![](<p>Ngày 28/1, tại BangKok, Thái Lan, Huawei đã chính thức giới thiệu bộ đôi smartphone Mate 8 và GR5 ra thị trường Đông Nam Á. Buổi ra mắt sản phẩm được tổ chức )
Mate 8 được xem là một con "quái vật" trong làng smartphone hiện nay, khi được trang bị bộ vi xử kí Kirin 950 hoàn toàn mới, cho hiệu năng CPU cao hơn 100%, GPU hơn 125% và tiết kiệm pin 70% so với chip Kirin 925.
Máy trang bị màn hình 6 inch, độ phân giải Full HD, RAM lên tới 4GB, chạy trên nền giao diện EMUI 4.0, tùy biến từ phiên bản Android 6.0 Marshmallow.
Camera sau của Mate 8 độ phân giải lên tới 16MP, khẩu độ f/2.0, dùng cảm biến SMOS của Sony, chống rung quang học, đèn flash kép và lấy nét liên tiếp theo phase. Camera trước của máy có độ phân giải 8.0MP.
Pin của Mate 8 cũng gây ấn tượng mạnh khi dung lượng lên tới 4.000mAh. Ttheo Huawei, với pin này máy sử dụng được hơn 2 ngày và đặc biệt thiết bị hỗ trợ sạc nhanh, chỉ cần 30 phút sạc pin của máy đủ sử dụng trong 1 ngày.
" alt=""/>Huawei chính thức ra mắt Mate 8 và GR5 tại khu vực Đông Nam Á
![](<h1>Zalo mang giấc mơ sang thị trường ngoại</h1><p>Từ năm 2012, khi xu hướng OTT bùng nổ trên thế giới thì Việt Nam với dân số 90 triệu là “bãi đáp” của nhiều tên tuổi lớn như Viber, Kakao Talk, Wechat, Line… Đây là những cái tên đã )
Ông Vương Quang Khải, người sáng lập Zalo cho rằng: "Khi một sản phẩm công nghệ Việt Nam xuất hiện thì phản ứng đầu tiên của cộng đồng thường là sự nghi hoặc. Vì thế, khó khăn lớn nhất với chúng tôi thời gian qua có lẽ là áp lực hoàn thiện OTT để cạnh tranh với các công ty nước ngoài trong bối cảnh xung quanh không ai tin tưởng. Xây dựng sản phẩm tốt đã khó, nhưng để nó thực sự được cộng đồng đón nhận đặt đội ngũ Zalo dưới sức ép nặng nề. Chúng tôi chỉ bắt đầu tự tin khi Zalo đạt mốc 20 triệu người dùng, tăng trưởng gần gấp 3 so với 2013".
Mới đây, Zalo tuyên bố cán mốc 60 triệu người dùng, tương đương với 2/3 dân số Việt Nam. Với con số này, Zalo đứng vị trí áp đảo so với các ứng dụng OTT khác như Viber và cũng là nguyên nhân khiến Kakao Talk và Line âm thầm rút khỏi thị trường Việt Nam không kèn không trống.
Không dừng lại ở việc nhắn tin và thoại miễn phí Zalo đã tích hợp thêm các dịch vụ công, thông báo tiền điện hàng tháng, tra cứu điểm tiêm vắc xin…
Khi đã chiếm lĩnh thị trường trong nước, Zalo tiếp tục “tham chiến” thị trường ngoại. Myanmar là cái tên được nhắc đến cho chiến lược xuất ngoại này. Thị trường Myanmar có khoảng 52 triệu dân với khoảng 18 triệu thuê bao 3G và là thị trường mới phát triển bùng nổ dịch vụ di động. Trước khi Zalo vào thị trường này thì Viber, Wechat, Line, Beetalk đã có mặt ở đây
Ngay lập tức, phiên bản Zalo có hỗ trợ tiếng Myanmar được đưa ra. Chỉ sau khoảng 4 tháng có mặt ở thị trường này Zalo đã có xấp xỉ 2 triệu thuê bao hoạt động ở Myanmar. Đây thực sự là mức tăng trưởng khá ấn tượng của “lính mới” Zalo.
Nói về chiến lược đưa sản phẩm ra thị trường ngoại, ông Vương Quang Khải chia sẻ rằng "không có gì ngoài giấc mơ lãng mạn đưa được sản phẩm công nghệ Việt ra thị trường nước ngoài".
Doanh nghiệp ICT Việt đã xuất ngoại bằng... sự lãng mạn
" alt=""/>Nếu không lãng mạn, Viettel, Zalo đã không “đem chuông đi đánh” xứ người