
Trong các ngày từ 30/8 đến 1/9, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cùng các trường tiểu học, phổ thông và đại học Việt Nam đã có các chuyến thăm và làm việc, tìm hiểu cơ hội hợp tác trong giáo dục, đào tạo tại Đan Mạch và Thuỵ Điển.Sáng 30/8, tại Bộ Giáo dục Đan Mạch, Bộ Đại học và Khoa học Đan Mạch, hai bên đã trao đổi về các vấn đề của đánh giá, kiểm định chất lượng đại học, những thách thức đặt ra với giáo dục đại học khi quy mô đại học phát triển.
Trong khuôn khổ buổi làm việc, 17 biên bản ghi nhớ giữa các trường đại học Việt Nam và phía Đan Mạch đã được ký kết. Đó là các hợp tác trong lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu y khoa, mỏ địa chất, ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục…
 |
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ thăm Trường tiểu học Hellerup Skole và trò chuyện với học sinh. Ảnh: Hạ Anh. |
Tại phiên hội đàm với Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đại học Soren Pind, hai bên đã thảo luận về hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đại học, nâng cao chất lượng giảng viên, định hướng nghề nghiệp cho sinh viên, trao đổi giảng viên, học tập mô hình đại học tự chủ.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ đề xuất phía bạn ủng hộ dự án nước ngầm của Trường ĐH Mỏ - Địa chất, chương trình trao đổi sinh viên, giảng viên với Đan Mạch của Trường ĐH Ngoại thương.
Buổi chiều cùng ngày, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã đến thăm Trường Kinh doanh Niels Brock, trao đổi với nhà trường về hoạt động giáo dục và đào tạo tại Việt Nam. Sau đó, Bộ trưởng cùng các trường đại học tham dự diễn đàn do Hiệp hội các trường đại học UCC (University College of the Capital) tổ chức.

|
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ làm việc tại Bộ Ngoại giao Đan Mạch. Ảnh: Hạ Anh. |
Trong ngày 31/8, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã đến thăm Trường tiểu học Hellerup Skole (thủ đô Stocklhom). Đây là ngôi trường liên cấp từ bậc mầm non đến trung học cơ sở, được thiết kế theo không gian mở và cách tổ chức lớp học “mở”, giáo viên được chủ động thiết kế nhiều nội dung học tập theo đề xuất của học sinh.
Cũng trong thời gian này, các trường đại học đã tới Trường ĐH Copenhaghen để xúc tiến cơ hội hợp tác giữa các bên.
Tại buổi hội đàm với Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Đan Mạch Ulla Tornaes diễn ra sau đó, hai bên đã thảo luận về chương trình STEM, kết hợp giữa trường phổ thông và Lego. Đồng thời, trao đổi kết quả và định hướng hợp tác trong thời gian tới.
Buổi chiều cùng ngày, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã tới Thuỵ Điển, hội đàm với 2 bộ trưởng: Bà Anna Ekstrom – Bộ trưởng Giáo dục và bà Helene Hellmark Knutsson, Bộ trưởng Đại học và Nghiên cứu Thuỵ Điển tại trụ sở của Bộ Đại học và Nghiên cứu Thuỵ Điển.
 |
Hoạt động của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ tại Thụy Điển. |
Tại đây, phía Việt Nam đã giới thiệu hệ thống giáo dục điển Việt Nam từ mầm non đến đại học. Sau đó, hai bên cùng thảo luận về hợp tác về giáo dục phổ thông, đại học, mô hình đại học tự chủ, chất lượng giáo viên...
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã trao đổi về khả năng xây dựng trường Việt Nam – Thuỵ Điển, trong đó khuyến khích các nhà đầu tư của 2 bên cùng tham gia.
Đồng thời, đề nghị 2 bộ trưởng của Thuỵ Điển ủng hộ và kiến nghị Chính phủ nước này ủng hộ Đại sứ Phạm Sanh Châu làm Tổng Giám đốc UNESCO nhiệm kỳ mới.
Sáng ngày 1/9, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cùng các trường Việt Nam dự hội thảo Tripple Helix tại Trường ĐH Uppsala, tỉnh Uppsala. Một thảo luận bàn tròn về quan hệ doanh nghiệp, nhà trường và chính phủ đã diễn ra sôi nổi giữa các trường.
 |
Trường ĐH Bách khoa Hà Nội ký kết văn bản hợp tác với phía Thụy Điển dưới sự chứng kiến của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ và Thị trưởng Uppsala. |
Phía Thuỵ Điển đã giới thiệu những bài học hiệu quả để nằm thúc đẩy mối quan hệ này. Sau đó, các Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM và ĐH Huế đã ký kết các văn bản hợp tác dưới sự chứng kiến của Bộ trưởng GD-ĐT và Thị trưởng Uppsala.
Cũng trong buổi sáng, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ và các trường tiểu học, phổ thông đã đi thăm Trường trung học Rosendalsgymnasie.
 |
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ ăn trưa cùng với các học sinh Trường trung học Rosendalsgymnasie |
Buổi chiều cùng ngày, Bộ trưởng đã đến hội đàm với bà Ulrika Modeer, Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Thuỵ Điển. Tại đây, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đề nghị phía bạn xem xét khả năng hỗ trợ về giáo dục cho các vùng khó khăn và tiếp tục giúp đỡ Việt Nam trong các chương trình hiện có. Bộ trưởng cũng đề nghị bà Quốc vụ khanh trong việc ủng hộ Đại sứ Phạm Sanh Châu trở thành Tổng Giám đốc UNESCO.
Trong một hoạt động tiếp theo sau đó tại Uỷ ban giáo dục đại học Thuỵ Điển, hai bên đã trao đổi về công tác kiểm định, đánh giá chất lượng đại học. Cuối ngày làm việc, Bộ trưởng đã đến thăm Tập đoàn giáo dục EF, nghe trình bày về các sản phẩm có thể hỗ trợ cho Việt Nam, thảo luận khả năng hợp tác trong tương lai.
Hạ Anh
" alt=""/>Bộ trưởng GD

Ngay sau khi tiếp nhận thông tin phản ánh từ Cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Ninh, Sở TT&TT tỉnh đã kiểm tra, rà soát và thấy rằng tên miền “nhadep8888.com” được đăng ký thông qua tổ chức quốc tế, ẩn giấu thông tin, có máy chủ tại nước ngoài.
Sở TT&TT tỉnh Bắc Ninh nhận định, việc chủ thể đăng ký tên miền “nhadep8888.com” sử dụng nội dung thông tin, hình ảnh, giao diện và sửa đổi nội dung thông tin đã đăng trên Cổng thông tin điện tử Bắc Ninh để đăng trên website do mình lập ra là hành vi vi phạm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín, hình ảnh của tỉnh Bắc Ninh.
Vì thế, ngày 29/6, Sở TT&TT tỉnh Bắc Ninh đề nghị Cục An toàn thông tin hỗ trợ, phối hợp để có biện pháp ngăn chặn, xử lý đối với tên miền quốc tế vi phạm pháp luật là “nhadep8888.com”.
 |
Trang web có tên miền "nhadep8888.com" giả mạo trang thông tin điện tử tỉnh Bắc Ninh đã bị xử lý, không thể truy cập được. |
Ngay sau đó, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia – NCSC thuộc Cục An toàn thông tin đã hỗ trợ Sở TT&TT Bắc Ninh xử lý, chặn truy cập đối với trang web này. Hiện nay, khi bấm vào địa chỉ “nhadep8888.com”, giao diện trang hiển thị thông báo “Không thể truy cập trang web này”.
Tuy nhiên, theo ghi nhận phóng viên, các đối tượng xấu lại tiếp tục lập website tại các địa chỉ tên miền quốc tế “vingiay.com” và “gamehoi.com” để giả mạo Cổng thông tin điện tử của 2 tỉnh Bắc Ninh, Lai Châu nhằm cài thêm thông tin quảng cáo về đặt cược, cá độ bóng đá trực tuyến.
Hai trang web giả mạo cũng được đăng ký bằng tên miền quốc tế nêu trên đang được Trung tâm NCSC xử lý. Nhưng đại diện Trung tâm NCSC cũng lưu ý thêm về việc hiện nay có một số đơn vị tại các địa phương mặc dù đã được cảnh báo trang web do mình quản lý bị hacker tấn công song vẫn chậm trễ trong xử lý, khôi phục hoạt động.
Người dùng cần cẩn trọng khi truy cập các trang web "lạ" trên mạng
Điều đáng nói là, việc các đối tượng xấu lập website giả mạo để lừa người dùng không phải gần đây mới xuất hiện mà đã phổ biến vài năm trở lại đây.
Đơn cử như, hồi đầu tháng 6, Trung tâm NCSC cũng đã hỗ trợ tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) xử lý, chặn truy cập đối với 3 trang web giả mạo, mạo danh EVN gồm: dienlucevn.com, lichcatdien.info, sotaydien.com. Các trang web giả mạo này đã đăng tải những thông tin không chính thống liên quan đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của EVN, có khả năng ảnh hưởng đến quyền lợi của các khách hàng, đối tác.
Hay vào đầu tháng 2, Công ty cổ phần an toàn thông tin CyRadar đã phát đi cảnh báo về 2 ổ nhóm tấn công lừa đảo trực tuyến nhắm vào người dùng của 27 ngân hàng và các ví điện tử. Cụ thể, các chuyên gia CyRadar khi đó đã phát hiện 2 địa chỉ IP của máy chủ (server) được sử dụng vào mục đích đặt các website lừa đảo. Theo thống kê, chỉ riêng trong tháng 1, có 180 tên miền mạo danh được trỏ vào 2 cụm máy chủ này.
Liên quan đến việc ngăn chặn và xử lý các website giả mạo, lừa đảo, tính từ ngày 4/2 đến ngày 21/5, Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT đã điều phối, chặn hơn 100 trang web giả mạo các ngân hàng, tổ chức tài chính như: vn-sacombank.vn, sacombank.net.vn, iisacombank.com, v-acb.com, vcb.ebank-digibank.com, viettelpayvn.com, acb-online.cc, vietimbank.top, bidv-smartbank-online.com…
Chia sẻ với ICTnews về đánh giá tình hình an toàn thông tin mạng trong nửa đầu năm nay, bà Bùi Thị Hòa, Giám đốc Marketing sản phẩm Công ty An ninh mạng Viettel (Viettel Cyber Security) cho biết, các hoạt động lừa đảo, lạm dụng thương hiệu diễn ra mạnh mẽ trong 6 tháng đầu năm 2021.
"Sự gia tăng cả về tần suất cũng như mức độ phức tạp của các cuộc tấn công lừa đảo đã đặt ra mối đe dọa đáng kể với tất cả các cơ quan, tổ chức, đặc biệt là hình thức tấn công lừa đảo có chủ đích nhằm vào các tổ chức tài chính, ngân hàng, các cổng thanh toán điện tử, ví điện tử", bà Bùi Thị Hòa nhận định.
Theo thống kê trên hệ thống VCS - Threat Intelligence của Viettel Cyber Security, từ tháng 1 đến tháng 6, hệ thống đã ghi nhận gần 3.000 địa chỉ tên miền lừa đảo, lạm dụng thương hiệu, tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Khuyến nghị người dùng cẩn thận khi truy cập vào các trang web trên mạng, các chuyên gia phân tích, chỉ cần truy cập vào một website độc hại là người dùng có thể bị lây nhiễm mã độc vào máy tính của mình.
Các trang web độc hại thường dụ dỗ người sử dụng truy cập thông qua các liên kết gửi qua mạng xã hội, thư điện tử hay tin nhắn. Vì vậy, người dùng cần thật cẩn trọng khi truy cập vào các trang web lạ được gửi đến từ người khác trong quá trình sử dụng các dịch vụ trên mạng Internet.
Đặc biệt, để phòng tránh các thiệt hại gây ra bởi tấn công lừa đảo trực tuyến, người dùng tuyệt đối không click vào những link bất thường; trước khi điền mật khẩu phải kiểm tra kỹ địa chỉ trang web.
Ngoài ra, người dùng cũng cần thiết lập thêm mã OTP cho các tài khoản email, mạng xã hội, tài khoản ngân hàng...; đồng thời trang bị phần mềm security phù hợp bảo vệ máy tính và điện thoại của mình.
Vân Anh

Bộ GTVT: Website tracuugplxgov.vn giả mạo trang thông tin điện tử Giấy phép lái xe
Cho biết website giả mạo tại địa chỉ tracuugplxgov.vn có giao diện tương tự với trang thông tin điện tử Giấy phép lái xe https://gplx.gov.vn do Tổng cục Đường bộ quản lý, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã đề nghị Bộ TT&TT hỗ trợ ngăn chặn, xử lý.
" alt=""/>Lại rộ tình trạng lập website mạo danh cơ quan, tổ chức để lừa người dùng