Công Phượng, Bùi Tiến Dũng chung tay giúp đỡ TP.HCM
Thanh Thanh - 30/03/2020 18:59 V-League thứ hạng của la ligathứ hạng của la liga、、
1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

-
Nhận định, soi kèo Anyang vs Suwon, 14h30 ngày 19/4: 'Con mồi' quen thuộc
2025-04-22 10:10
-
- Tại vòng chung kết Cuộc thi Tin học vô địch Tin học Văn phòng Thế giới – MOSWC 2014 được tổ chức tại California, Mỹ ngày 30/7 vừa qua, Việt Nam đã giành được 2 huy chương Đồng ở 2 nội dung.
Đoàn Việt Nam trên bục trao giải MOSWC 2014. Trần Phúc Duy (áo trắng) và Trần Minh Tiến (đeo kính) là 2 người giành Huy chương tại cuộc thi. Ảnh: IIG
MOSWC (Microsoft Office Specialist World Championship -MOSWC) là cuộc thi kỹ năng sử dụng Tin học văn phòng do Tập đoàn Certiport (Mỹ) tổ chức thường niên. MOSWC 2014 là năm thứ 13 cuộc thi được tổ chức trên thế giới và năm thứ 5 Việt Nam tham gia.
Cuộc thi này gồm có 3 nội dung: MS Word, MS Excel và MS Powerpoint. Năm nay, đoàn Việt Nam có Trần Minh Tiến (sinh viên ĐH Ngân Hàng TP.HCM) giành Huy chương Đồng duy nhất ở nội dung MS Excel và Trần Phúc Duy (học sinh lớp 10 Trường THPT Đinh Thiện Lý (TP.HCM)) giành Huy chương Đồng duy nhất ở nội dung MS Powerpoint.
MOSWC 2014 có 110 đội tuyển tham gia, trong đó có những cường quốc như Mỹ và các quốc gia phát triển về công nghệ như Ấn Độ, Hàn Quốc…
Trong 5 năm tham gia, Việt Nam cũng từng giành Huy chương Vàng (năm 2012) và Huy chương Đồng (năm 2013).
Năm 2015, MOSWC sẽ được tổ chức tại Việt Nam.
- Nguyễn Thảo
VN giành huy chương tại cuộc thi tin học văn phòng thế giới
2025-04-22 09:45
-
Cáp dùng trong tuyến cáp Marea. (Ảnh: Microsoft)
Không có gì lạ khi các hãng viễn thông truyền thống tỏ ra hoài nghi, thậm chí thù địch với nhu cầu ngày một lớn của các hãng công nghệ. Các nhà phân tích đặt ra câu hỏi liệu chúng ta có muốn những nhà cung cấp dịch vụ Internet và chợ điện tử mạnh nhất thế giới cũng là những ông chủ của hạ tầng truyền dẫn hay không. Tuy nhiên, cũng phải nói rằng, sự tham gia của các hãng công nghệ trong ngành công nghiệp cáp quang đã giảm chi phí truyền dữ liệu cho tất cả mọi người, kể cả đối thủ của họ, và giúp tăng công suất truyền dữ liệu quốc tế thêm 41% chỉ riêng trong năm 2020, theo báo cáo thường niên về hạ tầng cáp quang biển của TeleGeography.
Mỗi tuyến cáp quang biển cần tới hàng trăm triệu USD. Lắp đặt và bảo trì đòi hỏi một đội tàu nhỏ, từ tàu khảo sát đến tàu chuyên dụng để lắp đặt cáp, áp dụng mọi công nghệ tối tân để chôn cáp dưới lòng đại dương. Đôi khi, họ phải lắp những sợi cáp vô cùng mỏng manh xuống độ sâu 6,4km. Theo Howard Kidorf, đối tác quản lý của Pioneer Consulting, công ty giúp các công ty thiết kế và xây dựng hệ thống cáp quang biển, họ làm mọi việc trong khi phải duy trì độ căng của dây cáp và tránh các chướng ngại vật khác nhau như các ngọn núi dưới biển, các đường ống dẫn dầu, các đường dây tải điện cao thế cho các trang trại gió ngoài khơi, thậm chí cả xác tàu đắm và bom chưa nổ.
Trước đây, việc lắp đặt cáp quang dưới biển cần tới nguồn lực của chính phủ và các hãng viễn thông quốc tế. Ngày nay, nó chuyển sang túi tiền của Big Tech. Kết hợp lại, Microsoft, Alphabet, Meta và Amazon đã rót hơn 90 tỷ USD cho cáp quang biển trong năm 2020. Bốn hãng cho biết lắp đặt tất cả cáp quang này để tăng băng thông tại những khu vực phát triển nhất của thế giới, đồng thời mang đến kết nối tốt hơn cho những khu vực chưa được phục vụ tốt như châu Phi và Đông Nam Á.
Ý đồ của Big Tech
Câu chuyện không chỉ có vậy. Họ tham gia ngành công nghiệp cáp quang biển một phần vì chi phí mua dung lượng ngày một cao, trong khi nhu cầu băng thông riêng của họ đang lớn hơn bao giờ hết. Khi xây tuyến cáp quang biển riêng, các ông lớn công nghệ tiết kiệm được số tiền mà họ phải trả cho các công ty cáp.
Thực tế, hầu hết các tuyến cáp biển do Big Tech tài trợ đều có sự tham gia của các đối thủ. Chẳng hạn, tuyến cáp Marea nối Virginia (Mỹ) với Bilbao (Tây Ban Nha) hoàn thành năm 2017 do Microsoft, Meta và Telxius (công ty con của hãng viễn thông Telefonica) đồng sở hữu. Năm 2019, Telxius thông báo Amazon ký thỏa thuận với công ty để sử dụng một trong 8 cặp sợi quang trong tuyến cáp. Về mặt lý thuyết, nó đại diện cho 1/8 của công suất 200 terabit/giây, đủ để phát hàng triệu bộ phim HD cùng lúc.
Chia sẻ băng thông với các đối thủ sẽ đảm bảo mỗi công ty có công suất riêng trên nhiều cáp hơn, giúp Internet hoạt động bình thường khi một tuyến cáp bị hư hỏng. Theo Hội đồng Bảo vệ Cáp quốc tế, cáp biển hỏng khoảng 200 lần/năm. Việc sửa cáp cũng là một nỗ lực lớn không kém việc lắp đặt cáp và mất khoảng vài tuần.
Dự án cáp quang Marea trên bãi biển Arrietara năm 2017. (Ảnh: AFP) Theo Frank Rey, Giám đốc cấp cao Hạ tầng mạng Azure của Microsoft, chia sẻ cáp với hãng khác là chìa khóa để bảo đảm dịch vụ đám mây của họ luôn dùng được, điều mà Microsoft và các nhà cung cấp dịch vụ đám mây khác hứa hẹn với khách hàng.
Bên cạnh đó, sự tham gia của một số nhà mạng khi lắp đặt cáp quang biển là một cách để xua tan suy nghĩ của các nhà quản lý rằng các hãng công nghệ Mỹ hoạt động như công ty viễn thông. Họ đã dành hàng chục năm để tranh luận trước báo chí và tòa án rằng họ không phải các nhà mạng.
Trong số các hãng công nghệ kể trên, Google khá lẻ loi khi một mình “ông lớn” này độc quyền sở hữu tới 3 tuyến cáp biển khác nhau và sẽ tăng lên 6 vào năm 2023. Google từ chối tiết lộ có ý định chia sẻ với doanh nghiệp nào khác hay không. Vijay Vusirikala, Giám đốc cấp cao Google phụ trách hạ tầng cáp quang biển và cáp mặt đất, giải thích, họ xây dựng các tuyến cáp độc quyền vì hai lý do. Một là, Google cần chúng để các dịch vụ như tìm kiếm, YouTube phản hồi nhanh hơn, tốt hơn. Hai là, giành lợi thế trong cuộc chiến dịch vụ đám mây.
Theo Joshua Meltzer, chuyên gia về thương mại điện tử và luồng dữ liệu, sự chuyển dịch quyền sở hữu hạ tầng Internet phản ánh thứ mà chúng ta đã biết về sự thống trị của Big Tech đối với các nền tảng Internet. “Bạn phải hình dung rằng các khoản đầu tư này cuối cùng sẽ khiến họ thống trị hơn trong các ngành công nghiệp mà họ hoạt động, vì họ có thể cung cấp dịch vụ với mức giá còn thấp hơn nữa”, ông Meltzer nhận định.
Du Lam (Theo WSJ)
Cáp biển AAE-1 đã khôi phục hoàn toàn, 2 tuyến AAG và APG vẫn gián đoạn dịch vụ
Sự cố trên phân đoạn S1H.4 của tuyến cáp AAE-1 đã khắc phục xong, kết nối Internet đi quốc tế trên tuyến khôi phục hoàn toàn, trở lại hoạt động bình thường. Trong khi đó, cáp APG đang được sửa, còn AAG dự kiến đến 15/12 mới sửa xong.
" width="175" height="115" alt="Big Tech và cuộc chiến cáp quang dưới lòng đại dương" />Big Tech và cuộc chiến cáp quang dưới lòng đại dương
2025-04-22 09:38
-
Có con gái đang học lớp 6, chị Tú Anh (quận Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ, do công việc bận rộn nên chị thường để con ở nhà tự học online. Tuy nhiên khi kiểm tra lại lịch sử duyệt web, chị thấy con thường xuyên làm việc riêng trong giờ học như chat với bạn, xem YouTube, chơi game…
“Khoảng thời gian giãn cách xã hội, tôi còn có thể ở nhà giám sát con học tập. Nhưng khi kết thúc giãn cách, quay trở lại văn phòng làm việc, tôi vẫn phải giao máy để con tự học online hàng ngày.”
Dù liên tục nhắc nhở con phải hạn chế sử dụng Internet để tập trung học tập, nhưng do không có thời gian theo sát con nên nhiều lần chị vẫn thấy con lên mạng trong giờ học online.
Để giải quyết các vấn đề trên, chị Tú Anh đã lựa chọn ứng dụng Nexta-Edu để quản lý được việc sử dụng Internet của con qua smartphone. Sau một khoảng thời gian sử dụng, chị Tú Anh nhận thấy nhiều ưu điểm.
Ứng dụng giúp ngăn chặn các nội dung độc hại
“Các ứng dụng và trang web đã có giới hạn độ tuổi, nhưng các bạn đang độ tuổi dậy thì như con gái mình khi sử dụng Internet thường tò mò mà bỏ qua các giới hạn độ tuổi và cố gắng truy cập vào các trang web đó” - chị Tú Anh chia sẻ.
Từ khi sử dụng ứng dụng Nexta-Edu, chị Tú Anh có thể quản lý dễ dàng các website, ứng dụng mà con truy cập. Chị Tú Anh chia sẻ, điểm hay của ứng dụng này đó là có chức năng cài đặt, lọc các nội dung truy cập mạng theo thiết bị con sử dụng. Do đó, những nội dung nguy hiểm, độc hại có thể ảnh hưởng đến con sẽ được chặn và con chỉ được phép truy cập các nội dung đã được cha mẹ phê duyệt. Đồng thời con cũng không thể lướt web, xem Youtube đọc truyện online, chơi game… trong giờ học được nữa và sẽ phải tập trung vào bài giảng hơn.
Giới hạn thời gian sử dụng thiết bị
Thông qua Nexta-Edu, chị Tú Anh có thể kiểm soát được thời gian, khung giờ sử dụng máy tính bảng của con, từ đó ngăn chặn việc con quá sa đà vào Internet. Với quy ước, ngoài thời học online theo thời khóa biểu, con sẽ được dùng máy tính bảng 1 tiếng để giải trí và đến giờ quy định, thiết bị sẽ tự động ngắt, “sau vài lần như vậy, con cũng tự hiểu là không được sử dụng nữa và tự giác chấp hành mà không cần mẹ phải nhắc nhiều”, chị nói.
Nhờ vậy, dù không ở nhà chị Tú Anh cũng yên tâm khi giao máy vì con không thể "cày game", xem phim hoạt hình hay vào web xấu.
Quản lý con mọi lúc mọi nơi
Một ưu điểm khác của Nexta-Edu là ứng dụng có thể giúp cha mẹ quản lý con mọi lúc mọi nơi - điểm này rất phù hợp với những phụ huynh bận rộn, không có thời gian theo sát con, chị Tú Anh nói. Sau khi cài đặt ứng dụng Nexta-Edu trên máy tính bảng, phụ huynh cài đặt Nexta Parent trên smartphone, quét mã QR để kết nối quản lý.
Theo UNICEF, có khoảng 1,5 tỷ trẻ em và thanh thiếu niên bị ảnh hưởng khi các trường học đóng cửa, chuyển sang học online. Các em trở thành mục tiêu của nhiều hình thức tấn công qua mạng. Việc dành thời gian trên các nền tảng ảo có thể khiến trẻ gặp phải nguy cơ tiềm ẩn. Bên cạnh đó, việc dùng thiết bị công nghệ vào các mục đích giải trí trong lúc học online khiến chất lượng giờ học của trẻ giảm sút.
Ứng dụng Nexta-Edu của Masstel có thể giúp cha mẹ tạo môi trường mạng an toàn cho con, tránh được các nguy cơ như trẻ chơi game, xem YouTube nhiều hoặc truy cập các website không đúng lứa tuổi, nội dung độc hại.
Ông Nguyễn Tiến Đạt - Giám đốc Chiến lược của Masscom chia sẻ: “Internet là một phần không thể tách biệt trong cuộc sống hiện đại. Đây là kho thông tin vô hạn, nhiều tiện ích hay và mở ra nhiều cơ hội học tập mới. Do đó, chúng tôi xây dựng các sản phẩm công nghệ hữu ích để đồng hành cùng sự phát triển an toàn của trẻ”.
Dịp này, Masstel tặng ứng dụng độc quyền Nexta-Edu trị giá 1.000.000 đồng cho tất cả máy tính bảng của hãng. Quà tặng kéo dài trong 3 năm nếu đăng ký trước ngày 28/2. Các mẫu máy tính bảng của hãng được phân phối tại hệ thống siêu thị điện máy: FPT Shop, Thế Giới Di Động, Viettel Store… và tại các cửa hàng bán lẻ trên toàn quốc.
Chi tiết sản phẩm xem tại:
Masstel: https://tab.masstel.vn/
Thế Giới Di Động: https://www.thegioididong.com/may-tinh-bang-masstel
Viettel Store: https://viettelstore.vn/tablet-masstel
FPT Shop: https://fptshop.com.vn/may-tinh-bang/masstel
Ngọc Minh
" width="175" height="115" alt="Ứng dụng giúp cha mẹ quản lý trẻ dùng Internet" />Ứng dụng giúp cha mẹ quản lý trẻ dùng Internet
2025-04-22 09:34



Nguyễn Hoàng Anh trong lớp học với các học sinh lớp 1.
Trong khi các anh, chị đều được học đến hết cấp 1 thì Hoàng Anh vẫn tiếp tục lông bông cho đến năm 13 tuổi theo ba lên TP.HCM làm việc. Ban đầu cậu đi phụ hồ, sau đó học sửa xe máy. Nhưng cũng chỉ làm được 2 tháng thì Hoàng Anh nghỉ do chủ bóc lột quá sức. Một lần lang thang trên đại lộ Đông Tây, khi ấy đang thi công dang dở, cậu bé 13 tuổi cứ nhìn chăm chú vào những chiếc mô tô trong tiệm sửa xe, chủ tiệm thấy vậy liền hỏi “nếu thích học nghề thì mai mặc đồ lên đây ở với chú”.
“Ông chủ này rất tốt, dạy nghề tận tình, bao ăn uống và còn trả công nên mình gắn bó đến tận bay giờ”, Hoàng Anh cho biết.
Cuộc sống bi hài của chàng trai không biết chữ
Lúc còn nhỏ, việc không biết chữ ít ảnh hưởng tới cuộc sống nhưng càng lớn, Hoàng Anh lại gặp nhiều bất cập. Trong học nghề, với những động cơ máy móc, Anh mù tịt những thông số trên đó nên chỉ học được thực hành, bỏ quên lý thuyết.
Hay như mỗi lần ông chủ nhờ đi lấy hàng đều cho người đi cùng để cậu thuộc đường. Những lần sau thì phải ghi rõ địa chỉ, món hàng vào giấy cho Hoàng Anh. Khi hỏi đường, cậu phải thừa nhận là không biết chữ để người đi đường chỉ rẽ phải, rẽ trái. “Nếu ai nói tên đường là chịu chết, nhưng được cái mình nhớ dai nên chỉ đi một lần là nhớ”, chàng trai nói.
![]() |
Hoàng Anh làm công việc sửa xe mô tô. Việc không biết chữ khiến cậu gặp nhiều bất tiện trong cuộc sống. |
Trong những lần đi giao dịch ngân hàng, làm thủ tục hành chính, Hoàng Anh đều phải nhờ ông chủ đi cùng. Để tiện trong liên lạc, chủ tiệm mua cho điện thoại và cậu cũng chỉ biết thao tác nghe, gọi cơ bản. “Nếu lưu danh bạ thì mình phải nhờ người khác lưu giùm, sau đó nhìn kĩ mặt chữ để còn biết liên lạc”, chàng trai 22 tuổi kể.
Vẻ ngoài bảnh bao, vui tính, điềm đạm nên Hoàng Anh cũng được vài cô gái quan tâm. Năm 21 tuổi, có cô sinh viên thích cậu lắm. Hai người quen nhau cả năm nhưng Hoàng Anh không bao giờ nhắn tin. Những tin nhắn của cô gái, cậu cũng không thể trả lời. “Mình đâu dám nhờ bạn nhắn dùm, nhỡ họ viết bậy thì sao, nên toàn gọi điện cho người yêu”, cậu cho biết. Nếu người yêu có thắc mắc, Anh cũng chỉ trả lời tỉnh queo là “biếng nhắn tin”. Mãi sau đó, Anh mới thừa nhận mình không biết chữ và chủ động chia tay cô gái.
Vì không biết chữ, nên Hoàng Anh cũng không đi chơi nhiều. Sau giờ làm, chàng trai chỉ thường ngồi cà phê với bạn. Nhiều lần cãi nhau, bạn bè thường chọc không biết chữ. Lúc ấy, Anh thường hài hước đùa: “Mình cũng viết được tên mình đấy nhé, đi hát karaoke không cần nhìn chữ vẫn hát hay này”.
Vui khi được học lớp 1
Suốt một thời gian dài không biết chữ, những bất tiện là không thể tránh khỏi nên nhiều lần ông chủ cũng khuyên cậu đi học. Ông Dương Quang Tâm (chủ tiệm nơi Hoàng Anh làm) chia sẻ: “Xưa thấy em nó tội nên tôi nhận vào làm. Dù không biết chữ nhưng được cái thông minh nên chỉ đâu hiểu ấy. Tôi hay khuyên em nên đi học, chẳng lẽ mãi vẫn không biết chữ, rồi sau này còn lập gia đình, chứ đâu thể làm thuê mãi. Em nó đi học thì tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ chi phí”.
![]() |
Hoàng Anh cho biết rất vui khi đi được đi học. |
Và ở tuổi 22, chàng trai 9x quyết định trở lại việc học mà 16 năm trước từng dang dở. Hoàng Anh xin chương trình Giáo dục phổ cập tiểu học của phường 12, Q.Bình Thạnh. Lớp học diễn ra từ 18 giờ vào thứ 2 đến thứ 5, tại trường tiểu học Bình Hòa. Ngày đầu vào học, nhiều học sinh còn gọi Hoàng Anh là thầy. Cậu bày tỏ: “Mình không thấy mặc cảm khi đi học với con nít mà còn rất vui vì trẻ con đáng yêu, lại không sợ mất lòng. Cô giáo cũng hay động viên mình cố gắng”.
Sau gần 3 tuần đi học, giờ Anh đã biết viết, đánh vần những chữ đơn giản, đã dám cầm tờ báo đọc. “Một trang báo mình đọc mất 1 tiếng mới xong, chữ nào không biết thì hỏi bạn. Những tên còn đường hay đi giờ mình đã đọc được tên, thấy vui lắm. Gặp mọi người, mình còn khoe đang học lớp 1. Học chữ vui nhưng khá cực nên mình còn phải cố gắng nhiều”, chàng trai chia sẻ.
![]() |
Giờ cậu có thể đọc được báo nhưng mất 1 tiếng mới xong trang báo và phải nhờ bạn chỉ đánh vần. |
Cô Nguyễn Huyền Hoàng Oanh (chủ nhiệm lớp) chia sẻ: “Luyện viết cho Hoàng Anh cũng vất vả hơn các em nhỏ khác vì cậu đã trưởng thành. Nhưng cậu cũng rất chịu khó học, mới hơn 10 ngày đã tự viết được tên mình, viết được các con số. Có lẽ sau một học kỳ, Hoàng Anh sẽ đọc, viết thông thạo”.
Hoàng Anh dự tính đến biết viết, biết đọc trôi chảy thì sẽ học thêm tiếng Anh để từng bước thực hiện ước mơ mở một cửa hàng sửa mô tô mà cậu ấp ủ bao lâu nay.
(Theo Như Quỳnh/ Zing.vn)
" alt="Chuyện bi hài của chàng trai 22 tuổi học lớp 1" width="90" height="59"/>
- Nhận định, soi kèo Rio Ave vs Santa Clara, 21h30 ngày 18/4: Tin vào khách
- Hàng loạt ưu đãi hấp dẫn khi đăng ký gói dịch vụ bảo hành toàn diện Samsung Care+
- Cô giáo cực đoan hay quy định 'trên trời'?
- Vũ Hoàng Việt có bạn gái nóng bỏng hậu chia tay tỷ phú gốc Việt hơn 32 tuổi
- Nhận định, soi kèo Union Berlin vs Stuttgart, 23h30 ngày 19/4: Thay đổi lịch sử
- Bí quyết xây chuỗi cung ứng số một thế giới của Apple
- Sao Việt vỡ oà khi Việt Nam thắng 1
- Thủ tướng tiếp GS Ngô Bảo Châu và nhóm Đối thoại Giáo dục
- Soi kèo phạt góc Aston Villa vs Newcastle, 23h30 ngày 19/4
