Hình ảnh cho thấy chiếc iPhone X đang được ai đó sử dụng dù phải một tháng nữa mới đến ngày mở bán.
iPhone X chưa lên kệ,ảomậtcóvấnđềiPhoneXlộrangoàitrướcngàymởbáaustralian open Apple đã chuẩn bị sản xuất iPhone X Plus?Hình ảnh cho thấy chiếc iPhone X đang được ai đó sử dụng dù phải một tháng nữa mới đến ngày mở bán.
iPhone X chưa lên kệ,ảomậtcóvấnđềiPhoneXlộrangoàitrướcngàymởbáaustralian open Apple đã chuẩn bị sản xuất iPhone X Plus?Ngay sau sự kiện, một nhà bán lẻ lớn là chuỗi cửa hàng FPT Shop đã lên tiếng công bố mức giá của Galaxy S10 tại thị trường Việt Nam. Theo đó, những thông tin tính tới thời điểm này cho thấy, Galaxy S10 và Galaxy S10+ sẽ được bán ra tại thị trường Việt Nam kể từ ngày 8/3.
Cụ thể, phiên bản tiêu chuẩn của Galaxy S10 với RAM 8GB, bộ nhớ 128GB sẽ được bán với giá 22,9 triệu đồng. Với Galaxy S10+, phiên bản cấu hình tiêu chuẩn (8GB RAM, 128GB bộ nhớ trong) của máy sẽ được bán với giá 25,99 triệu đồng. Cả Galaxy S10 và S10+ đều sẽ được bán với 3 phiên bản màu sắc gồm đen, xanh ngọc và trắng ngọc trai.
![]() |
Mức giá Galaxy S10 và Galaxy S10+ vừa được công bố bởi một chuỗi cửa hàng bán lẻ lớn tại Việt Nam. |
Đáng chú ý khi thị trường Việt Nam sẽ có sự hiện diện của một mẫu S10+ phiên bản cao cấp với mặt lưng ceramic màu đen. Chiếc Galaxy S10+ này sở hữu cấu hình 8GB RAM, 512GB bộ nhớ trong với giá bán 30,99 triệu đồng.
Như vậy, với giá bán này, có thể Galaxy S10 chính hãng tại Việt Nam sẽ có mức giá chênh lệch trong khoảng từ 2-3 triệu đồng so với mức giá công bố của Samsung tại thị trường quốc tế.
Trọng Đạt
" alt=""/>Galaxy S10 sẽ được bán tại Việt Nam với giá khủng, từ 23Sự kiện 2 mạng xã hội Việt là Gapo và Lotus ra mắt đã thu hút nhiều sự quan tâm của cộng đồng trong năm 2019.
Hai giai đoạn bùng nổ hệ sinh thái sản phẩm Việt
Ngay từ thập niên 2000, thời kỳ của web 2.0, hệ sinh thái các sản phẩm số của Việt Nam đã bắt đầu nở rộ như nấm sau mưa với một loạt sản phẩm từ mạng xã hội (Tamtay, Yume.vn…), giải trí (ClipTV, Nhacso.net, Nhaccuatui…), tìm kiếm (Socbay, Xalo, Baamboo…), thanh toán (Nganluong, Baokim) cho đến các trang thương mại điện tử (Chodientu, Vatgia…). Ngay cả FPT, thời điểm đó cũng đã có một loạt sản phẩm số trong dự án vườn chim Visky, có thể kể đến như Vimua (thương mại điện tử), Vitalk (OTT Mesenger), ViKim, ViMusic… Đây có thể gọi là thế hệ đầu tiên của hệ sinh thái sản phẩm số Việt Nam.
Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, rất ít cái tên còn tồn tại hay nằm trong suy nghĩ của người dùng, có thể kể đến như các sản phẩm tin tức, quảng cáo của VC Corp, Zing Mp3 (VNG), Nhaccuatui (NCT)… Sự thất bại của các sản phẩm Việt khiến thị trường chủ yếu thuộc về những sản phẩm của nước ngoài.
Theo một chuyên gia trong lĩnh vực Internet và nội dung số, việc thất bại của nhiều sản phẩm trong hệ sinh thái thứ nhất cũng giống như ở nhiều nước, khi hầu hết các công ty dịch vụ bùng nổ và xảy ra bong bóng dotcom, chỉ còn lại những doanh nghiệp có các sản phẩm tốt.
Nguyên nhân thất bại thì có rất nhiều nhưng chủ yếu là do sản phẩm phần lớn là bắt chước lại những sản phẩm lớn trên thế giới, và các công ty quốc tế cung cấp dịch vụ xuyên biên giới, với tiềm lực tài chính, công nghệ và trải nghiệm người dùng cực tốt, đã lấy hết người dùng Việt Nam như Facebook, Youtube, Yahoo Messenger, Google,...
Từ năm 2010 đến nay - giai đoạn 2 của hệ sinh thái số Việt Nam, có thể nói so với giai đoạn trước, số lượng sản phẩm số “make in Vietnam” ngày càng tăng cả về chất và lượng, đồng thời phủ khắp các lĩnh vực từ thương mại điện tử (Tiki, Sendo), fintech (Momo, VnPay, ZaloPay, Tima…), gọi xe (be), giao vận (Giao hàng nhanh, Giao hàng tiết kiệm…), nhắn tin OTT (Zalo), du lịch (Vntrip, Luxstay…), giáo dục (Topica, Funix, MindX…), hệ điều hành (BOS trên Bphone, VOS trên các điện thoại Vinsmart), phần mềm diệt virus (BKAV, CMC Internet Security), các giải pháp bảo mật của CyRadar, CMC Cyber Security, cho đến mạng xã hội (Gapo, Lotus)… Hệ sinh thái số “make in Vietnam” đã góp phần thay đổi mọi mặt của đời sống xã hội, giúp người dùng Internet và di động ngày càng tiết kiệm thời gian và công sức.
Bên cạnh việc chuyển dịch sang nền tảng Internet di động với sự bùng nổ của smartphone và mạng 3G, 4G, điều đặc biệt của hệ sinh thái số trong giai đoạn này là sản phẩm “ta” có thể cạnh tranh sòng phẳng với sản phẩm của “tây”, có thể kể đến như Tiki, Sendo (thương mại điện tử), Zalo (nhắn tin OTT, mạng xã hội), Cốc cốc (Trình duyệt, tìm kiếm)...
Bên cạnh đó là sự bùng nổ của các startup Việt Nam phủ sóng ở khắp các lĩnh vực của đời sống xã hội. Mặc dù Việt Nam vẫn chưa tạo ra một câu chuyện thành công được như Grab hay Shopee, nhưng đã có những ngôi sao tiềm năng. Trong đó có thể kể đến như Sendo mới nhận đầu tư 51 triệu USD, VNLIFE- công ty mẹ của VnPay được cam kết đầu tư 200 triệu USD…
Đánh giá về hệ sinh thái thời kỳ này, vị chuyên gia trong lĩnh vực Internet và nội dung số cho biết, đây là thời kỳ của Internet trên di dộng với sự phổ biến của smartphone và dịch vụ 3G,4G. Sự ra đời của iPhone và Android đã dịch chuyển ngành Internet lên di động, đồng thời định hình lại các ngành theo xu hướng di động.
Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển bùng nổ của các sản phẩm số, các doanh nghiệp Việt Nam gặp vô vàn thử thách khi phải cạnh tranh trực tiếp với các doanh nghiệp xuyên biên giới khổng lồ từ Mỹ và Trung Quốc. Ngoài ra, chính sách của Việt Nam chưa theo kịp xu thế, dẫn đến 1 số doanh nghiệp bị chậm lại, thậm chí còn bị bảo hộ ngược. Mặc dù vậy, sự cạnh tranh khốc liệt đó đã tạo ra nhiều mô hình mới, nhiều công ty sáng tạo mới và đặc biệt là người dùng được hưởng lợi nhiều nhất, tạo ra cho Việt Nam một nền công nghiệp ICT đa dạng và trưởng thành.
Vị này cũng cho rằng, bên cạnh việc tạo cơ chế bình đằng, các cơ quan quản lý cần phải hỗ trợ doanh nghiệp trong nước phát triển các dịch vụ có yếu tố quan trọng như thanh toán, tài chính, nội dung, thông qua việc tạo điều kiện tối đa về vốn, công nghệ và chính sách. “Điều doanh nghiệp Việt Nam thiếu nhất chính là vốn, là môi trường kinh doanh bình đẳng để họ có thể chiến đấu lại với các doanh nghiệp xuyên biên giới nhiều cả tiền lẫn công nghệ”, vị chuyên gia này cho biết thêm.
![]() |
Cuối năm 2019, Gapo công bố đã đạt khoảng gần 3 triệu thành viên trong đó có khoảng 1 triệu người dùng thường xuyên. |
Sẽ có “luật chơi” chung cho doanh nghiệp nội và ngoại
Bên cạnh sự phát triển bùng nổ của hệ sinh thái số Việt Nam, đầu tháng 9/2018, Bộ TT&TT đã chính thức đưa ra mục tiêu phát triển hệ sinh thái số Việt Nam. Bộ TT&TT cho rằng, phát triển hệ sinh thái số Việt Nam có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội một cách bền vững, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh. Vì vậy, đối với Việt Nam hiện nay, nhiệm vụ đặt ra là phát triển 5 nhóm sản phẩm, dịch vụ. Cụ thể sẽ tập trung vào nhóm sản phẩm, dịch vụ gồm: tìm kiếm thông tin, mạng xã hội, trình duyệt web, hệ điều hành và phần mềm phòng chống mã độc.
Quan điểm của Bộ TT&TT là hệ sinh thái số Việt Nam phải được phát triển và cung cấp bởi doanh nghiệp Việt Nam, hoạt động theo quy luật cung cầu của thị trường. Nhà nước sẽ tạo ra “luật chơi” chung thông qua các cơ chế chính sách thuận lợi để doanh nghiệp nội có thể tạo ra sản phẩm, dịch vụ của hệ sinh thái số. Tuy nhiên, Bộ TT&TT sẽ không làm thay mà chỉ đóng vai trò thúc đẩy, huy động nguồn lực từ xã hội, từ các nhà đầu tư để giúp đỡ cho doanh nghiệp.
Trong số những nhóm sản phẩm này, Việt Nam đã có sẵn những sản phẩm tiêu biểu do các kỹ sư Việt nghiên cứu và phát triển như trình duyệt web (Cốc Cốc, Viettel Secure Browser, Chim lạc – Bkav); hệ điều hành (BOS trên Bphone, VOS trên các điện thoại Vinsmart); phần mềm phòng chống mã độc và các giải pháp về bảo mật của CMC Cyber Security, Viettel, Bkav, CyRadar, FPT, Vsec…
" alt=""/>Cơ hội nào cho hệ sinh thái sản phẩm số Việt?Thủy Muối - chiến binh ung thư kiên cường và tài năng ra đi khi mới 35 tuổi
Thủy Muối tên thật là Trương Thanh Thủy, sinh năm 1985 tại Đồng Nai.Năm 2003, cả gia đình cô chuyển đến California sinh sống. Sau khi tốt nghiệp ngành Khoa học máy tính tại Đại học Nam California (USC) năm 2009, Thủy Muối trở về Việt Nam lập nghiệp.
Khi trở lại quê hương Biên Hòa, Thủy Muối thành lập công ty sản xuất sữa chua đông lạnh có tên là Parallel Frozen Yogurt cùng vài người bạn. Khi đang còn vận hành công ty sữa chua, Thủy Muối đã bắt tay gây dựng doanh nghiệp đầu tiên trong mảng công nghệ. Cùng một người bạn đại học, Thủy Muối lập ra GreenGar – công ty nổi tiếng với ứng dụng vẽ có tên Whiteboard.
Sau đó Thủy Muối tiếp tục phát triển ứng dụng nhắn tin Tappy – sau này được công ty game di động tại Thung lũng Silicon tên Weeby mua lại với mức giá 7 chữ số. Thủy Muối cũng từng làm việc tại Weeby với vai trò Giám đốc phát triển kinh doanh khu vực Châu Á.
Thủy Muối đã từng là nhân vật chính trong bộ phim tài liệu "She Started It" - công chiếu năm 2016 - được ghi hình trong suốt 3 năm xây dựng sự nghiệp của cô. Bộ phim đã được trình chiếu hơn 30 quốc gia và hàng trăm công ty công nghệ và trường đại học hàng đầu thế giới.
Thủy Muối từng được BBC mệnh danh là “Nữ hoàng khởi nghiệp” Việt và được vinh doanh trong danh sách “30 under 30” năm 2015 của tạp chí Forbes Việt Nam và Top 50 gương mặt phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam năm 2017.
Năm 2018, Thanh Thủy trở thành Đại sứ truyền cảm hứng tại We Choice Award và được Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trao tặng Giải thưởng tình nguyện Quốc Gia năm 2019.
Năm 2016, khi đang ở đỉnh cao sự nghiệp, Thủy Muối phát hiện mình bị ung thư phổi giai đoạn cuối.
Với mong muốn “không ai phải chiến đấu với ung thư một mình”, Thủy thành lập Dự án Sáng kiến Ung thư Muối – Salt Cancer Initiative (SCI) để hỗ trợ cộng đồng bệnh nhân ung thư tại Việt Nam.
SCI đã kết nối hàng chục nghìn bệnh nhân và người thân, thực hiện nhiều dự án bền vững tác động tới quá trình điều trị như tổ chức hội thảo y khoa hàng tháng dành cho bác sĩ và bệnh nhân; dự án yoga miễn phí hàng tuần tại 4 thành phố lớn, Dự án bệnh nhi tại viện K Hà Nội hàng tuần; Lớp vẽ hàng tháng dành riêng cho bệnh nhân ung thư; Dự án dịch sách tạo thư viện ung thư online...
Ngoài ra, Dự án đã kết nối, tổ thức diễn đàn thường niên Bệnh nhân ung thư, quy tụ các bác sĩ, chuyên gia đầu ngành về ung thư từ Mỹ, Nhật Bản chia sẻ cùng các bác sĩ và bệnh nhân ở Việt Nam.
Suốt thời gian chiến đấu với bệnh tật, ngay cả khi mái tóc đã rụng hết, Thủy vẫn lạc quan và mạnh mẽ: "Ung thư, bằng cách nào đó, dạy cho tôi cách mở lòng mình nhiều hơn, nhìn cuộc sống với một góc nhìn khác".
Hơn 3 năm qua, Thủy đã tham gia thử thách 52 chặng leo núi với tâm niệm, mỗi chuyến đi một lần truyền cảm hứng, tạo niềm vui cho những ai còn nghĩ tiêu cực khi mắc ung thư và chị đã dừng ở con số 37, khép lại hành trình thanh xuân nhiều hoài bão và ước mơ.
Thúy Hạnh
" alt=""/>‘Nữ hoàng khởi nghiệp’ Thủy Muối qua đời ở tuổi 35 vì ung thư phổi