Henry Moody, một nam sinh lớp 10 Trường St Columba’s College, đã hoàn thành chặng đường 194 dặm từ một làng chài ở Cumbria tới Robin Hood’s Bay ở North Yorkshire cách đây 3 tháng.
Động lực để Henry thực hiện thách thức này là một bài nói chuyện của đại diện tổ chức từ thiện Elizabeth’s Legacy of Hope về việc ủng hộ những đứa trẻ mất chân vì chiến tranh, tai nạn hoặc thiếu chăm sóc y tế.
Chuyến đi bộ của Henry đã quyên góp được 700 bảng. Cùng mẹ đồng hành trong chuyến đi, hai mẹ con nam sinh này đã phải vượt qua nhiều ngọn núi và đầm lầy.
Tổ chức từ thiện Elizabeth’s Legacy of Hope đã rất ấn tượng với nỗ lực của Henry đến mức họ quyết định liên hệ với Thủ tướng David Cameron. Và Thủ tướng nước Anh đã viết một bức thư cho Henry, nói rằng những tình nguyện viên như cậu “đang làm những điều tuyệt vời trên khắp Vương quốc Anh”.
Ông Cameron nói: “Sự đóng góp của bạn được đánh giá rất cao và bạn nên tự hào về những tác động tích cực mà công việc của bạn mang lại. Cảm ơn vì đã tạo nên sự khác biệt”.
Được biết cứ mỗi tuần Thủ tướng Anh lại vinh danh một cá nhân tiêu biểu – người đã làm nên những thay đổi trong cộng đồng của mình.
Các quan chức Trung Quốc lo ngại rằng họ sẽ bắt đầu một đợt trấn áp công nghệ khác sau khi vào ngày 22/12, Cục Quản lý Báo chí và Xuất bản Quốc gia (NPPA) công bố các quy tắc mới để hạn chế sự phát triển của game trực tuyến, bao gồm giới hạn chi tiêu của game thủ trưởng thành. Những hạn chế bổ sung bao gồm cấm tặng thưởng khi đăng nhập thường xuyên, cấm nội dung vi phạm an ninh quốc gia.
Khi Tencent và NetEase chứng kiến giá trị thị trường của họ giảm hàng chục tỷ USD trên sàn chứng khoán Hồng Kông cùng ngày, NPPA đã tuyên bố phê duyệt 40 tựa game nhập khẩu ngay trong phiên giao dịch. Dù vậy, động thái này không giúp khôi phục niềm tin của các nhà đầu tư.
Một số nhà phân tích nhận định Tencent và NetEase không nên bị ảnh hưởng đáng kể, nhưng điều đó không thể ngăn cản cổ phiếu của cả hai giảm mạnh. Một ngày sau, chính quyền cho biết sẽ lắng nghe phản hồi từ các bên liên quan, bao gồm các công ty và người chơi để cải thiện quy tắc.
Các hạn chế sâu rộng, khiến những doanh nghiệp trong ngành và các nhà đầu tư mất cảnh giác vào ngày giao dịch cuối cùng trước Giáng sinh, nhắc nhở nhiều người về cuộc trấn áp công nghệ quyết liệt năm 2021.
Năm đó, nhiều cơ quan khác nhau đột ngột áp đặt các hạn chế đối với các lĩnh vực từ thương mại điện tử đến giải trí, kiềm chế Ant Group và Alibaba của tỷ phú Jack Ma trong khi làm sụp đổ ngành công nghiệp giáo dục trực tuyến.
Yang Wen Feng, Phó Chủ tịch cấp cao tại xưởng game Paper Games, nhận xét các sự kiện mới nhất phản ánh mong muốn của chính phủ đối với thị trường game lớn hơn, đa dạng hơn, chứa nội dung sáng tạo chất lượng cao hơn. Chính phủ muốn các nhà phát hành game kiếm lợi nhuận thông qua hoạt động công bằng và đổi mới sản phẩm thay vì đào sâu vào các chiến lược kiếm tiền.
(Theo Bloomberg)
" alt=""/>Trung Quốc thay đổi lập trường sau khi ‘thổi bay’ 80 tỷ USD vốn hóa ngành gameChị Lê Thị Thu Huyền, mẹ Bách, cho hay, chị rất hài lòng về kết quả con đạt được song không quá bất ngờ. Đồng hành cùng con từ nhỏ, chị Huyền cho rằng đây là thành quả xứng đáng xuyên suốt một quá trình. Điều chị vui và tự hào nhất là con đã thể hiện ý chí kiên cường, quyết tâm cao.
Ngày thi đầu tiên, Bách tạm xếp ở vị trí 46/353 thí sinh, thậm chí gần thấp nhất trong các thành viên đội tuyển Việt Nam, trong khi để đạt Huy chương Vàng, cần lọt top 30 chung cuộc. “Biết con thấy áp lực, tôi nhắn tin động viên rằng vẫn còn ngày thi thứ hai để ‘quyết chiến’, ‘không có gì là không thể’ và hãy tận dụng từng phút nếu còn cơ hội. Mẹ tin chắc con sẽ làm được!”, chị Huyền kể.
Ở ngày thi thứ 2, Bách đã lật ngược được tình thế khi quay lại top 30 và con kiên trì giữ ở vị trí thứ 29 cho đến khi kết thúc cuộc thi. Đến khi chỉ còn 18 phút nữa là kết thúc cuộc thi, chị Huyền đã không thể kìm lòng và nhắn cho Bách một tin nhắn dù chị biết con sẽ không đọc được. Nhưng người mẹ hy vọng sợi dây giao cảm giữa mẹ con sẽ mang đến điều kỳ diệu. “Con trai ơi, cố lên nhé! Mẹ tin con sẽ chiến thắng”, chị Huyền nhắn.
Chị Huyền kể, Bách đến với Tin học từ một sự tình cờ, còn xuất phát điểm em vốn là “dân Toán”.
Bách thể hiện khả năng về toán từ nhỏ và đạt nhiều giải thưởng trong các cuộc thi. Năm lớp 4, Bách đoạt giải Nhì thi ViOlympic Toán tiếng Anh cấp quốc gia. Lớp 5, em giành Huy chương Bạc tại cuộc thi Toán và Khoa học quốc tế (IMSO) diễn ra ở Trung Quốc. Lên lớp 6, Bách đoạt Huy chương Vàng tại cuộc thi Olympic Toán học châu Á - Thái Bình Dương (APMOPS) tại Singapore, năm 2019. Cùng năm đó, Bách giành Huy chương Vàng cuộc thi Toán và Khoa học quốc tế lần thứ 16...
Theo chị Huyền, việc con trai rẽ hướng qua Tin học đầy bất ngờ, thậm chí có thể coi là khá muộn.
“Giai đoạn cuối năm lớp 7 của con đúng vào năm dịch Covid-19 diễn ra. Khi đó, phải ở nhà, con rất buồn. Thấy vậy, tôi gợi ý con thử học môn Tin học và từ đó, con bắt đầu tiếp cận với Tin học”, chị Huyền kể.
Bách bắt đầu tự học và tìm kiếm các tài liệu, giáo trình về Tin học. “Sau một thời gian, chính con nói với tôi rằng cảm thấy rất thích và muốn theo đuổi Tin học bởi cảm nhận rõ tính sáng tạo. Con nói bị hấp dẫn hơn là việc ôn và làm đi làm lại những dạng Toán theo khuôn mẫu”, chị Huyền nói.
Thấy con trai quyết tâm, chị Huyền ủng hộ. Lớp 8, Bách lọt vào đội tuyển thi học sinh giỏi môn Tin học của Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam (khối THCS) chỉ sau 5 tháng tự học và qua một khóa “vỡ lòng” về Tin học.
Ở kỳ thi học sinh giỏi môn Tin học cấp thành phố năm đó, dù “vượt cấp” khi mới lớp 8, Bách đã đoạt giải Nhì. Cũng năm đó, Bách tham gia kỳ thi Tin học trẻ toàn quốc và giành giải Nhất.
Năm lớp 9, Bách cho thấy khả năng Toán học của mình không sụt giảm khi vẫn lọt đội tuyển thi học sinh giỏi cấp thành phố môn Toán và cũng đoạt giải Nhì.
Năm lớp 11, Bách đạt giải Nhất kỳ thi học sinh giỏi quốc gia môn Tin học với điểm số cao nhất toàn quốc. Cũng trong năm học này, Bách tiếp tục đoạt Huy chương Bạc tại kỳ thi Olympic Tin học Châu Á - Thái Bình Dương năm 2024.
Bách chia sẻ bí quyết của em đơn giản là chăm chỉ và chủ động trong việc học. Có những ngày, nam sinh viết code, lập trình đến 14 tiếng.
Chị Huyền cũng cho rằng, có được kết quả ngày hôm nay, khả năng chỉ là một phần nhưng quan trọng hơn và có tính quyết định là sự nỗ lực học tập và rèn luyện của con.
“Có những đợt, đêm nào con cũng tham gia các cuộc thi online đến 5 tiếng do các diễn đàn Tin học quốc tế tổ chức. Nhiều hôm, con say sưa học và thức đến 1-2h. Thậm chí, có những lúc tôi phải căng thẳng yêu cầu con đi ngủ sớm.
Việc học môn Tin học đòi hỏi sự chủ động cao, bởi ngồi bên máy, con học hay không đôi khi bố mẹ không thể biết. Nhưng với Bách, khi vào học và thực hành Tin học, con như bị cuốn đi, thoát ly hẳn khỏi mọi thứ xung quanh như điện thoại, mạng xã hội... Con từng kể có những lúc cúi đầu xuống đọc đề, làm một bài và khi ngẩng lên đã hết 3 tiếng”, chị Huyền kể.
Hãy “giữ đôi chân không rời khỏi mặt đất”
Bách cho hay, kết quả hôm nay em có được cũng nhờ sự động viên, khích lệ từ nhà trường, thầy cô và gia đình. Vợ chồng chị Huyền không bao giờ tạo áp lực hay đặt mục tiêu rằng con đi thi nhất định phải đoạt Huy chương Vàng, Bạc hay Đồng... “Ranh giới của việc đoạt được Huy chương Vàng hay Bạc đôi khi rất mong manh vì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Quan điểm của tôi khi con tham gia tất cả các cuộc thi từ trước đến nay là chỉ cần con cố gắng làm tốt nhất có thể, thì bất kể kết quả thế nào đều đáng ghi nhận, khích lệ”, chị Huyền nói.
Sau mỗi kỳ thi, chị luôn trao đổi với con về những điều đã và chưa làm được để lần sau có thể làm tốt hơn. “Tôi hướng đến việc đồng hành và chia sẻ chứ không quá kỳ vọng để tạo áp lực hay làm con thất vọng về bản thân”, người mẹ bày tỏ.
Chị Huyền luôn dặn con, kể cả sau kỳ thi này, hãy “giữ đôi chân không rời khỏi mặt đất”, không được mất mục tiêu phấn đấu.
Hằng ngày, Bách vẫn làm việc nhà và tham gia nhiều hoạt động thể thao, đặc biệt là bơi lội. Năm ngoái, nam sinh cao 1m80 này từng vượt thử thách ở giải bơi vượt biển Lý Sơn, từ đảo Lớn sang đảo Bé với cự ly 5 km. Lần đó, Bách là một trong số ít người đã vượt biển Lý Sơn thành công để về đích.
Bách tham gia câu lạc bộ bơi 6-7 năm nay và duy trì việc dạy bơi miễn phí cho trẻ em khiếm thị vào các mùa hè. Năm nay, dù học ôn đội tuyển Olympic quốc tế rất căng, nhưng 5h30 hàng ngày, Bách đều đến bể bơi để dạy cho các em nhỏ trong câu lạc bộ. “Tôi nghĩ việc này giúp con giải tỏa căng thẳng trong việc học. Thể lực và thể chất tốt góp phần hỗ trợ, giúp con tập trung vào việc học, phát triển về trí tuệ”, chị Huyền nói.
Bách cho hay, thời gian tới, em tiếp tục tập trung học để hoàn thành chương trình THPT. Bên cạnh đó, em sẽ trang bị kiến thức, kỹ năng, học thêm các chứng chỉ để chuẩn bị cho hành trang du học. Trong tương lai, Bách muốn theo đuổi những ngành liên quan công nghệ thông tin, khoa học máy tính.