Người đàn ông Nhật 63 tuổi tốt nghiệp thạc sĩ tại Việt Nam
Ông Kato Mitsuru,ườiđànôngNhậttuổitốtnghiệpthạcsĩtạiViệlịch thi đấu cúp c2 người Nhật Bản, đã sinh sống và làm việc tại nhiều quốc gia trên thế giới trước khi đến với Việt Nam.
Ông đến Việt Nam lần đầu năm 2004 và sống hai năm liên tục từ 2008 đến 2009. Ấn tượng trước vẻ đẹp thiên nhiên, sự thân thiện của con người, ông đã lựa chọn gắn bó với nơi này trong khi gia đình ông định cư tại nước ngoài.
“Sau những chuyến đi công tác, làm việc tại Việt Nam, tôi nhận ra rằng, Việt Nam rất phù hợp với tôi”, ông Kato nói.
Vì vậy, sau khi đến tuổi nghỉ hưu ở Nhật Bản, ông quyết định sang Việt Nam và đi làm cho một công ty về sản xuất linh kiện điện tử ở Hải Dương trong vòng 5,5 năm.
Sau một thời gian làm việc, ông Kaito quyết định học cao hơn để hiểu hơn về văn hóa và con người Việt Nam.
Ông Kato cho biết, những ngày đầu tiên đến Việt Nam, bất đồng ngôn ngữ khiến ông gặp nhiều khó khăn.
Những ngày đầu, không thể phát âm được, không biết làm sao để người đối diện hiểu, ông vừa cố gắng nói lẫn lộn các ngôn ngữ tiếng Anh, Nhật vừa dùng ngôn ngữ hình thể để biểu đạt.
Mặc dù bắt đầu học tiếng Việt khi đã ở độ tuổi gần 50, chủ yếu là tự học dưới sự hướng dẫn của gia sư, nhưng ông Kato đã rất nỗ lực để có thể viết, giao tiếp tiếng Việt và ứng tuyển vào chương trình thạc sĩ ngành Khu vực học (theo định hướng Việt Nam học) của Trường ĐH Việt Nhật - ĐH Quốc gia Hà Nội.
Theo học ngành này, ông học về tất cả mọi thứ gồm văn hóa, chính trị, ngoại giao, kinh tế,... của Việt Nam.
Quyết định đi học, ông Kato cho biết, mình sống trong ký túc xá của ĐH Quốc gia Hà Nội và hằng ngày ăn cơm “bụi”.
Ông cũng tham gia cùng câu lạc bộ xe đạp và đi đến rất nhiều địa điểm du lịch, có phong cảnh đẹp của Việt Nam như Sa Pa, Y Tý (Lào Cai), Chùa Hương, Đền Hùng...
Ông cho hay, cảm nhận văn hóa của Việt Nam cũng có những điểm tương đồng với đất nước của mình, chẳng hạn về truyền thống gia đình và nhiều phong tục tập quán khiến ông cảm thấy gần gũi như quê nhà.
“Tôi thấy phong cảnh Việt Nam rất đẹp. Càng đi, tôi càng ấn tượng về văn hóa và con người Việt Nam”.
Ông Kato cho hay, lý do chọn học thạc sĩ ở Việt Nam đơn giản chỉ là muốn có thêm nhiều kiến thức, hiểu hơn về đất nước, con người Việt Nam.
“Tôi chọn Trường ĐH Việt Nhật để theo học vì qua tìm hiểu, tôi biết trường có nhiều giảng viên người Nhật ngoài những giảng viên người Việt giỏi”.
Lớn tuổi, đi học với người trẻ, song ông Kato cho hay không cảm thấy xấu hổ hay ngượng ngùng mà thay vào đó rất vui, bởi người trẻ có rất nhiều năng lượng.
“Các bạn trẻ rất thông minh, giàu năng lượng và những điều đó cũng giúp tôi như được tiếp thêm động lực, thấy bản thân cần cố gắng nhiều hơn trong học tập”.
Trong luận văn thạc sĩ được bảo vệ mới đây, ông lựa chọn nghiên cứu về chủ đề: “Thực trạng của lao động theo hợp đồng người Việt Nam ở Nhật Bản hiện nay và các yếu tố ảnh hưởng”, qua đó đưa ra vấn đề về nhóm lao động dễ bị tổn thương, bóc lột bởi hạn chế ngôn ngữ.
Đây là một đề tài mang nhiều ý nghĩa song không dễ thực hiện và thách thức nhất đối với ông là phải viết luận văn bằng tiếng Việt. Tuy nhiên, ông Kato đã cố gắng đầu tư rất nhiều thời gian và tâm huyết để hoàn thành nghiên cứu.
Bằng phương pháp tiếp cận kết hợp giữa phỏng vấn sâu, phân tích văn bản và những quan sát dựa trên kinh nghiệm của bản thân, ông Kato phát hiện thấy các lao động hay thực tập sinh kỹ năng Việt Nam ở Nhật là nhóm dễ chịu tổn thương, bị bóc lột và gặp nhiều khó khăn trong việc bảo vệ quyền lợi chính đáng của bản thân. Nguyên nhân một phần cũng từ khả năng ngôn ngữ (tiếng Nhật) hạn chế.
Chính vì vậy, trong phần đề xuất của mình, ông Kato nhấn mạnh các cơ quan hữu trách của cả Việt Nam và Nhật Bản nên có những chương trình phù hợp nhằm giúp các lao động hay thực tập sinh kỹ năng Việt Nam cải thiện năng lực tiếng Nhật.
Cùng đó, các công ty dịch vụ phái cử lao động sang Nhật Bản nên điều chỉnh mức chi phí sao cho phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và không tạo gánh nặng tài chính cho người lao động. Hay Chính phủ Nhật Bản có thể thảo luận với những doanh nghiệp thuê lao động Việt Nam về khả năng chi trả 100% chi phí dịch vụ cho công ty dịch vụ phái cử từ Việt Nam.
Ông Kato cho hay, ngày hôm nay, được nhận tấm bằng thạc sĩ, ông cảm thấy rất vui mừng, hạnh phúc. Song ông mong muốn sẽ tiếp tục học cao hơn nữa, cụ thể là tiến sĩ về ngành Việt Nam học hoặc ngành Nhật Bản học khi có cơ hội.
Ông Kato nhìn nhận đến thời điểm hiện tại, tiếng Việt của ông vẫn còn kém, mặc dù có tốt hơn so với 2 -3 năm trước.
“Tôi đã có thể đọc, viết và nghe tốt nên giờ đây đi học không cảm thấy khó khăn như trước nữa. Nhưng khả năng nói và phát âm chưa được tốt, đó cũng là vấn đề mà tôi cần khắc phục”, ông Kato nhìn nhận.
Ông Kato cho hay, sau khi học tập và nghiên cứu về văn hóa, con người Việt Nam, ông muốn chia sẻ nhiều hơn những câu chuyện về đất nước, con người Việt Nam tới những những người bạn của mình ở Nhật.
GS.TSKH Vũ Minh Giang (Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo Trường ĐH Việt Nhật, Giám đốc chương trình thạc sĩ Khu vực học) cho hay, ông Kato là học viên đặc biệt khi thi vào chương trình thạc sĩ Khu vực học khi tuổi đã cao. Song ông rất quyết tâm, nghị lực, nhiệt tình nghiên cứu về Việt Nam và chủ đề nghiên cứu rất đặc biệt về người Việt đi xuất khẩu lao động ở Nhật Bản.
“Lúc đầu tôi lo lắng bởi tiếng Việt của học viên tương đối khó khăn nhưng sau hai năm, Kato đã vượt qua tất cả và bảo vệ thành công luận án thạc sĩ với chất lượng tương đối tốt”, GS Vũ Minh Giang nói.
Theo GS Giang, kết quả này thể hiện chất lượng học tập cũng như tình cảm rất đặc biệt của ông Kato với Việt Nam nói chung và đối với những người lao động Việt ở Nhật Bản nói riêng. “Ông Kato từng nói với tôi, sau khi bảo vệ luận văn thạc sĩ, ông muốn tiếp tục học tập, nghiên cứu về Việt Nam với mong muốn có thể đóng góp kết quả nhỏ bé của mình vào việc cải thiện những điều kiện lao động cho các thực tập sinh và những người Việt Nam sang Nhật lao động", GS Vũ Minh Giang nói.
Ngày 21/7, Trường ĐH Việt Nhật - ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức lễ tốt nghiệp và trao bằng cho 32 cử nhân khóa đầu tiên (2020-2024) và 36 thạc sĩ học khóa VII. Năm nay, cũng là cột mốc đánh dấu 10 năm thành lập Trường ĐH Việt Nhật - ĐH Quốc gia Hà Nội.
Tại buổi lễ, ông Ito Naoki - Đại sức đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam, chúc mừng toàn bộ sinh viên, học viên tốt nghiệp năm nay.
Đại sứ Ito Naoki cho hay những kiến thức các em tiếp thu được tại Trường ĐH Việt Nhật ngày hôm nay sẽ là hành trang giúp ích cho cuộc sống và công việc sau này của các em. Ông cũng hy vọng tân cử nhân, tân thạc sĩ sẽ trở thành cầu nối gắn kết mối quan hệ, tình hữu nghị giữa 2 nước Việt Nam - Nhật Bản.
(责任编辑:Bóng đá)
- Soi kèo góc Monza vs Fiorentina, 2h45 ngày 14/1
- Nhận định, soi kèo Toulouse vs Strasbourg, 23h15 ngày 12/1
- Nhận định, soi kèo Lamphun Warrior vs Nakhon Ratchasima, 18h00 ngày 14/1: Cửa trên ‘tạch’
- Siêu máy tính dự đoán Atletico Madrid vs Osasuna, 22h15 ngày 12/01
- Nhận định, soi kèo Venezia vs Inter Milan, 21h00 ngày 12/1: Trở lại cuộc đua
- Nhận định, soi kèo U21 Bristol City vs U21 Swansea, 21h00 ngày 13/1: Đối thủ khó chịu
- Soi kèo phạt góc Atletico Madrid vs Osasuna, 22h15 ngày 12/01
- Nhận định, soi kèo Bologna vs AS Roma, 0h00 ngày 13/1: Lấy lại vị thế
- Soi kèo góc Genoa vs Parma, 18h30 ngày 12/1
- Nhận định, soi kèo APOEL vs PAC Omonia, 22h59 ngày 12/1: Mất phương hướng
- Nhận định, soi kèo Lamphun Warrior vs Nakhon Ratchasima, 18h00 ngày 14/1: Cửa trên ‘tạch’
- Nhận định, soi kèo Newcastle Jets vs Macarthur FC, 13h00 ngày 12/1: 3 điểm xa nhà
- Nhận định, soi kèo Real Chikkamagaluru vs FC Agniputhra, 17h00 ngày 13/1: Tưng bừng bắn phá
- Soi kèo góc Monza vs Fiorentina, 2h45 ngày 14/1
- Nhận định, soi kèo U19 Huế vs U19 Hoàng Anh Gia Lai, 15h00 ngày 14/1: Trả nợ sòng phẳng
- Nhận định, soi kèo U19 Nam Định vs U19 Viettel, 15h30 ngày 14/1: Tiếp tục vùi dập
- Nhận định, soi kèo Real Chikkamagaluru vs FC Agniputhra, 17h00 ngày 13/1: Tưng bừng bắn phá
- NHận định, soi kèo Leipzig vs Bremen, 21h30 ngày 12/1: Vị khách cứng đầu
- Nhận định, soi kèo U19 Hà Tĩnh vs U19 Quảng Nam, 15h15 ngày 14/1: Tin vào U19 Hà Tĩnh
- Nhận định, soi kèo Istanbul Basaksehir vs Galatasaray: Bổn cũ soạn lại