Điểm sáng Tuấn Anh giữa 'đêm trường' Gia Lai

Thể thao 2025-04-27 08:59:49 7926
ĐiểmsángTuấnAnhgiữađêmtrườmu vs leicester   Hồng Ngọc - 23/04/2019 10:13  V-League
本文地址:http://app.tour-time.com/html/91f199535.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo PSM Makassar vs Bali United, 19h00 ngày 25/4: Kết quả hài lòng

xe dien BYD.gif
Việc BYD xuất hiện, 2 hãng xe Nhật đóng cửa nhà máy tại Thái Lan là một tín hiệu xấu với ngành sản xuất của nước này.

Việc thu hút BYD đến đầu tư tại Thái Lan từng giành được nhiều lời khen ngợi, đặc biệt về tầm nhìn dài hạn cho ngành công nghiệp. Thái Lan đặt mục tiêu đến năm 2030, 30% xe ô tô sản xuất ở đất nước này là xe điện.

Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, có những sự kiện ít được truyền thông đề cập hơn nhưng đang dậy sóng dư luận tại Thái Lan. Chỉ vài tuần trước khi BYD khai trương nhà máy, hai ông lớn ô tô Nhật là Suzuki Motor và Subaru tuyên bố sẽ đóng cửa nhà máy tại quốc gia này.

Cuối tháng 5, theo Thaiautonews, Subaru cho hay sẽ chấm dứt hoạt động sản xuất ô tô tại Thái Lan trong tháng 12 năm nay, sau khi đã ngừng sản xuất tại Malaysia.

Đầu tháng 6, hãng xe Nhật Suzuki cũng thông báo sẽ đóng cửa nhà máy tại Thái Lan vào cuối năm 2025 sau 14 năm thành lập. 

Cả hai nhà máy đều gặp khó do doanh số bán hàng èo uột trong bối cảnh nhiều hãng xe điện (EV) của Trung Quốc thâm nhập vào thị trường này. Subaru và Suzuki chỉ bán được một vài nghìn xe/năm trong khi BYD bán tới 30.650 chiếc EV trong năm 2023, dù khi đó chưa có nhà máy tại Thái Lan.

Tuyên bố đóng cửa của các hãng xe Nhật là một tín hiệu xấu với ngành sản xuất của Thái Lan, vốn đóng góp khoảng 25% GDP nước này.

Động thái rút lui của các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản cũng phản ánh sự khó khăn của nhiều doanh nghiệp trong nền kinh tế lớn thứ hai Đông Nam Á. Trong năm 2023, Thái Lan ghi nhận 2.000 nhà máy đóng cửa. Nhiều công nhân rơi vào tình trạng thất nghiệp.

Những khó khăn của lĩnh vực sản xuất khiến Thủ tướng Srettha Thavisin, người lên nắm quyền vào năm ngoái, gặp lực cản trong việc thực hiện lời hứa đưa mức tăng trưởng GDP trung bình hàng năm lên 5% trong nhiệm kỳ 4 năm của mình, tăng từ mức 1,73% trong thập kỷ qua.

Chia sẻ trên truyền thông, Chủ tịch Ủy ban kế hoạch của Hội đồng Phát triển Kinh tế và Xã hội quốc gia Thái Lan Supavud Saicheua cho rằng mô hình kinh tế dựa vào sản xuất kéo dài hàng thập kỷ của Thái Lan đã bị phá vỡ.

Thế giới điêu đứng?

Theo Supavud Saicheua, người Trung Quốc đang đẩy mạnh xuất khẩu. Hàng hóa nhập khẩu giá rẻ từ Trung Quốc thực sự gây rắc rối cho Thái Lan. Nước này phải thay đổi và cần tập trung vào việc sản xuất các sản phẩm mà Trung Quốc không xuất khẩu, đồng thời củng cố ngành nông nghiệp. Không còn cách nào khác.

Thống kê cho thấy, số nhà máy đóng cửa tại Thái Lan trong vòng một năm, tính đến giữa năm 2024, tăng 40% so với cùng kỳ. Hậu quả là tình trạng mất việc làm tăng 80%, với 51.500 công nhân thất nghiệp.

Không chỉ ở Thái Lan, việc các tập đoàn lớn của Trung Quốc lập nhà máy, căn cứ ở nhiều nước cũng đe dọa nền sản xuất ở rất nhiều quốc gia. Nhiều mặt hàng có thể điêu đứng khi cạnh tranh với hàng hóa của Trung Quốc.

Với việc đặt nhà máy sản xuất ở Thái Lan, ô tô điện mang thương hiệu BYD có thể tràn ngập không chỉ ở Thái Lan mà có thể ở các nước Đông Nam Á.

Trong năm 2023, với giá rẻ cùng thuế nhập khẩu 0% (theo quy định tại Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN từ đầu năm 2018), ô tô Thái Lan đã ồ ạt đổ bộ Việt Nam. Xe có xuất xứ từ nước này chiếm gần nửa tổng kim ngạch nhập khẩu ô tô nguyên chiếc của nước ta, với tổng trị giá hơn 1,14 tỷ USD.

Dù phải chịu thuế nhập khẩu từ 47-70% tuỳ loại, ô tô sản xuất tại Trung Quốc vẫn đứng thứ ba về số lượng và giá trị nhập khẩu vào Việt Nam.

Mới đây, BYD chính thức có mặt tại thị trường nội địa. Thời gian tới, hãng xe điện giá rẻ có thể gia tăng bán hàng từ Thái Lan sang Việt Nam.

BYD hiện là hãng ô tô điện lớn nhất thế giới, với doanh số bán 3 triệu chiếc trong năm 2023. Tập đoàn này đang đẩy mạnh xuất khẩu cũng như lập căn cứ ở nhiều quốc gia.

Hồi đầu tháng 7, BYD đã thỏa thuận với Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ xây nhà máy trị giá 1 tỷ USD, công suất 150.000 xe. Nhà máy dự kiến đi vào sản xuất cuối năm 2026.

Từ 4/7, Ủy ban châu Âu (EC) đã tăng thuế đối với xe điện của Trung Quốc (như BYD, Geely, SAIC) từ 17,4% đến 38,1% để bảo vệ ngành công nghiệp của các nước thành viên. Các hãng xe Trung Quốc khác chịu mức thuế hơn 20%. Theo EC, điều tra gần đây cho thấy chuỗi giá trị xe điện Trung Quốc được hưởng lợi từ "trợ cấp không công bằng", gây tổn hại cho các đối thủ EU.

Bằng thỏa thuận với Thổ Nhĩ Kỳ, BYD có tiếp cận các thị trường châu Âu nhờ thỏa thuận Liên minh thuế quan Thổ Nhĩ Kỳ với EU. Theo đó, hàng hóa được chuyển dịch tự do giữa EU và Thổ Nhĩ Kỳ mà không phải chịu thuế nhập khẩu hay hạn chế số lượng.

BYD còn xây dựng nhà máy tại Uzbekistan, Brazil, và Hungary. Hãng xe điện Trung Quốc quyết định sẽ xây dựng nhà máy trị giá 1,3 tỷ USD (công suất 150.000 xe) tại Indonesia trong năm 2024.

Theo Nikkei Asia, nhiều nhà sản xuất xe điện Trung Quốc, bao gồm cả BYD, gấp rút chuyển đến Mexico và Brazil, để dễ xuất khẩu vào Mỹ sau khi Washington tăng thuế gấp 4 lần lên 100% đối với xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc.

Chân dung 'Warren Buffett Trung Quốc', tỷ phú xe điện 'đánh bại' TeslaVới khả năng lãnh đạo và đầu tư phi thường, Lu Xiangyang (Lã Hướng Dương) đã dẫn dắt công ty xe điện của mình có thời điểm vượt qua Tesla của tỷ phú Elon Musk về doanh số bán xe.">

Ông lớn xe điện Trung Quốc bành trướng: Thái Lan giật mình, thế giới điêu đứng?

Sau sự việc bé trai học lớp 1 trường Gateway tử vong trên xe đưa đón học sinh, trách nhiệm của người tài xế tại Việt Nam được đặt dấu chấm hỏi. Tại Mỹ, ngoài những quy định nghiêm ngặt đối với xe buýt trường học, người tài xế cũng phải đạt "chất lượng".

Tuyển chọn gắt gao

Dù trên xe buýt trường học có những thiết bị hỗ trợ nhắc nhở kiểm tra học sinh, yếu tố con người - trách nhiệm của người tài xế vẫn được đặt lên hàng đầu. Quy trình tuyển chọn tài xế lái xe buýt trường học cũng rất nghiêm ngặt. 

Phat tu tai xe buyt truong hoc vi bo quen hoc sinh tren xe hinh anh 1

Tại Mỹ, tài xế lái xe buýt trường học được tuyển chọn khá gắt gao. Ảnh: Twitter.

Người tài xế phải trải qua nhiều vòng kiểm tra với các yêu cầu chặt chẽ từ giấy phép, điều kiện sức khỏe, lý lịch hình sự lẫn hồ sơ lái xe.

Khi được nhận vào làm việc, người tài xế đưa rước học sinh phải đối mặt với rất nhiều áp lực khi phải đảm bảo an toàn cho hàng chục cô cậu trên xe. Trước và sau chuyến đi, tài xế phải bỏ ra khoảng 20 phút để kiểm tra mọi thứ trên xe, đảm bảo chúng vận hành tốt.

Nếu tắc trách, những người tài xế này phải chịu hậu quả rất nặng nề, thậm chí đối mặt với án tù.

Án tù cho tài xế xe buýt trường học tắc trách

Năm 2015, Armando Able Ramirez - tài xế đưa rước học sinh tại thành phố Whittier, California - đã nhận án 2 năm tù vì bỏ quên một học sinh 19 tuổi trên xe dẫn đến tử vong. Chiếc xe buýt trường học do Ramirez cầm lái đã đón Hun Joon Lee lúc 7h sáng. Đến chiều muộn, Lee được phát hiện đã nằm bất tỉnh trên lối đi của xe. Học sinh 19 tuổi này đã không qua khỏi dù được hồi sức cấp cứu.

Phat tu tai xe buyt truong hoc vi bo quen hoc sinh tren xe hinh anh 2

Hun Joon Lee - nạn nhân của trường hợp tài xế tắc trách - chụp ảnh cùng mẹ. Ảnh: KTLA.

Ngày 19/7/2018, cậu bé 3 tuổi Raymond "R.J." Pryer Jr. bị bỏ quên nhiều giờ liền trong xe buýt của một trung tâm giữ trẻ. Đến chiều, khi cha của RJ đến đón thì phát hiện ra cậu bé đã qua đời do sốc nhiệt trong xe buýt nóng đến 45 độ C.

Theo cáo trạng, tài xế Maurice Mitchell đã đi đến cuối xe để bấm nút kết thúc chuyến đi nhưng không chú ý đến sự tồn tại của cậu bé RJ. Mitchell đã bị cáo buộc tội danh vô ý gây chết người và bị bắt giam 4 ngày sau đó. Người tài xế 62 tuổi phải nhận bản án một năm tù cho hành vi tắc trách của mình.

Ngày 19/9/2013, Rashid Fadhel Buzuhair - cậu bé 5 tuổi người Bahrain - bị bỏ quên trên xe buýt đưa rước học sinh mẫu giáo và được phát hiện đã chết vào giữa trưa. Sau vụ việc này, người tài xế xe buýt bị kết án 2 năm tù, giáo viên chủ nhiệm của Buzuhair nhận án một năm tù vì tội vô ý, không phát hiện sự vắng mặt của cậu bé.

Những người liên đới như chủ hãng cho thuê xe buýt, người giám sát giao thông và người lao công của xe buýt đều nhận án 6 tháng tù giam.

Một cậu bé 4 tuổi ở miền nam Trung Quốc đã chết sau khi bị bỏ quên hơn 5 tiếng bên trong chiếc xe buýt đưa rước học sinh mẫu giáo. Ngày 30/5, chiếc xe buýt đón cậu bé lúc 8h30 và cậu bé được phát hiện đã bất tỉnh trên xe lúc 13h30.

Sau 3 ngày cấp cứu tại bệnh viện, cậu bé đã qua đời do bị sốc nhiệt nặng. Người tài xế, 2 giáo viên chịu trách nhiệm lớp của cậu bé và hiệu trưởng đều bị tạm giam. Hiện tại, vụ án vẫn đang được điều tra.

Phat tu tai xe buyt truong hoc vi bo quen hoc sinh tren xe hinh anh 3

Sau 3 ngày cấp cứu, cậu bé 4 tuổi tại Trung Quốc đã tử vong do bị sốc nhiệt nặng. Ảnh: People's Daily.

Năm 2014, nữ sinh Nizaha Ala'a bị phát hiện đã tử vong trên xe buýt của trường Al Worood thuộc Abu Dhabi. Nguyên nhân cái chết được xác định là ngạt khí và sốc nhiệt. Hiệu trưởng, tài xế và giáo viên của Ala'a đều bị bắt giam và phải bồi thường hơn 27.000 USD cho gia đình nữ sinh. Riêng tài xế phải nhận mức án 3 năm tù giam.

Sau vụ Gateway, nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam cần có những quy định về xe đưa đón học sinh như xe phải có ghế tựa thấp, kính trong để dễ quan sát từ bên ngoài, có cửa thoát hiểm... Bên cạnh đó, cần có tiêu chuẩn riêng cho tài xế buýt trường học cũng như những chế tài nghiêm để xử lý tài xế, giáo viên tắc trách tắc trách dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. 


Theo Zing

Cặp song sinh tử vong vì bố bỏ quên trong ô tô suốt 8 tiếng

Cặp song sinh tử vong vì bố bỏ quên trong ô tô suốt 8 tiếng

Người bố bị buộc ngộ sát và gây chết người do bất cẩn khi đưa hai con cùng đi làm nhưng để quên chúng ở trong xe ô tô tại bãi gửi xe suốt 8 tiếng khiến cặp song sinh tử vong.

">

Tài xế xe buýt bỏ quên học sinh bị phạt tù

Nhận định, soi kèo Beijing Guoan vs Henan, 18h35 ngày 25/4: Tiếp tục bất bại

Clip ghi lại cảnh Thảo mặc áo cử nhân cho anh trai trong ngày cô tốt nghiệp đại học khiến cộng đồng mạng xúc động.

Món quà đặc biệt

Theo công trình ra tận Vũng Tàu, làm việc dưới tiết trời nóng bức, anh Đỗ Văn Ban (35 tuổi, Bình Dương) vẫn thấy lòng nhẹ nhõm, tươi vui. Bởi, anh vừa hoàn thành tâm nguyện cuối cùng của bố mẹ là giúp em gái đi hết con đường học tập của mình.

Ban hoàn thành tâm nguyện ấy vào sáng 18/3 khi đến dự lễ tốt nghiệp đại học của em gái Đỗ Thị Thảo và được em trao tặng món quà bất ngờ. Sáng hôm ấy, sau khi nhận bằng tốt nghiệp, Đỗ Thị Thảo vội chạy ra sân trường.

Đến trước mặt anh trai, cô gái 23 tuổi cởi mũ, bộ quần áo cử nhân rồi mặc nó lên người anh. Thảo muốn tri ân anh trai, người đã hi sinh tuổi thanh xuân, thay bố mẹ nuôi cô ăn học, trưởng thành như bây giờ.

Ban đến chúc mừng em gái trong ngày em tốt nghiệp đại học.

Giây phút được em gái tự tay khoác chiếc áo cử nhân lên người, Ban vừa bất ngờ vừa xúc động. Anh vỡ òa trong niềm hạnh phúc, lúng túng đón nhận thành quả mà bản thân đã dùng cả thanh xuân để đổi về.

Ban là con cả trong gia đình có 4 anh chị em. Sau anh là 2 em gái sinh đôi và Thảo. Thế nhưng, trong một tai nạn vào ngày giáp Tết, anh mất mẹ và một người em gái kế mình.

Anh kể: “Cuối năm 2003, vì muốn kiếm thêm thu nhập để trang trải những ngày Tết, mẹ và em gái tôi cùng một số người thuê đò vượt sông đi làm”.

“Nào ngờ đò chìm. Mẹ và em gái tôi không biết bơi nên không về nữa. Tôi đau đớn, nghĩ rằng vì kiếm đồng tiền mà mẹ và em mới mất. Từ đó, tôi quyết tâm đi làm kiếm tiền gửi về cho bố, giúp bố nuôi các em, xây mộ cho mẹ”.

Nghe tin trong miền Nam nhiều việc làm, Ban xin bố 150.000 đồng tiền xe vào Bình Dương. Năm đó, Ban mới tròn 16 tuổi. Đến nơi, Ban không còn tiền nên ăn, ngủ nhờ ở nhà người thân. Chưa đủ tuổi, Ban không xin được việc làm.

Không làm ra tiền, sau 1 tháng ở nhờ, Ban bị chủ nhà hắt hủi. Anh xin ra ngoài sống lang thang cho đến khi gặp những người đồng hương. Thương Ban tứ cố vô thân nơi xứ người, họ đưa anh về phòng, cho ở tạm rồi dẫn đi phụ hồ, làm chui trong xưởng gỗ tư nhân…

Đó là khoảng thời gian Ban đối mặt với việc bị ức hiếp, đe dọa, đánh đập của người đời. Tuy vậy, anh không chùn bước, vẫn kiên định với ý nghĩ phải tìm được việc làm, có thu nhập để gửi về cho bố.

Sau đó, anh bất ngờ và hạnh phúc khi được em gái khoác lên người bộ đồ cử nhân.

Sau 2 năm “làm chui”, Ban đủ tuổi và tìm được việc làm chính thức. Đó cũng là lúc Thảo vào cấp 2, Ban phải gửi tiền về quê giúp bố nuôi em ăn học.  

Thời điểm ấy, mỗi tháng Ban cố gắng gửi 90% tiền lương về quê. Để tiết kiệm, anh ăn mì tôm trừ bữa. Ban cũng gạt bỏ mọi thú vui. Mỗi ngày, Ban chỉ biết đi làm, tăng ca rồi về phòng trọ.

Dẫu vậy, nghiệt ngã cuộc đời vẫn chưa buông tha anh. Mẹ mất được 5 năm, bố anh đổ bệnh. Ban căng sức ra làm.

Anh tăng ca bất kể giờ giấc để vừa có tiền nuôi em vừa chạy chữa cho bố. Nhưng không được bao lâu, ông cũng theo về với vợ.

“Trở thành người cha, người mẹ bất đắc dĩ”

Cha mất một thời gian, Ban mới được nghỉ phép để về thăm nhà. Chứng kiến cảnh nhà tan hoang, mấy đứa em nheo nhóc, nước mắt Ban chảy dài. Anh hoang mang thậm chí nghĩ việc chối bỏ cuộc đời khi thấy tương lai vô định, chẳng biết đi về đâu.

Giữa lúc ấy, Ban nghĩ đến đứa em gái chịu nhiều thiệt thòi. Anh không muốn Thảo chịu thêm nỗi đau nào khác. Ban tâm sự: “Em tôi chịu quá nhiều thiệt thòi. 3 tuổi, em mất mẹ, 11 tuổi lại mất tình yêu thương của bố.

Anh hạnh phúc bởi những cố gắng của mình đã giúp em có được tấm bằng đại học.

Sớm mất bố mẹ, em không còn ai để dựa dẫm nữa. Nghĩ vậy, tôi cố gắng biến mình thành người cha, người mẹ bất đắc dĩ để em có thể dựa vào”.

Việc đầu tiên Ban nghĩ đến là phải lo cho em học hành đầy đủ. Đó cũng là ước nguyện cuối đời của bố mẹ anh. Ngày biết Ban tiếp tục cho em đi học, người thân, bạn bè anh ngăn cản, chê bai hết lời.

Họ nói con gái ở quê không cần học nhiều, chỉ hết lớp 12 là đủ. Hơn thế, nhà nghèo, học ra cũng không xin được việc… Ban không nghe. Bởi anh biết, nếu không có kiến thức, cuộc sống của em cũng sẽ như mình ngày trước, phải chạy ăn từng bữa.

Rồi Ban nghĩ: “Nếu như bây giờ, mình đánh đổi cuộc sống của mình để em có tấm bằng đại học, sau này em ngồi văn phòng, cuộc sống, tương lai sẽ tốt hơn”. Anh quyết định dốc toàn lực cho em vào đại học.

Không được ai có kinh nghiệm tư vấn, Thảo chọn bừa vào một trường đại học tại TP.HCM. Ngày nhận giấy nhập học, Thảo choáng váng khi nhìn thấy con số 20 triệu đồng tiền học phí cho học kỳ đầu.

Đây cũng là lần đầu sau 7 năm anh em Ban mới tụ họp đông đủ.

Lúc này, Ban cũng vừa lập gia đình. Không muốn ảnh hưởng đến hạnh phúc anh trai, Thảo ngỏ lời xin nghỉ học. Tuy vậy, Ban không đồng ý. Anh quyết định sẽ đầu tư cho em học hết đại học.

Ban bàn với vợ lấy hết số tiền tiết kiệm của 2 vợ chồng ra đóng học phí cho em. Anh cố gắng giải thích, mong vợ thấu hiểu cho hoàn cảnh của mình và được đồng ý.

Sau này, khi thấy em ngày ngày bắt xe buýt từ Bình Dương đến TP.HCM học tập, Ban xin nghỉ việc chỗ làm cũ. Anh rút tiền bảo hiểm mua cho vợ chiếc xe máy để nhường lại chiếc xe đạp điện cho em gái có phương tiện đến trường.

Thương vợ chồng anh trai hi sinh vì mình, Thảo cố gắng học tập để có học bổng, giúp anh trang trải tiền học phí. Thời gian rảnh, cô gái phụ giúp chị dâu, bán hàng online để có tiền sinh hoạt.

Ngày em gái tốt nghiệp đại học, Ban hạnh phúc như chính mình đạt thành quả sau hơn 10 năm nỗ lực. Anh nói: “Ngày em tốt nghiệp, tôi hạnh phúc lắm nhưng cũng ngổn ngang lo lắng. Tôi lo em không xin được việc làm, phải một mình đương đầu với xã hội đầy rẫy những khó khăn, cạm bẫy.

Rất may là hiện em đã tìm được việc làm và ra ở trọ riêng tại TP.HCM. Tôi tự hào khi biết sắp tới, em sẽ tự đi trên đôi chân của mình. Tuy vậy, tôi vẫn sẽ luôn ở phía sau hỗ trợ, động viên mỗi khi em cần đến”.

Clip, ảnh: Nhân vật cung cấp

">

Cô gái cởi áo cử nhân mặc cho anh trai trong lễ tốt nghiệp

Cuộc thi Phim ngắn Màn ảnh Xanhvới chủ đề Bảo vệ môi trường để phát triển bền vững do Hiệp hội Xúc tiến phát triển Điện ảnh Việt Nam (VFDA) tổ chức sau 8 tháng phát động đã thu hút rất nhiều nhà làm phim cả chuyên nghiệp lẫn không chuyên gửi phim tham dự. Điều đáng chú ý là trong số 13 dự án được chọn vào vòng chung kết hầu hết là của các bạn trẻ, thậm chí còn đang học phổ thông, đại học và chưa từng làm phim. 

Lễ trao giải diễn ra vào tối 28/8 tại Hạ Long, Quảng Ninh vừa là tôn vinh các tác phẩm đoạt giải, vừa khuyến khích các nhà làm phim trẻ hướng tới chủ đề bảo vệ môi trường, lan toả thông điệp tích cực bảo vệ trái đất và cùng với đó là tìm kiếm những tài năng mới trong lĩnh vực điện ảnh. 

TS Ngô Phương Lan - Chủ tịch VFDA, trưởng ban tổ chức cuộc thi chia sẻ trong đêm trao giải: "Cuộc thi thu hút được sự quan tâm hưởng ứng của những người trẻ yêu điện ảnh, nhiều bạn đang là sv của các trường ĐH thậm chí có bạn đang là sinh viên phổ thông. Các dự án phim ngắn tham gia đa dạng về loại hình, có phim hoạt hình, phim tài liệu, phim truyện và nội dung cũng phong phú, đa dạng về góc nhìn, đề tài bảo vệ môi trường.

BTC vui mừng khi 1 chủ đề lớn mang tính quốc gia và toàn cầu là xanh hoá để phát triển bền vững tuy rất thiết thực nhưng lại dễ ngả sang hướng tuyên truyền khô cứng đã tìm được sự hưởng ứng nhiệt tình và sự nhiệt tình ấy đã được thể hiện ấn tượng bằng ngôn ngữ điện ảnh. BTC hy vọng cuộc thi sẽ tìm được những gương mặt mới cho điện ảnh VN, đồng thời góp phần xu hướng làm phim xanh ở VN". 

NSƯT Thanh Quý cùng NSND Phạm Ngọc Tuấn - chủ tịch BGK chia sẻ trong đêm trao giải. 

NSƯT Thanh Quý - khách mời của sự kiện, là một nghệ sĩ quan tâm tới vấn đề trách nhiệm của con người với bảo vệ môi trường. Bà Nga của Thương ngày nắng vềchia sẻ nếu có điều kiện, bà sẽ đưa ý nghĩa bảo vệ môi trường cho nhân vật của mình 1 cách ngọt ngào nhất và lan toả sự bảo vệ môi trường với cộng đồng để cùng chung tay bảo vệ trái đất này ngày càng xanh sạch đẹp an toàn hơn nữa. NSƯT Thanh Quý cũng chia sẻ, trong Thương ngày nắng vềbà vai vào vai một bà mẹ tảo tần hết lòng vì các con và nữ diễn viên ví trái đất cũng như người mẹ, mẹ trái đất đang ốm và chúng ta cần phải bảo vệ. 

Năm nay giải nhất cuộc thi phim ngắn Màn ảnh xanhlần thứ 1 trị giá 100 triệu đồng thuộc về phim tài liệu Bám rễ của đạo diễn Mai Đình Khôi. Trên những bãi bồi ngập mặn trong màn đêm yên tĩnh, những người phụ nữ ở Thụy Hải (Thái Thụy, Thái Bình) trồng xuống những thân mầm bần, sú vẹt. Mầu xanh lan xa và những hệ sinh thái rừng ngập mặn hồi sinh trong ánh sáng của buổi bình minh. Trên bục nhận giải, anh nói thời điểm này những nhân vật chính phim của đang bắt đầu công việc trồng rừng ban đêm của họ, cũng như nhiều đêm khác. "Khi nhận giải này tôi xin được gửi lời cảm ơn những phụ nữ đó đã trồng rừng suốt 40 năm qua để tôi làm được phim về họ", anh nói. 

Ông Nguyễn Thế Kỷ trao giải nhì cho đạo diễn Trịnh Lâm Tùng.  

Giải nhì được trao cho phim hoạt hình Kỳ nghỉ hè ý nghĩa của đạo diễn Trịnh Lâm Tùng, một người con Quảng Ninh. Trịnh Lâm Tùng nói đây thực sự là hạnh phúc nhân đôi vì về thăm nhà nhưng lại có quà cho mẹ. Trước đó anh đã làm những series phim về môi trường và rất ủng hộ quan điểm của  nghệ sĩ Thanh Quý rằng mẹ trái đất đang ốm và chúng ta phải thương mẹ nhiều hơn.

Giải ba được BTC trao cho phim truyện Xin chào, tôi là chai nhựa(đạo diễn: Nguyễn Đức Cảnh) và phim hoạt hình Vượt thành Axima (đạo diễn: Nguyễn Thị Minh Khuê). 

Cặp đôi Nhã Phương - Trường Giang là hai nghệ sĩ khách mời trao giải đồng hành. 

Dù lần đầu tổ chức và chỉ trong khuôn khổ một cuộc thi phim ngắn mới mẻ nhưng Màn ảnh xanh đã thu hút sự tham gia của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng như: NSND Như Quỳnh, NSND Lan Hương, NSƯT Đỗ Kỷ, NSƯT Thanh Quý, Nhã Phương, Trường Giang, Dương Cẩm Linh, Trần Nghĩa, Thuý Hằng... Bên cạnh lễ trao giải được đạo diễn Lê Quý Dương dàn dựng hấp dẫn, ngắn gọn với sự tham gia của MC VTV Thuỳ Linh, sự kiện trao giải Màn ảnh xanhcòn mang đến cho công chúng Quảng Ninh nhiều chương trình chiếu phim và giao lưu ý nghĩa, truyền đi thông điệp bảo vệ môi trường. 

Quảng Ninh, trong đó có Vịnh Hạ Long từng là nơi được chọn quay rất nhiều dự án phim lớn như Đông Dương, Mùa hè chiều thẳng đứng, Kong: Skull Island, Pan... và là địa điểm quay phim lý tưởng cho các dự án trong tương lai. Do vậy lễ trao giải Màn ảnh xanh tổ chức tại Quảng Ninh cũng là cách quảng bá cho thành phố đang hướng tới kinh tế xanh này. 

">

NSND Như Quỳnh, Nhã Phương, Trường Giang trao giải 'Màn ảnh xanh'

友情链接