Bệnh da ở trẻ
Theệnhdaởtrẻtin the thao 247o khảo sát của Viện da liễu Việt Nam về chứng hăm tã thì có đến 35% trẻ ở giai đoạn từ 6 - 9 tháng tuổi đã từng mắc ít nhất 1 lần, cá biệt có trẻ bị tái hăm nhiều lần.
Chứng bệnh phổ biến ở trẻ sơ sinh
Bệnh da ở trẻ sơ sinh có nhiều loại, trong đó, hăm tã là hiện tượng phổ biến nhất. Hăm tã là hiện tượng viêm da do kích ứng thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ từ 0 đến 24 tháng tuổi.
Hăm tã, cũng như các chứng bệnh da ở trẻ khác tuy không phải là bệnh lý nghiêm trọng nhưng có thể ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và tâm lý của bé.
Bố mẹ nào cũng biết giấc ngủ có vai trò rất quan trọng đối với trẻ nhỏ, trong khi đó,hăm tã lại làm bé khó chịu, quấy khóc và hay giật mình khi ngủ. Nếu không được ngủ đủ giấc, hoặc giấc ngủ bị gián đoạn, bé dễ sinh cáu gắt. Thậm chí trong trường hợp kéo dài, sức khỏe của bé giảm sút, cân nặng và chiều cao chậm phát triển...
Hăm tã làm bé đau rát nên cảm giác ngon miệng của bé giảm đi, ảnh hưởng đến phát triển thể chất của bé. Đặc biệt, một số bé còn sụt cân vì biếng ăn trong giai đoạn bị hăm tã. Vì thế, không thể vì thấy hăm tã không phải bệnh nghiêm trọng mà mẹ có thể coi thường được.
Bệnh da ở trẻ đặc biệt là chứng hăm tã có thể để lại hậu quả không nhỏ nếu mẹ không đề phòng. Các mẹ cần theo dõi để phòng chống và chữa trị hăm tã hiệu quả, bảo vệ bé yêu khỏi những hậu quả không đáng có do hăm tã “đáng ghét” gây ra.
Phòng hăm tã hiệu quả
Có nhiều nguyên nhân gây hăm tã, nhưng nguyên nhân chủ yếu là do làn da bé, vốn đã rất mỏng manh, lại phải thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân kích ứng từ môi trường bên ngoài như sự cọ xát của tã giấy, sự xâm nhập của các enzyme có trong phân, nước tiểu hay môi trường ẩm ướt...
Khi bố mẹ quá tin tưởng vào sự tiện dụng của tã giấy, chủ quan không thay tã thường xuyên cho bé nhất là loại tã không thấm hút tốt, các enzyme trong chất thải do bé thải ra sẽ có cơ hội tiếp xúc với da bé lâu hơn, gây tổn thương bề mặt da bé và dễ dàng dẫn đến chứng bệnh da đáng ghét này ở trẻ.
Vì thế, để phòng bệnh da ở trẻ sơ sinh, trong đó có chứng hăm tã, bảo vệ làn da mỏng manh của bé khỏi sự xâm nhập của các tác nhân kích ứng, mẹ cần chủ động tạo một “lớp màng bảo vệ” còn thiếu cho làn da bé.
Cách tạo lớp màng bảo vệ rất đơn giản, mẹ chỉ cần thường xuyên bôi thuốc chống hăm lên vùng da quấn tã. Hiện nay trên thị trường có nhiều dạng thuốc chống hăm, trong đó, thuốc mỡ đã được chứng minh là có hiệu quả tốt nhất so với các dạng thuốc khác trong việc hình thành “chiếc khiên” bảo vệ hiệu quả cho làn da của bé yêu.
Để phòng chống bệnh da ở trẻ hiệu quả, chỉ với động tác đơn giản: bôi thuốc mỡ rồi quấn tã, mẹ hoàn toàn có thể yên tâm làn da con mình luôn được bảo vệ.
Click vào đây để xem thông tin chi tiết của thuốc mỡ Bepanthen :
http://goo.gl/tnuPaj
Để cập nhật những kiến thức và phương pháp giúp làn da của con luôn được mịn màng, khô thoáng và an toàn cả ngày, cha mẹ có thể tham khảo Fanpage Hơi Thở Cho Làn Da Bé tại https://www.facebook.com/HoiThoChoLanDaBe. |
Thanh Triết