các bạn trẻ, đặc biệt là các bạn nữ bi quan khi nghĩ đến mấy chữ lập gia đình. Nhưng từ thực tế cuộc sống làm dâu của chính mình, tôi dám khẳng định một điều rằng, họa đôi khi cũng do chính mình mà ra.
Được nhà chồng yêu thương hay không phần nào đó cũng phụ thuộc vào những kẻ đi làm dâu hay còn gọi là những kẻ khác máu tanh lòng chúng mình.
Trong gia đình mình, tôi vừa là em chồng cũng vừa là chị chồng, lại là người lập gia đình muộn nhất. Có lẽ mẹ tôi linh thiêng muốn tôi nhìn thấy rồi học hỏi những người đi trước nên mới sắp xếp như vậy. Mà người để tôi học hỏi trước khi xuất giá tòng phu lại chính là chị dâu và em dâu tôi.
Tôi nghĩ không có gì là xấu hổ khi mình là chị mà phải nhìn nhận cách làm dâu từ một người mình gọi là em. Bởi cuộc sống này có muôn điều bất ngờ mà không phải cứ được sinh ra, có mặt ở đời là đã biết. Họ lập gia đình trước, đối diện với những mối quan hệ phức tạp trước, cách họ giải quyết thấu đáo những mối quan hệ phức tạp ấy như thế nào.
Tôi âm thầm quan sát và nhìn nhận rồi bỏ túi những kinh nghiệm sống khi đi làm dâu để hi vọng bản thân không làm buồn vong linh mẹ, không muối mặt bố (khi mình không được nhà chồng thương yêu thừa nhận).
Trong mắt tôi, chị dâu và em dâu là những người không thể chê vào đâu được, họ là những người rất tuyệt vời. Có lẽ ông trời thương xót bố con tôi góa bụa, côi cút, nên đã giúp anh trai và em trai tôi lấy được những người con gái được tính được nết về làm vợ. Hay đây chính là phúc phần của đại gia đình tôi.
Đối với chúng tôi, chị dâu như một người mẹ, vì chị dâu và anh trai đã cùng bố chung tay, chung sức, nuôi chúng tôi ăn học, khôn lớn rồi dựng vợ gả chồng cho chúng tôi - những đứa trẻ sớm thiếu vắng sự bảo ban và bàn tay chăm sóc ân cần của người mẹ.
Chị em dâu và chị em chồng chúng tôi rất gần gũi, thân thiện và tình cảm từ trong cách xưng hô với nhau. Với chúng tôi, chị luôn xưng hô là chị, gọi tất cả chúng tôi là em. Ngót 30 năm tôi chưa một lần nghe chị xưng hô "tôi", hay "bác".
Cách xưng hô của chị cho chúng tôi cảm giác gần gũi thân thiện, không hề có khoảng cách "khác máu tanh lòng" như người đời vẫn nói. Em dâu tôi cũng vậy, rất gần gũi và thân thiện đến mức chị em chúng tôi không phải né tránh, không phải dối lòng, không phải nhẫn nhịn hay lựa chọn cách cư xử.
Giữa chị em dâu với chị em chồng, chúng tôi cởi mở, chân thành, thật lòng gắn bó, tôn trọng nhau, giúp đỡ cũng như động viên nhau trong cuộc sống.
Bố mẹ sinh được cả thảy 5 anh em, hiện tại chúng tôi đã là 5 gia đình, chị dâu và anh cả ở xa một chút, còn lại chúng tôi ở quây quần bên bố, kẻ ở cách 100m, kẻ nửa cây số còn bản thân tôi cách nửa giờ đi xe máy.
Mỗi khi có việc gia đình, giỗ chạp ông bà hay mẹ, anh chị tôi ở xa nhất cũng kịp chở nhau về bằng xe máy trước 8h sáng, chị em tôi ở gần cũng lục tục kéo đến mỗi người mỗi việc làm cơm cúng ông bà và cúng mẹ.
Chúng tôi có 5 anh em, mỗi đứa mỗi nết, thế nhưng suốt 30 năm, từ ngày anh cả lập gia đình, bố tôi chưa một lần phải đứng ra phân xử bất cứ chuyện gì. Bố tôi sống cùng vợ chồng cậu em trai áp út. Ông bà ta vẫn thường nói trẻ tham ăn già trái thói, hay một đời người hai đời con nít... để nói đến nỗi vất vả khó khăn như thế nào khi sống bên cạnh một người già.
Thế nhưng kể cả chị dâu, lẫn em dâu tôi đều rất lễ phép trong cách cư xử với bố. Cách cư xử vừa hiện đại theo ý mình vừa cổ súy phong kiến theo ý bố để nhà cửa lúc nào cũng đầy ắp tiếng cười. Phận gái cũng đi làm dâu nên chị em chúng tôi luôn thông cảm sẻ chia, trên hết là động viên nhau để vượt qua những vất vả trong cuộc sống. Sớm bỏ túi những điều trông thấy trong cuộc sống đã giúp chị em gái chúng tôi tự hoàn thiện mình khi xuất giá làm dâu nhà người.
Mẹ mất sớm, chỉ còn mình bố, nếu cuộc sống của bố có xen lẫn tiếng bấc tiếng chì, hay những tiếng thở dài cùng với nét mặt rầu rĩ sẽ khiến chị em gái chúng tôi lo lắng, không yên lòng vì thương bố và tủi thân cho chính mình.
Ở gia đình, mặc dù đã thuộc lớp người xưa nay hiếm, bố tôi vẫn là trụ cột, anh chị em chúng tôi vẫn chịu sự điều hành từ bố trong mọi công việc lớn nhỏ. Dù chưa một lần nghe bố vạch ranh giới nhưng bản thân chúng tôi luôn hiểu rõ rằng đi lấy chồng, nơi mình cần vun vén là nơi mình đang sống và sinh con đẻ cái. Còn nhà của bố đẻ mình giao phó cho chị dâu và em dâu.
Cũng như mình, đi lấy chồng là gánh vác giang sơn nhà chồng. Công lớn việc nhỏ chị em gái chúng tôi chỉ là người giúp sức, góp ý. Còn làm sao và làm như thế nào là trách nhiệm của chị dâu và em dâu. Họ có trách nhiệm đối nội, đối ngoại, có trách nhiệm tạo dựng và duy trì niềm vui, niềm hạnh phúc trong ngôi nhà ấy.
Nói như vậy nghe ra thì nặng nề, nhưng nghĩ đến bản thân cũng đi làm dâu, cũng chỉ mong mình sống và làm được như họ cũng may mắn lắm rồi.
Đi qua những năm tháng, mỗi người đều mang theo mình vô vàn ký ức. Ký ức đó có thể là tình yêu quê hương cháy bỏng, một mảng mơ hồ, mộng mị của tình yêu đôi lứa, hoặc khoảng lặng nhớ về một người, một thời gian khó... Tất cả ký ức vui buồn ấy sẽ sống lại qua tuyến bài Hồi ức thế hệ 5X - 8X.
VietNamNet mời độc giả thế hệ từ 5X đến 8X gửi chia sẻ về ký ức của mình đến email: bandoisong@vietnamnet.vn. Những bài có nội dung hấp dẫn, cảm động sẽ được đăng tải trên VietNamNet.
Trân trọng cảm ơn!
Con trai GS Tạ Quang Bửu: Cuối đời cha tôi mới biết 1kg gạo giá bao nhiêu
Người ta vẫn lưu truyền một giai thoại vui rằng, mãi đến những năm cuối đời, GS Tạ Quang Bửu mới biết giá 1kg gạo." width="175" height="115" alt="Con dâu của bố, phúc phần của gia đình tôi" />Con dâu của bố, phúc phần của gia đình tôi
2025-04-16 21:54


6h30 chiều, tại khu vực Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến, vốn được coi là nút giao thông 4 cấp ‘hiện đại’ nhất Hà Nội, hàng nghìn phương tiện các loại đang cố tranh nhau làn đường. Tiếng còi, tiếng động cơ không ngớt, mùi khói nồng nặc và cái nóng ẩm khó chịu của một ngày hè tháng 7 khiến cả những người rất dũng cảm cũng phải thấy ái ngại khi lái xe qua. Thế nhưng, cơn ác mộng này lại là trải nghiệm thường nhật của hàng triệu người dân thường xuyên phải đi lại trên các tuyến đường chính nối trung tâm thành phố và các vùng ven đô đang được mở rộng nhanh chóng của Hà Nội.
![]() |
Hàng dài xe cộ nhích từng chút trên đường. Ảnh: Đoàn Bổng |
“Hà Nội không vội được đâu” đã trở thành câu nói xoa dịu nhiều người khi di chuyển trên những tuyến phố đông đúc của Hà Nội. Tuy nhiên, với tốc độ phát triển nhanh chóng của thủ đô, các siêu dự án mở rộng mạng lưới đường bộ và nâng cấp hệ thống giao thông công cộng cho đến nay ít mang lại nhiều thay đổi mang tính bước ngoặt nào.
Không thể một sớm một chiều tìm ra giải pháp cho vấn đề đi lại ở Hà Nội, song chúng tôi tin rằng các giải pháp đó cần bắt đầu từ cách tiếp cận đa chiều: Không chỉ tập trung nâng cao hiệu quả và khả năng tiếp cận dịch vụ giao thông, mà còn hướng tới mục tiêu duy trì gắn kết xã hội và khiến thành phố trở thành một nơi đáng sống về lâu dài.
Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi xin có một số đề xuất để giải quyết một trong những vấn đề đau đầu nhất của thủ đô Hà Nội hiện nay.
Giao thông công cộng phải là trụ cột
Với hơn 9 triệu dân, hệ thống giao thông công cộng của Hà Nội rất thiếu thốn khi mà số lượng xe buýt và một tuyến BRT mới chỉ đáp ứng 8-9% tổng nhu cầu đi lại của người dân. Độ tin cậy, sự an toàn, khả năng tiếp cận, sự thoải mái và thuận tiện của hệ thống giao thông công cộng chưa đủ để người dân quyết định lựa chọn hình thức di chuyển này.
Để đáp ứng nhu cầu đi lại ngày càng gia tăng và đa dạng của người dân thủ đô, việc tiếp tục đầu tư vào hệ thống xe buýt và tàu điện ngầm (metro) phải là ưu tiên hàng đầu. Quan trọng là phải chú ý tới nhóm đối tượng ít đi lại hơn nhưng lại phụ thuộc nhiều hơn vào phương tiện công cộng, ví dụ người già, người nghèo, người tàn tật, trẻ em, phụ nữ và học sinh – sinh viên. Điều này đòi hỏi những thay đổi trong quy hoạch và thiết kế các công trình và phương tiện giao thông công cộng, đồng thời có các chính sách khuyến khích phù hợp nhắm tới các đối tượng này.
![]() |
Arve Hansen |
![]() |
Nguyễn Ngọc Bình |
Một bất cập nữa là thiếu các phương án đi lại giúp kết nối người dân với hệ thống giao thông công cộng. Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản khiến người dân không mặn mà với các phương tiện công cộng. Điều này có thể thấy rõ nhất ở các khu đô thị mới, nơi hệ thống giao thông công cộng còn chưa phát triển và vì thế, xe máy và ô tô thường là phương tiện phổ biến.
Một số giải pháp cho vấn đề bao gồm cải thiện hạ tầng đi bộ; đầu tư mới các trạm xe đạp hoặc sử dụng xe điện làm phương tiện trung chuyển tới các bến xe công cộng. Ở những khu vực xe buýt hoặc metro không thể tiếp cận thì xe ôm truyền thống có thể là một phương án thuận khả thi. Bangkok và Jakarta đã làm điều này rất tốt với các nghiệp đoàn vận tải hoặc cơ quan quản lý giao thông địa phương điều hành mạng lưới xe ôm như là một phần của hệ thống vận tải liên phương thức.
Nhưng có vẻ, các cơ quan quản lý giao thông ở Việt Nam chưa sẵn sàng phối hợp với đội ngũ xe ôm vì từ lâu đây vốn được coi là ngành nghề lao động không chính thức. Đổi mới tư duy là điều cần và nên làm để huy động lực lượng này tham gia cải thiện chất lượng dịch vụ, khuyến khích người dân sử dụng phương tiện công cộng.
Ô tô không phải là tương lai của giao thông đô thị
Trong những năm gần đây, số lượng ô tô ở Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung gia tăng đáng kể nhờ cải thiện về thu nhập cá nhân và giảm thuế nhập khẩu. Mặc dù các nghiên cứu đã chỉ ra những bất lợi cơ bản về xã hội và môi trường của việc sử dụng quá nhiều ô tô, nhưng đây vẫn là vấn đề nan giải ở Việt Nam.
Trên thực tế ô tô hiện là mối đe dọa đáng kể nhất cho giao thông Hà Nội. Ô tô chiếm nhiều diện tích hơn xe máy và thậm chí lấn chiếm cả vỉa hè do thiếu bãi đậu xe. Trên những con phố chật hẹp, chỉ một chiếc SUV có thể gây tắc đường hàng giờ. Về lâu dài, việc quy hoạch giao thông lấy ô tô làm trung tâm sẽ lợi bất cập hại: ô nhiễm tiếng ồn và không khí, tai nạn giao thông làm suy giảm phúc lợi nói chung và kết nối xã hội trong các cộng đồng đô thị.
Đầu tư mở rộng mạng lưới đường bộ và xây dựng các tuyến cao tốc đô thị mới dành cho ô tô sẽ phát sinh nhiều chi phí làm cạn kiệt các khoản đầu tư công dành cho giao thông công cộng, cơ sở hạ tầng dành cho người đi bộ và xe đạp.
Chính vì vậy, cần xem xét thấu đáo để hạn chế hơn nữa việc sử dụng và sở hữu ô tô cá nhân. Khi Việt Nam tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do, biểu thuế nhập khẩu của mặt hàng ô tô dự kiến sẽ giảm đáng kể, vì vậy ô tô sẽ xuất hiện nhiều hơn. Chính quyền thành phố cần đi trước xu thế này, có biện pháp quy hoạch cơ sở hạ tầng để hạn chế việc sử dụng ô tô, chẳng hạn quy định các khu vực cấm ô tô, đặc biệt ở những nơi đường phố chật hẹp.
Cần nhìn nhận lại vai trò của xe máy và xe đạp
Một khuyến nghị khác là cần đánh giá và nhìn nhận đúng vai trò của xe máy trong hệ thống giao thông đô thị. Hà Nội vốn đã phát triển một cách rất hữu cơ trong suốt chiều dài lịch sử. Thành phố nổi tiếng với những con phố nhỏ, ngõ nhỏ quanh co chỉ phù hợp với xe máy, xe đạp hoặc người đi bộ.
![]() |
Đường Nguyễn Trãi chật cứng các phương tiện. Ảnh: Đoàn Bổng |
Với tính linh hoạt và khả năng di chuyển cao, xe máy thực sự là giải pháp lý tưởng và đã trở thành phương tiện đi lại chính hàng ngày của mọi người. Xe máy cũng là chất xúc tác cho các tương tác có lợi về kinh tế xã hội, từ việc giúp người dân đi chợ giao thương, đưa đón con, đến gặp gỡ bạn bè, gia đình.
Thêm nữa, chiếc xe máy có ý nghĩa rất quan trọng đối với sinh kế của nhiều người dân, chẳng hạn như người bán hàng rong, người buôn bán ở chợ, người chạy xe ôm hoặc người giao hàng. Họ dựa vào xe máy để kiếm sống và cung cấp các dịch vụ thiết yếu cho hoạt động của thành phố. Vì thế, việc hạn chế xe máy sẽ tác động nhiều nhất tới người nghèo và các nhóm yếu thế trong xã hội, đồng thời có thể dẫn đến nhiều đảo lộn tiêu cực trong cuộc sống người dân và văn hóa phố phường đặc trưng của Hà Nội.
Tất nhiên, không thể lãng mạn hóa xe máy khi đây vẫn là một trong các nguồn phát thải CO2 lớn nhất từ giao thông đô thị. Tuy nhiên, chúng tôi không khuyến nghị xóa sổ phương tiện di chuyển 2 bánh này như kế hoạch của các cơ quan quản lí giao thông đang hướng tới.
Giải pháp cho Hà Nội là gì? Hãy khuyến khích người dân thay thế các xe máy cũ gây ô nhiễm môi trường hoặc chuyển sang xe điện. Xe điện là phương tiện phát thải carbon thấp có thể cạnh tranh với xe máy chạy xăng truyền thống và là giải pháp phù hợp cho Hà Nội. Tại sao lại không thể nghĩ tới tiềm năng phát triển ngành sản xuất xe điện cho Việt Nam thay cho ngành sản xuất ô tô vốn đã khó có thể khởi sắc?
Biến Hà Nội thành một thủ đô thân thiện với xe đạp là khuyến nghị cuối cùng của chúng tôi. Hơn cả bất cứ loại phương tiện công cộng nào khác, xe đạp luôn đứng đầu trong việc giúp giảm phát thải khí CO2. Hà Nội có một lịch sử lâu đời đáng tự hào về xe đạp trong những năm 1980. Ngày nay, đạp xe vẫn là một môn thể thao được nhiều người yêu thích, nhất là khi đại dịch đã khiến cho các hình thức giải trí và thể dục khác trở nên bất khả thi.
Tất nhiên, để phục hưng xe đạp, cần có sự thay đổi cơ bản về tư duy, đồng thời phải nghiêm túc xem xét vai trò của xe đạp khi thiết kế và quy hoạch thành phố. Bên cạnh đó, cần tái phân bổ và chuyển hướng đầu tư cho cơ sở hạ tầng thân thiện với xe đạp, thay vì thân thiện với ô tô để làm nên những con đường và cơ sở hạ tầng có thể truyền cảm hứng cho người đi xe đạp.
Vĩ thanh
Thực hiện tất cả các giải pháp này không phải là việc làm đơn giản. Nhưng nhiều thành phố khác trên thế giới cũng như ở châu Á đã thành công với những sáng kiến tương tự. Vì thế chúng tôi tin, các giải pháp này hoàn toàn khả thi.
Hơn nữa, vì đã tính tới các đặc thù bối cảnh của Hà Nội, chúng tôi tin rằng nếu được thực hiện đúng, các giải pháp nêu trên sẽ góp phần giải quyết được vấn đề đi lại trên địa bàn thành phố, đồng thời giúp bảo tồn cảnh quan, thẩm mỹ, lịch sử, kết cấu xã hội và môi trường của thủ đô.
Những giải pháp này đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân. Chỉ có bằng cách tiếp cận nhiều bên này, Hà Nội mới có thể hy vọng về một hệ thống giao thông trong tương lai phù hợp cho tất cả mọi người. Câu hỏi đặt ra là liệu chính quyền và người dân thủ đô có sẵn sàng thực hiện những thay đổi đó?
Arve Hansen là giảng viên, nghiên cứu viên của Trung tâm Môi trường và Phát triển. Ông là trưởng nhóm nghiên cứu về tiêu dùng bền vững và công bằng nhiên liệu của trung tâm và là một trong hai lãnh đạo của Mạng lưới Châu Á học ở Na Uy. Nguyễn Ngọc Bình là ứng viên Tiến sĩ tại Khoa Địa lí, Đại học McGill, Canada. |
Bảo Đức

Hình ảnh Hà Nội đầu thập niên 80 qua ống kính người phương Tây
Việt Nam năm 1981 là một nơi rất khác biệt, và Hà Nội khi đó tĩnh lặng, hầu như không oto, xe máy...
" alt="Chuyên gia Na Uy tìm giải pháp cho giao thông Hà Nội" width="90" height="59"/>
- Soi kèo góc Atalanta vs Bologna, 17h30 ngày 13/4: Thế trận căng thẳng
- Học tiếng Anh: Sử dụng giới từ chỉ thời gian AT – ON – IN
- Đội hóa học Việt Nam đọ sức với Belarus ở Army Games
- Lên đồ chuẩn thanh lịch cho phái đẹp dịp cuối năm
- Nhận định, soi kèo Monaco vs Marseille, 22h00 ngày 12/4: Bệ phóng Stade Louis II
- 'Cái đích tôi hướng tới là những bài báo đỉnh cao'
- Học tiếng Anh: Các thành ngữ tiếng Anh chủ đề tình yêu
- Anh lệnh dẫn độ nghi phạm người Việt vụ 39 người chết trong xe đông lạnh
- Nhận định, soi kèo Eintracht Frankfurt vs Heidenheim, 22h30 ngày 13/4: Không dễ cho chủ nhà
