当前位置:首页 > Kinh doanh > Tự ý bán cho thuê chỗ để ô tô chủ đầu tư bị phạt 90 triệu đồng 正文

Tự ý bán cho thuê chỗ để ô tô chủ đầu tư bị phạt 90 triệu đồng

来源:NEWS   作者:Thời sự   时间:2025-01-20 03:01:31

Chủ đầu tư tự ý bán,ựýbánchothuêchỗđểôtôchủđầutưbịphạttriệuđồlịch âm tháng 11 cho thuê chỗ để ô tô trong nhà chung cư không đúng quy định sẽ bị phạt tiền từ 80-90 triệu đồng.

Chính phủ đã ban hành Nghị định 139/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng, kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà... Trong đó, đáng chú ý, có nhiều quy định được cho là gỡ nút thắt xung đột lâu nay giữa chủ đầu tư, ban quản trị và cư dân.

Trong Điều 66 của Nghị định này có quy định cụ thể nhiều chế tài xử phạt nặng chủ đầu tư và ban quản trị. Cụ thể, ban quản trị nhà chung cư sẽ bị phạt tiền 50-60 triệu đồng nếu vi phạm lỗi quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung không đúng quy định; tự ý chuyển đổi công năng, mục đích sử dụng phần sở hữu chung, sử dụng chung; tự quyết định mức giá dịch vụ quản lý vận hành chung cư hoặc tự quyết định lựa chọn đơn vị để ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ quản lý vận hành chung cư mà không thông qua hội nghị nhà chung cư.

{ keywords}
Liên tiếp từ cuối năm 2016 đến nay, hàng loạt tranh chấp nổ ra ở nhiều chung cư tại Hà Nội, TP HCM, từ những tòa nhà giá rẻ cho đến cao cấp. (Ảnh: Cư dân dự án Home City (Cầu Giấy – Hà Nội) tập trung phản đối chủ đầu tư (3/2017).

Trường hợp Chủ đầu tư tự ý bán, cho thuê chỗ để ô tô trong nhà chung cư không đúng quy định sẽ bị phạt tiền từ 80-90 triệu đồng. Còn nếu không tổ chức hội nghị nhà chung cư lần đầu theo quy định sẽ bị phạt 100-150 triệu đồng.

Đặc biệt, nếu chủ đầu tư không bàn giao, bàn giao chậm, bàn giao không đầy đủ hoặc bàn giao không đúng đối tượng nhận kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư theo quy định cũng bị phạt từ 100-150 triệu đồng.

Chủ đầu tư tự ý chuyển đổi công năng, mục đích sử dụng phần sở hữu chung; không bố trí diện tích để làm nhà sinh hoạt cộng đồng; tính sai diện tích căn hộ hoặc phần diện tích khác trong nhà chung cư thuộc sở hữu riêng sẽ bị phạt tiền 250-300 triệu đồng.

Cư dân ở trong chung cư cũng sẽ bị xử phạt nếu có các hành vi vị phạm. Cụ thể, cư dân sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích không phải để ở; kinh doanh nhà hàng, karaoke, quán bar tại phần diện tích không dùng để kinh doanh của nhà chung cư; lấn chiếm không gian xung quanh, lấn chiếm các phần thuộc sở hữu chung hoặc lấn chiếm các phần thuộc sở hữu riêng của chủ sở hữu khác… sẽ bị phạt tiền từ 30-50 triệu đồng.

Mức phạt quy định tại nghị định này áp dụng đối với tổ chức. Với cá nhân cùng một hành vi vi phạm, mức phạt sẽ bằng 1/2. Mỗi lỗi vi phạm nêu trên đều đi kèm theo biện pháp khắc phục hậu quả cụ thể như trả lại hiện trạng ban đầu, hoàn trả kinh phí sử dụng không đúng mục đích, buộc hủy bỏ quy định tính phí không đúng quy định…

Gần đây, tranh chấp tại các chung cư diễn ra hàng loạt, chủ yếu do các mâu thuẫn liên quan đến phần diện tích sở hữu chung, sở hữu riêng, đặc biệt là việc đóng góp, quản lý và sử dụng phí bảo trì. Riêng tại TPHCM, theo thống kê của Sở Xây dựng, có tới 96 trên tổng số 2.148 chung cư trên địa bàn phát sinh tranh chấp thời gian qua.

Thực tế, số tiền bảo trì của một chung cư có thể lên tới vài chục tỉ đồng hay việc chuyển đổi một diện tích nhỏ phần sở hữu chung, chẳng hạn bãi giữ xe, thành sở hữu riêng có thể đem về lợi nhuận bạc tỉ. Khoản thu khổng lồ này khiến các chủ đầu tư hoặc ban quản trị luôn tìm cách tận dụng, không đem vào sử dụng theo đúng quy định. Theo số liệu của cơ quan quản lý, tại Hà Nội mới chỉ có 20% số chung cư đã bàn giao quỹ bảo trì cho ban quản trị do cư dân bầu ra, 80% còn lại vẫn trong tình trạng nhập nhèm.

Tranh chấp chung cư ‘leo thang’, Thủ tướng chỉ đạo Bộ Xây dựng báo cáo

Trước tình trạng tranh chấp trong các khu chung cư gia tăng tại các thành phố, Bộ Xây dựng đã có văn bản đề nghị UBND TP Hà Nội, UBND TP HCM báo cáo về tình hình tranh chấp, khiếu nại nói giữa người mua nhà với chủ đầu tư tại các dự án bất động sản trên địa bàn trước ngày 30/11 để cơ quan này tổng hợp, báo cáo Thủ tướng. Trong báo cáo, Bộ cũng yêu cầu các địa phương nêu rõ nguyên nhân và đề xuất, kiến nghị các giải pháp cụ thể để giải quyết tình trạng nêu trên.

Hồng Khanh 

Phó Chủ tịch Hà Nội: Còn nhiều công trình sai phép, PCCC rình rập chung cư

Phó Chủ tịch Hà Nội: Còn nhiều công trình sai phép, PCCC rình rập chung cư

Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn nhận định thủ đô vẫn chưa thể được gọi là thành phố đáng sống như Đà Nẵng hay TP.HCM do nhiều bất cập tồn tại

标签:

责任编辑:Ngoại Hạng Anh