Ông Alexander Mikheev, Giám đốc Rosoboronexport, cho hay công ty "đang không ngừng mở rộng dấu ấn ở châu Phi thông qua việc tham gia tích cực vào các cuộc triển lãm".
Công ty đã hợp tác thành công với hơn 40 quốc gia châu Phi, hỗ trợ "các đối tác trong khu vực tăng cường năng lực phòng thủ và chủ quyền quốc gia, ứng phó thích hợp với các mối đe dọa an ninh hiện nay liên quan đến tội phạm có tổ chức và khủng bố", ông Mikheev nói.
"Các dự án chung, và chuyển giao công nghệ của Nga sẽ thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp quốc phòng ở các nước châu Phi", ông Mikheev nói thêm.
Trong những năm gần đây, Nga đã tăng cường hợp tác an ninh với nhiều quốc gia châu Phi như Mali, Burkina Faso, và Niger. Ba quốc gia này đã cắt đứt quan hệ với Pháp và Mỹ để tìm kiếm sự hỗ trợ quốc phòng từ phía Nga nhằm chống lại tình trạng bạo lực cực đoan kéo dài ở Sahel.
Phát biểu bên lề Triển lãm Hàng không quốc tế Ai Cập hồi đầu tháng 9, Giám đốc Rosoboronexport chia sẻ với hãng tin RIA Novosti rằng công ty đang thực hiện một số dự án hợp tác với châu Phi trị giá hơn 560 triệu USD. Các sáng kiến xoay quanh việc sản xuất theo giấy phép các loại vũ khí nhỏ, đạn dược, xe bọc thép, và tàu chiến tấn công nhanh.
Vào tháng 12/2023, Rosoboronexport cho biết châu Phi đã mua hơn 30% hệ thống vũ khí mà Nga xuất khẩu trong năm.
Lịch sử ra đời nhóm
Vào cuối những năm 1990, người Houthi ở vùng cực bắc Yemen đã thành lập một phong trào phục hưng tôn giáo cho giáo phái Zaydi của tín đồ Hồi giáo Shi'ite. Giáo phái Zaydi từng thống trị Yemen, nhưng quê hương phía bắc của họ đã trở nên nghèo khó và bị gạt ra ngoài lề chính trường.
Khi xung đột với chính phủ ngày càng gia tăng, họ đã tiến hành một loạt cuộc chiến du kích chống quân đội quốc gia Yemen và một cuộc xung đột biên giới ngắn ngủi với Ảrập Xêút, cường quốc có người Hồi giáo Sunni chiếm đa số.
Cuộc chiến ở Yemen
Cuộc chiến bắt đầu vào cuối năm 2014 khi nhóm Houthi chiếm được thủ đô Sanaa. Lo ngại trước ảnh hưởng ngày càng tăng của Iran, quốc gia Hồi giáo nằm dưới sự kiểm soát của người Hồi giáo Shi'ite, dọc biên giới của mình, Ảrập Xêút đã dẫn đầu một liên minh được phương Tây hậu thuẫn can thiệp để hỗ trợ chính phủ thân Riyadh ở Yemen vào tháng 3/2015.
Nhóm Houthi đã thiết lập quyền kiểm soát phần lớn miền bắc và các trung tâm dân cư lớn khác, trong khi chính phủ Yemen được quốc tế công nhận đặt trụ sở tại Aden.
Yemen đã có hơn một năm tương đối yên bình, trong bối cảnh Liên Hợp Quốc đi đầu các nỗ lực thúc đẩy hòa bình cho đất nước. Ảrập Xêút đã tổ chức các cuộc đàm phán với người Houthi nhằm thoát khỏi cuộc chiến. Song, các vụ tấn công mới của nhóm Houthi vào Israel đã làm tăng nguy cơ xung đột đối với Ảrập Xêút.
Mục đích tấn công Israel
Là một phần của "Trục kháng chiến" tự xưng do Iran hậu thuẫn, nhóm Houthi đã lên tiếng ủng hộ các tay súng Hamas kể từ khi Phong trào vũ trang Hồi giáo này bất ngờ tập kích lãnh thổ Israel vào ngày 7/10.
Yahya Saree, phát ngôn viên của lực lượng vũ trang Houthi hôm 31/10 cho biết trên truyền hình quốc gia rằng, nhóm này đã phóng "một số lượng lớn" tên lửa đạn đạo và UAV về phía Israel và sẽ có thêm nhiều cuộc tấn công như vậy.
Người phát ngôn nói thêm, đây là vụ tấn công thứ 3 của nhóm Houthi vào quốc gia Do Thái kể từ khi xung đột Israel – Hamas bùng phát hồi đầu tháng. Phát biểu dường như ngầm xác nhận, nhóm này đứng sau một vụ tập kích bằng UAV, gây nổ ở Ai Cập ngày 28/10 và một vụ bắn tên lửa hành trình về hướng Israel, được quân đội Mỹ ngăn chặn hôm 19/10.
Saree cũng đổ lỗi cho Israel về sự bất ổn ở Trung Đông, đồng thời lưu ý phạm vi xung đột đang mở rộng do quân đội Do Thái “không dừng các hành vi sai trái”. Đại diện nhóm Houthi cảnh báo sẽ tiếp tục tấn công "cho đến khi hành động gây hấn của Israel chấm dứt". Khẩu hiệu của nhóm nổi dậy này là "Cái chết cho nước Mỹ, cái chết cho Israel, lời nguyền cho người Do Thái và chiến thắng cho người Hồi giáo".
Mối quan hệ với Iran
Nhóm Houthi đã thể hiện sức mạnh của tên lửa và UAV trong cuộc chiến tranh Yemen, thông qua hàng loạt vụ tập kích vào các cơ sở khai thác dầu mỏ và cơ sở hạ tầng quan trọng của Ảrập Xêút và Các Tiểu vương quốc Ảrập thống nhất.
Liên minh do Ảrập Xêút dẫn đầu cáo buộc Iran đang trang bị vũ khí, huấn luyện và tài trợ cho các tay súng Houthi. Tuy nhiên, nhóm nổi dậy ở Yemen phủ nhận việc là lực lượng ủy nhiệm của Tehran, đồng thời quả quyết nhóm tự phát triển vũ khí của mình.
Cuộc hôn nhân này, chỉ có mình tôi cố gắng vun đắp (Ảnh minh họa)
Là vợ chồng nhưng anh chưa bao giờ san sẻ kinh tế cùng vợ. Từ ngày lấy anh, tôi chưa từng được chồng đưa tiền, dù chỉ một lần. Ngày sinh nở, tôi thậm chí phải hỏi vay bạn bè. Nỗi tủi hổ này tôi không dám nói cho gia đình biết. Dưới quê, cha mẹ vẫn yên tâm rằng tôi được gả cho nhà giàu thì được cưng chiều, chăm sóc.
Có ai biết rằng hôm xuất viện, tôi một tay bồng con, một tay lục tìm trong giỏ lấy thêm tờ 500 ngàn đồng để anh vào trả cho đủ tiền viện phí. Ba ngày ở viện thì chỉ ngày cuối là anh đến ghé nhìn mặt con. Mẹ chồng tôi vào phụ, nhưng cũng hết than cháu nhỏ quá, lại nói tôi không có sữa… Nỗi tủi thân khi vừa vượt cạn cộng với mấy câu nói trách móc khiến tôi trào nước mắt. Mẹ chồng tôi lúc ấy bà mới gọi con trai vào.
Tôi cay đắng nhận ra, tình yêu của mình và chồng ngày càng cạn kiệt. Trước kia tôi không hiểu về hôn nhân, cho rằng chỉ cần tình yêu là đủ. Tôi đâu có ngờ, tình yêu anh dành cho tôi chỉ trong ngắn hạn. Vợ có bầu là anh ham chơi ngay, vợ sinh con, anh chẳng đỡ đần.
Kể từ sau những lần vô tâm ấy, tôi đã quyết ly hôn. Nhưng tôi không có việc làm, mới sinh con xong, cơ thể yếu ớt. Tôi đã cắn răng chịu đựng, những ngày vừa ôm con nhỏ, tôi vừa kiếm việc làm thêm tại nhà. Khi thì tôi nhận chăm sóc khách hàng online, lúc thì biên tập, chạy quảng cáo giúp cho mấy trang bán buôn đồ ăn vặt.
Nhờ làm mấy việc ấy mà tôi có tiền mua tã sữa cho con. Anh tuyệt nhiên không góp một đồng, nhà chồng tôi cũng chẳng mảy may hỏi thăm. Tôi cứ cắn răng tự lo, tự sắp xếp tất cả. Nhiều đêm tôi không thể ngủ, cứ tự suy tính bao lâu thì thoát ra khỏi cảnh này? Bao lâu nữa thì mình sẽ ly hôn?
![]() |
Tôi của bây giờ đã có thể tự thuê nhà, trang trải các chi phí mà không còn tất tả như xưa (Ảnh minh họa) |
Cày cuốc mãi, cũng tới lúc tôi dành được một khoản dư nhỏ. Con cũng đã có thể đi nhà trẻ, tôi có kinh nghiệm bán buôn cộng thêm được khách hàng mời về làm toàn thời gian. Tôi của bây giờ đã có thể tự thuê nhà, trang trải các chi phí mà không còn tất tả như xưa.
Đêm nay anh say ngủ, còn tôi thì lặng lẽ đặt lá đơn ly hôn lên bàn. Chưa khi nào hơn lúc này, tôi đã đủ tự tin để nói chuyện ly hôn. Bằng chứng anh ra ngoài ôm ấp, ngủ nghỉ, bóc bánh trả tiền tôi đã có. Bằng chứng nuôi con chừng đó năm trời tôi cũng có đủ. Đến cả hành lý, tôi đã xếp sẵn cả tuần trời rồi mà anh không hề hay biết.
Sau đêm nay, tôi sẽ nói chuyện cùng anh trên tòa. Tôi sẽ rời khỏi căn nhà mà chưa một lần có cảm giác mình là thành viên. Sau cuộc hôn nhân này, ít ra tôi cũng mạnh mẽ hơn, có một thiên thần bé bỏng, có thể tự kiếm việc làm, giỏi giang hơn và nhất là không tin vào thứ hôn nhân màu hồng mà chồng và nhà chồng từng vẽ ra năm xưa.
Cuối cùng, tôi đã có thể ly hôn sau chừng đó năm vất vả rồi. Chỉ tiếc là tôi vẫn đau khi nhìn đứa con bé bỏng chưa hiểu chuyện, tiếc con không có được một gia đình trọn vẹn.
Theo Phụ nữ TP.HCM