您的当前位置:首页 > Thế giới > Lời nhắc đắt giá ngày 20/11 正文

Lời nhắc đắt giá ngày 20/11

时间:2025-01-23 03:47:42 来源:网络整理 编辑:Thế giới

核心提示

 - Tôi luôn tin rằng,ờinhắcđắtgiángàvn24h con người khi đối diện với tình huống thách thức, trong đóvn24hvn24h、、

 - Tôi luôn tin rằng,ờinhắcđắtgiángàvn24h con người khi đối diện với tình huống thách thức, trong đó quyền lợi của mình bị xâm lấn, sẽ bộc lộ một góc rất chân thật của chính mình.

Mở đầu, tôi xin kể về hai người thầy.

Người thầy đáng kính đầu tiên là cô giáo dạy Địa lý hồi lớp 6. Thuở ấy, thầy cô nào cũng gọi tụi học sinh là em, xưng thầy cô. Một mình cô ấy gọi bọn nhỏ là bạn, xưng tôi.

Học sinh rất quý cô, vì cách giảng lôi cuốn (đến bây giờ thì tôi cũng không nhớ lôi cuốn ở chỗ nào đâu), vì thái độ tôn trọng thiếu niên, với tư cách là những người sẽ trở thành người lớn (thái độ này thì tôi rất nhớ), và phong cách tự do là chính mình mà những người trẻ bây giờ hay gọi là “hào sảng”.

Cho đến một ngày, cô bực bội điều gì đó, bước vào lớp và lôi ngay cái giẻ lau ra chửi bậy.

Ờ thì những từ chửi bậy ở trường chúng tôi nghe suốt, nhưng trong phòng học, từ giáo viên, thì chưa được nghe bao giờ.

Ấy thế là chúng tôi có một buổi học im phăng phắc. Cho đến khi về nhà, tiếng chuông điện thoại đổ, đó là bác hội trưởng hội phụ huynh gọi điện để xác minh thông tin xem có phải cô giáo chửi bậy không. Với tụi trẻ con, đó là một bầu không khí khá căng thẳng khi phải chính miệng nhắc lại từ bậy bậy đó. Còn với cô giáo của chúng tôi, có lẽ sự căng thẳng thuộc về một phương diện khác. Cô và ban phụ huynh đã có buổi làm việc riêng.

Tiết học Địa lý tuần tiếp theo, chúng tôi bắt đầu bằng một bầu không khí im lặng của bầy cừu. Rồi cô xin lỗi về thái độ hôm trước, tôi không nhớ cô đã nói gì, nhưng nhớ thời khắc tụi học sinh nhoẻn miệng cười. Sự tha thứ của bọn trẻ con thường biểu hiện bằng nụ cười nhoẻn miệng.

Một điều mà tôi dám chắc là, để một đứa trẻ nhoẻn miệng cười, nhất định cần sự chân thành và hối lỗi thực sự. Chúng tôi lại tiếp tục học. Cô vẫn là cô giáo “hào sảng” như thế.

Sau này mỗi lần nghĩ đến cô, tôi tự hỏi mình, giả sử mình có làm nghề dạy học, tôi sẽ chọn giữ khuôn phép nghề nghiệp, nói với người học về những điều mà xã hội muốn người học nên là như thế, hay chọn việc sống là không tránh khỏi sai lầm, người học sẽ học cả về những điều chân thật như cách cô đã hiện diện trước tôi?

{ keywords}

Tranh "Reflected Beauty" của Osnat Tzadok 

Người thầy tôi quý trọng tiếp theo là thầy giáo dạy Toán hồi lớp 12.

Đó là kì học Toán rất vui. Hiếm bạn trong số chúng tôi hiểu được điều thầy giảng, nhưng đứa nào cũng quý mến thầy vì tính hài hước. Sau khi giảng, thầy hỏi chúng tôi “Hiểu chưa?”. Một bầu không khí im lặng của bầy cừu. Thầy phá băng “Hiểu rồi à?... Thôi nhé”. Phá băng hiệu quả thật, chúng tôi bò ra cười.

Những giờ học Toán cứ thế lặp lại. Thầy lại hỏi “Hiểu chưa?”. Lại là bầu không khí im lặng của bầy cừu. Thầy lại phá băng “Chưa hiểu à?... Ngu thế”. Băng lại tan chảy bởi những tiếng cười.

Cho đến một ngày, cô bạn cùng bàn nói với tôi về việc cô ấy đang vận động các bạn đề xuất Nhà Trường đổi giáo viên, vì cách dạy của thầy không mang lại hiệu quả.

Giản lược cuộc trò chuyện của chúng tôi như sau:

Tôi: Tao không kí vào đơn đâu. Chúng mình cũng học thêm ở ngoài, đủ để thi đại học rồi. Mày thậm chí còn không phải thi (bạn tôi đạt giải học sinh giỏi quốc gia). Hơn nữa, chúng mình không hiểu điều thầy dạy chứ không phải là thầy chủ định bỏ bê việc dạy chúng mình. Và về cá nhân thì tao thấy thầy vô tư, quý mến học trò, tao sẽ không gây thiệt hại gì cho một người tốt như thầy.

Bạn: Học thêm là sự lựa chọn, còn học chính khóa là quyền mà mình được hưởng, chúng mình cần có quyết định có lợi chung cho cả lớp. Dạy là trách nhiệm của thầy, học sinh không hiểu thì thầy cần điều chỉnh. Tao cũng quý thầy, nhưng việc cần có giáo viên mới chuyên tâm với năm học cuối cấp này quan trọng hơn.

Cho dù số bạn trong lớp đồng ý đổi thầy ít hơn số còn lại, nhưng hội đồng Nhà Trường vẫn quyết định đổi giáo viên.

Buổi học cuối với thầy, không phải là những tràng cười như mọi khi, mà là nước mắt.

Thầy khóc, nhưng tôi không nhớ nước mắt của thầy bằng nước mắt của cô bạn tôi.

Lúc thầy nói lời chia tay, cô bạn đã tựa đầu vào tay tôi để khóc.

Tôi thấy nhiều bạn kí vào đơn đổi thầy khóc nghẹn ngào lắm.

Hồi đó, tôi thấy rất lạ. Tôi đưa tay vỗ về bạn mình, nhưng trong đầu thì thoại thế này này: “Ớ, sao chúng mày lại khóc, bọn tao muốn thầy ở lại thì mới khóc chứ, ớ hu hu hu”.

Bây giờ tôi đã biết, khi một người tựa vào ai đó để khóc, điều gì đó đã đổ vỡ bên trong.

Bây giờ tôi đã hiểu, đó là sự đổ vỡ và thiết lập lại của đạo đức, đi kèm với cảm giác đắc lỗi.

Đạo đức không phải là đúng/sai mà là tham chiếu để ra quyết định.

Cô bạn và tôi đều quý mến con người của thầy.

Tôi chọn tham chiếu đạo đức là tính hài hòa của một hệ thống sẵn có, trong đó quyền lợi của bản thân tôi ít bị đe dọa, để ra quyết định duy trì.

Tôi không có cảm giác đắc lỗi với thầy vì thế.

Bạn tôi chọn tham chiếu đạo đức để ra quyết định là tiềm năng mang lại lợi ích nhiều hơn của một hệ thống sắp được xây dựng, quyền lợi của bạn ấy không bị đe dọa nhưng những học sinh khác có thể bị ảnh hưởng.

Vì vừa quý mến thầy, vừa phải ra quyết định gây thiệt hại đến thầy, cảm giác đắc lỗi xuất hiện trong lòng bạn ấy.

Kết quả sau đó là lớp chúng tôi có một cô giáo trẻ dạy Toán.

Cô là người dạy Toán quan tâm đến sự tiến bộ của người học nhất mà tôi từng gặp ở cấp ba.

Mỗi lần nghĩ đến chuyện này, tôi nhớ về những người bạn 17 tuổi của mình năm xưa, chưa được trao quyền công dân, nhưng đã thể hiện thái độ công dân khi đứng trước vấn đề chung.

Họ dạy tôi một điều rằng, không thể tạo ra nhiều lợi ích cộng đồng hơn, khi mà bản thân chỉ muốn không đắc lỗi.

{ keywords}
Minh họa "Freedom of the Mind" của Adene 

Rồi một ngày, tôi đứng trước quyết định có trở thành người dạy học hay không.

Độ ấy, tôi tâm sự với một người bạn rằng, tôi mong muốn các em sinh viên sẽ là những người tự do, đứng trước một vấn đề sẽ đi tìm những bằng chứng nghiên cứu và đưa ra lập luận để thể hiện một góc nhìn, chứ không phải giống chúng tôi ngày trước, học thuộc và lấy ví dụ cho một điều ghi sẵn trong sách vở.

Tôi thuyết phục bạn tôi (thực ra là thuyết phục phần nào đó sự nghi ngại trong mình), rằng, nơi tôi sẽ có cơ hội làm việc, có những người làm khoa học nghiêm túc và giảng dạy tâm huyết.

Anh bạn tôi nói như vỗ vào mặt tôi là, “hệ thống không thể thay đổi từ bên trong”.

Bạn tôi từng khởi nghiệp một công ty công nghệ thông tin, rất phát triển sau đó.

Nhưng đùng một cái, bạn ấy dừng tất cả các dự án khác chỉ để chuyên tâm cho duy nhất một dự án. Cuộc sống là phải lựa chọn. Một thời gian sau, công ty dừng hoạt động. Các anh chị em công ty chia thành các ngả đường, gia nhập những công ty công nghệ khác.

Những điều bạn ấy trải qua trong công việc khiến lời nói của bạn ấy về nghề nghiệp rất có sức nặng với tôi.

Anh bạn này và cô bạn cùng bàn lúc trước tôi kể đều đại diện cho tinh thần dám sống có trách nhiệm, có niềm tin riêng, dám thay đổi – những điều mà tôi vừa mong muốn có, vừa sợ hãi nếu có được.

Trong tôi, họ là hai người thầy đáng quý.

Rồi tôi trở thành người dạy học.

Nhiều lúc khi nhìn cách hệ thống trường học vận hành, câu nói của anh bạn tôi lại vang lên, “hệ thống không thể thay đổi từ bên trong”.

Rồi tôi nhìn sang những sinh viên học ngành tâm lý mà mình gặp khi làm việc, tự hỏi rằng, những người trẻ tuổi này, vài năm nữa, sẽ khiến hệ thống mà họ làm việc mang lại nhiều giá trị hơn cho cộng đồng chứ?

Tôi không trả lời được câu hỏi đó.

Và rồi tôi thấy ở những người trẻ tuổi ấy, cách họ nói về cảm nhận của họ trước con người, cách họ nói về điều mà hệ thống nơi họ thực tập có thể nỗ lực để khác đi, thì ra, con người trong hệ thống đã thay đổi rồi.

Trước đây, thế hệ sinh viên chúng tôi không bộc lộ con người mình trước giảng viên như thế.

Tôi nhìn thấy ở những người trẻ tuổi này sự tự do từng là xa vời với chúng tôi. Đó là một điều thật hạnh phúc.

{ keywords}
Tranh "By the Wishing Well" của Osnat Tzadok

Các ngày lễ kỉ niệm ở nước ta nói chung, có nhiều hoa, bài ca và tà áo đẹp.

Tôi thích hoa lá, âm nhạc, quần áo đẹp, rất thích, cho mọi ngày.

Được nghe và được nói những lời biết ơn chân thực, ai mà không trân quý.

Nhưng thật khó gác lại một bên, phần còn lại của cuộc sống là, mỗi ngày kỉ niệm là một ngày ghi dấu những vất vả, bất công mà một nhóm người còn đang vật lộn.

Vào ngày 20/11, nhóm người đó không chỉ là các đồng nghiệp của chúng tôi ở những vùng khó khăn.

Còn là ai nữa nhỉ? Nếu như đặt câu hỏi cho những người làm nghề dạy học ở thành phố đầy đủ tiện nghi như chúng tôi, xem liệu chúng tôi muốn thay đổi điều gì để làm công việc của mình theo đúng nhiệm vụ của nghề này, nếu chúng tôi trả lời là mọi thứ đều đang ổn theo khả năng của nó, e là lại rơi vào nan đề đạo đức mà cô bạn thuở 17 đã dạy tôi.

Chúng ta cần ngày kỉ niệm để nhắc nhở rằng, còn nhiều điều cần phải thay đổi. Sự thay đổi kèm theo cái giá đắt là trách nhiệm, đắc lỗi, chứ không phải là những bông hoa, bài ca và tà áo đẹp.

Đặng Hoàng Ngân (giảng viên Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội)

Thủ tướng: “Tốt nghiệp đại học 42 năm, tôi vẫn nhớ từng thầy một”

Thủ tướng: “Tốt nghiệp đại học 42 năm, tôi vẫn nhớ từng thầy một”

Dịp 20/11, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói mình đã tốt nghiệp đại học 42 năm nhưng vẫn nhớ từng thầy một, thậm chí vẫn nhớ từng chữ ký của từng thầy cô trong học bạ.